【kq dusseldorf】Nhiều khuyến nghị về đầu tư Dự án cầu Thủ Thiêm 4
Hình phương án dự thi tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4 – TP.HCM (nguồn: Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM). |
Đây là một trong những góp ý đáng chú ý trong công văn số 7654/BGTVT – KHĐT vừa được Bộ GTVT gửi Sở GTVT TP.HCM để tham gia ý kiến về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự ánđầu tưxây dựng cầu Thủ Thiêm 4,ềukhuyếnnghịvềđầutưDựáncầuThủThiêkq dusseldorf TP.HCM.
Tại văn bản này, trong vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Bộ GTVT cho biết, cầu Thủ Thiêm 4 vượt sông Sài Gòn nằm trong Quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8/4/2013, thuộc thẩm quyền quản lý và đầu tư của TP.HCM.
Theo hồ sơ dự án, Dự án thuộc nhóm A, dự kiến đầu tư theo phương thức PPP có sử dụng vốn ngân sách của Thành phố. Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Đầu tư theo phương thức PPP, Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư của HĐND TP.HCM.
Do việc nghiên cứu đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 có sự liên quan chặt chẽ với kế hoạch di dời, chuyển đổi công năng các Khu bến trên sông Sài Gòn. Do đó, Bộ GTVT đề nghị Sở GTVT TP.HCM rà soát, bổ sung làm rõ sự phù hợp của Dự án với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng biển TP.HCM và quy hoạch sử dụng đất và phát triển không gian đô thị của TP.HCM.
Tại công văn số 7654, Bộ GTVT cho biết, vào tháng 11/2015, bộ này đã có ý kiến về tĩnh không thông thuyền của cầu Thủ Thiêm 4, trong đó trường hợp khi quy hoạch di dời cầu cảng K12, K12A được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ GTVT thống nhất tĩnh không thông thuyền của cầu Thủ Thiêm 4 là có chiều rộng 80m, chiều cao 10m (80x10m).
Hiện nay, theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021, Khu bến trên sông Sài Gòn thuộc Cảng biển TP.HCM có phạm vi quy hoạch gồm vùng đất và vùng nước trên sông Sài Gòn, đoạn từ hầm Thủ Thiêm đến Mũi Đèn Đỏ được quy hoạch thực hiện di dời, chuyển đổi công năng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phát triển không gian đô thị của TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu bến trên sông Sài Gòn quy hoạch đến năm 2030 thực hiện di dời, chuyển đổi công năng các bến cảng với lộ trình phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phát triển không gian đô thị của TTP.HCM và lộ trình đầu tư các bến cảng phục vụ di dời.
Tuy nhiên, vừa qua, Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn là đơn vị quản lý và khai thác khu Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và khu Cảng Tân Thuận có văn bản đề nghị xem xét bổ sung chức năng cảng du lịch quốc tế của khu Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội. Bộ GTVT đã có văn bản vào giữa tháng3/2023 đề nghị UBND TP.HCM, Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các đơn vị liên quan nghiên cứu tham gia ý kiến đối với đề nghị của Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn, nhưng đến nay Bộ GTVT chưa nhận được ý kiến của UBND TP.HCM và các đơn vị liên quan.
Theo hồ sơ dự án, ngày 7/6/2023, Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn tiếp tục có công văn đề nghị Sở GTVT TP.HCM xem xét, cho phép Cảng Sài Gòn được khai thác 200m cầu tàu phía hạ lưu sông Sài Gòn sau khi xây cầu Thủ Thiêm 4 và cho phép Cảng Sài Gòn xây dựng Đề án Ga hành khách tại khu vực Nhà Rồng Khánh Hội.
“Đề nghị Sở GTVT TP.HCM khẩn trương tham mưu xử lý kiến nghị của Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn, báo cáo UBND TTP.HCM xem xét, thống nhất phương án xử lý để làm cơ sở quyết định tĩnh không của cầu Thủ Thiêm 4 đảm bảo đồng bộ giữa quy hoạch cảng biển với định hướng phát triển của TP.HCM theo quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được thành phố thực hiện”, Bộ GTVT khuyến nghị.
Về nghiên cứu điểm đầu Dự án, Bộ GTVT cho biết, trên cơ sở so sánh 4 phương án vị trí điểm đầu dự án, đơn vị tư vấn kiến nghị lựa chọn theo phương án 3 (điểm đầu kết nối với đường Nguyễn Văn Linh tại vị trí trước nút giao với cầu Tân Thuận 2) sẽ làm giảm áp lực giao thông lên nút giao với cầu Tân Thuận 2 và nút giao với đường Huỳnh Tấn Phát hiện đang trong tình trạng quá tải là cần thiết; trong tương lai khi lưu lượng giao thông tại nút giao vào cầu Tân Thuận 2 quá tải cần xem xét hoàn thiện thành nút giao liên thông theo quy hoạch được duyệt.
Ngoài ra, trong điều kiện kinh phí cho phép, Bộ GTVT đề nghị nghiên cứu thêm phương án xây dựng cầu cạn nối thẳng từ đầu cầu Thủ Thiêm 4 dọc theo đường Huỳnh Tấn Phát và kết nối vào đường vành đai 2.
Về kết cấu cầu chính cầu Thủ Thiêm 4, trên cơ sở các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn và yêu cầu thông thuyền, tư vấn đề xuất 3 phương án cầu có khẩu độ nhịp chính 120-200m tương tự một số cầu qua sông Sài Gòn đã được đầu tư xây dựng quanh khu vực (cầu Thủ Thiêm 1, cầu Thủ Thiêm 2...). Trong đó, phương án 1 có tổng chi phí xây dựng chỉ bằng khoảng 2/3 so với 2 phương án còn lại.
Bộ GTVT đề nghị Sở GTVT TP.HCM chỉ đạo tư vấn bổ sung các phân tích, đánh giá làm cơ sở lựa chọn phương án thiết kế cầu phù hợp, đảm bảo hài hòa giữa các tiêu chí và hiệu quả đầu tư của dự án. Mặt khác, cầu Thủ Thiêm 4 là công trình cấp I trong đô thị, theo quy định của Luật Kiến trúc công trình cần phải được thi tuyển kiến trúc, Sở GTVT TP.HCM cần báo cáo cấp thẩm quyền tổ chức thi tuyển theo quy định, lựa chọn phương án kiến trúc tối ưu, đảm bảo tính kinh tế- kỹ thuật.
Một khuyến nghị đáng chú ý khác là việc Bộ GTVT cho rằng, khi đầu tư xây cầu Thủ Thiêm 4 có thể ảnh hưởng tới phương án tài chínhvà thời gian hoàn vốn của một số dự án trong khu vực (ví dụ như đối với cầu Phú Mỹ, khi giá vé qua cầu Thủ Thiêm 4 chỉ bằng 70% giá vé cầu Phú Mỹ).
“Sở GTVT TP.HCM cần chỉ đạo đơn vị Tư vấn rà soát và bổ sung thêm nội dung phân tích, đánh giá ảnh hưởng để đảm bảo phương án tài chính của các dự án BOT đã và đang triển khai trong khu vực”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Giáo sư Đặng Hùng Võ chỉ ra 3 yếu tố khi đầu tư vào đất biển miền Trung
- ·Thị trường bất động sản: Quảng cáo quá đà, chủ đầu tư nhận trái đắng
- ·Tồn kho bất động sản còn ở mức hơn 24.000 tỷ đồng
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Bình Dương: Chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
- ·30.000 căn hộ condotel đang tồn đọng, có xuất hiện “cơn bão xả hàng” condotel?
- ·Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake đổi chủ
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Điều chỉnh quy hoạch chi tiết Đại học quốc gia TP.HCM
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Quản lý vận hành bất động sản: Doanh nghiệp nội lép vế
- ·HoREA chỉ cách thích ứng với siết tín dụng bất động sản
- ·Quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Giúp nhau lúc ngặt nghèo…
- ·Việt Nam có 8 ngày lễ lớn
- ·Đường biến thành ao, hàng loạt phương tiện sa bẫy
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·TP.HCM tính cải tạo 108 chung cư cũ trong năm 2019