【thứ hạng của rodez af】Vẫn còn bất cập trong xã hội hoá hoạt động công chứng
(CMO) Tính đến nay, tỉnh Cà Mau có 5 tổ chức hành nghề công chứng. Trong đó, có 1 phòng công chứng và 4 văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Nhìn chung, phòng công chứng, các văn phòng công chứng hoạt động hiệu quả và đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Người dân đến Văn phòng Công chứng Minh Hải, Phường 4, TP. Cà Mau thực hiện giao dịch công chứng. |
Bà Đoàn Bích Liên, Phó trưởng Phòng Công chứng số 1, Phường 5, TP. Cà Mau, cho biết: "Từ khi các phòng công chứng, văn phòng công chứng ra đời giúp người dân hưởng được nhiều sự tiện lợi, điển hình nhất là người dân gặp khó khăn trong đi lại, không thể đến trực tiếp các tổ chức hành nghề công chứng được mà có nhu cầu muốn thực hiện giao dịch công chứng sẽ được công chứng viên đến tận nhà hỗ trợ".
Ngoài ra, việc thành lập các văn phòng công chứng là bước đột phá trong quá trình xã hội hoá lĩnh vực bổ trợ tư pháp, giảm tải rất nhiều áp lực công việc công chứng trước đây đều tập trung về phòng công chứng Nhà nước. Đồng thời, ngân sách Nhà nước cũng giảm bớt một phần nguồn chi cho hoạt động này.
Ông Võ Thanh Tuấn, Trưởng Phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau, đánh giá: "Các văn phòng công chứng ra đời góp phần không nhỏ vào tiến trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp của tỉnh nhà nói chung, đặc biệt thực hiện đúng chủ trương của cấp trên. Khi có các văn phòng công chứng, người dân có quyền lựa chọn nơi phục vụ nhu cầu của mình. Qua đó, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế".
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ từ khi triển khai hoạt động xã hội hoá công chứng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, hiện nay quá trình thực hiện giao dịch công chứng cho người dân vẫn còn một số bất cập.
Bà Lê Bích Trân, công chứng viên, Văn phòng Công chứng Minh Hải, Phường 4, TP. Cà Mau, cho biết, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ dân khi đến yêu cầu giao dịch về công chứng thì chưa có căn cứ cụ thể để xác định về hộ đó. Căn cứ vào sổ hộ khẩu cùng thời điểm cũng rất khó bởi những thành viên trong sổ hộ khẩu cắt chuyển đi, chuyển đến làm sổ hộ khẩu biến động, do đó không thể bám vào sổ hộ khẩu để làm căn cứ giao dịch cho người dân. Hướng dẫn người dân nhờ địa phương xác nhận thì có nơi xác nhận có nơi không, làm cho người dân khó khăn khi giao dịch tài sản của mình.
Ngoài ra, hiện nay do các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh chưa có sự liên thông, cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ công chứng nên việc theo dõi giao dịch một tài sản nào đó rất khó, dẫn đến nguy cơ một tài sản phải giao dịch nhiều lần.
Rất mong thời gian tới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trước đây "hộ" nên chuyển đổi thành "ông, bà" để người dân dễ thực hiện giao dịch công chứng, nhằm bảo vệ lợi ích, tài sản của mình. UBND tỉnh sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ công chứng, tránh tình trạng ký chồng chéo trên một tài sản.
Ngoài những bất cập trong thực hiện công chứng, sự tăng nhanh về số lượng các văn phòng công chứng cũng có nguy cơ tiêu cực xảy ra. Bởi với sự dễ dãi trong thẩm định hồ sơ dẫn tới tình trạng công chứng sai, bản công chứng bị cơ quan chức năng phủ nhận. Thậm chí, nhiều công chứng viên, văn phòng công chứng còn cố tình lách luật, gây ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng. Cuối cùng thiệt thòi vẫn là người dân, vừa phải trả phí cao, vừa không được bảo vệ pháp lý cho các giao dịch dân sự.
Ông Võ Thanh Tuấn thông tin: "Để công tác xã hội hoá hoạt động công chứng tiếp tục mang lại lợi ích thiết thực, thời gian tới, cần nghiêm túc thực hiện đúng quy định của Luật Công chứng năm 2014. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh sai phạm và những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động công chứng".
Ông Tuấn cho rằng, do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh chưa phát triển, mức thu nhập người dân không đồng đều, nhu cầu sử dụng dịch vụ công chứng chưa cao dẫn đến việc phát triển nghề công chứng trên địa bàn các huyện còn chậm, khả năng phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến giai đoạn 2020 khó đạt theo yêu cầu đặt ra./.
Minh Thức
(责任编辑:Thể thao)
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Hải Phòng: Đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp
- ·Bản tin kinh tế 19/9: Phân loại hồ sơ hoàn thuế; chuyển khoản xác thực vân tay
- ·Xuất khẩu gạo: Ưu tiên DN có vùng nguyên liệu
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Ngành Hải quan đẩy mạnh các hoạt động uống nước nhớ nguồn
- ·Các đơn vị Hải quan Cụm thi đua số 5 hội thao và trao quà cho học sinh khó khăn
- ·Hải quan Hữu Nghị: Nhiều giải pháp mạnh thu hồi nợ thuế
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 6: 1USD có giá 21.036 đồng
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Những doanh thương hiến cả gia sản cho cách mạng
- ·Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 7/2023 (từ ngày 24/7/2023 đến 30/7/2023)
- ·Xuất siêu trở lại trong nửa đầu tháng 7
- ·Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- ·Cơ chế tốt thúc đẩy xuất khẩu
- ·Hải quan Chơn Thành: Phân loại, áp dụng công nghệ trong quản lý doanh nghiệp chế xuất
- ·Quảng Ninh: Thu NSNN 4 tháng đầu năm đạt hơn 11.000 tỷ đồng
- ·Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- ·Giành giật thu mua trái cây tỷ USD