【soi keo live】Hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam về kinh tế zero carbon tại Hội nghị COP26
Các nguồn năng lượng tái tạo chiếm ít nhất 33% tổng sản lượng điện phát vào năm 2030
Mục tiêu cụ thể của đề án là hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ khuyến khích,ệnthựchóacáccamkếtcủaViệtNamvềkinhtếzerocarbontạiHộinghịsoi keo live thúc đẩy, tạo điều kiện cho phát triển carbon thấp, giảm phát thải. Rà soát, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về thủ tục, tạo đột phá cho thu hút các dòng vốn đầu tư, phát triển carbon thấp của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính đầu tư vào Việt Nam thông qua đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật.
Ảnh minh họa |
Đề án đề ra mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải.
Theo đó, đến năm 2030, khuyến khích sử dụng điện, năng lượng xanh trong giao thông vận tải, sử dụng 100% xăng E5; giảm 32,6% lượng phát thải khí nhà kính trong năng lượng, 43% trong nông nghiệp, 70% trong lâm nghiệp và sử dụng đất đồng thời tăng 20% lượng hấp thụ carbon, 60,7% trong xử lý chất thải, 38,3% trong các quá trình công nghiệp (so với kịch bản phát triển thông thường). Các giải pháp thu hồi và lưu giữ carbon từ các nguồn phát thải lớn được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi.
Đề án cũng đặt mục tiêu xác định chi tiết tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam; xác định các khu vực biển thu hút các nhà đầu tư, đưa một số dự án điện gió ngoài khơi vào hoạt động ở các khu vực có tiềm năng.
Đến năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối chiếm ít nhất 33% tổng sản lượng điện phát; giảm tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch; tham gia các tổ chức năng lượng quốc tế.
Kinh phí thực hiện đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước Theo Quyết định số 888/2022/QĐ-TTg, kinh phí thực hiện đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, nguồn xã hội hóa, nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định. Đồng thời, huy động hợp tác hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, các quỹ và các định chế tài chính trong nước, quốc tế; khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân vào các dự án phát triển carbon thấp. Thúc đẩy phát triển thị trường carbon trong nước nhằm tăng thêm nguồn đầu tư cho phát triển carbon thấp. |
Bên cạnh đó, phát triển các dự án năng lượng mới không phát thải như sản xuất nhiên liệu hydro xanh, amonia xanh... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng gồm pin tích năng, thủy điện tích năng, trữ nhiệt và lưới điện thông minh, bảo đảm độ ổn định và tích hợp năng lượng tái tạo trong hệ thống điện với tỷ lệ cao.
Đồng thời, hình thành cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ carbon, thị trường giao dịch tín chỉ carbon trong nước. Đến năm 2030, thị trường carbon trong nước được vận hành và kết nối với thị trường carbon các nước trong khu vực và thế giới…
8 nhiệm vụ, giải pháp chính
Để thực hiện mục tiêu phát thải bằng 0, đề án đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể triển khai cam kết của Việt Nam tại COP26.
Một mô hình về giảm phát thải khí mê-tan. Ảnh minh họa |
Cụ thể, hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó, tập trung rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật; đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo thuận lợi để thu hút các dòng vốn đầu tư, tài chính xanh của các tổ chức tài chính quốc tế, các tập đoàn quốc tế vào Việt Nam hợp tác và triển khai các dự án, đặc biệt là các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, sản xuất nhiên liệu xanh, sạch.
Ban hành và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, cập nhật “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC) của Việt Nam phù hợp với mục tiêu cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030; Kế hoạch triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất; Kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch; Kế hoạch chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh trong giao thông vận tải; Kế hoạch hành động của các ngành, lĩnh vực thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26…
Đề án tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải mới; công nghệ lưu trữ năng lượng và công nghệ thu, giữ và sử dụng carbon; Thúc đẩy giảm phát thải trong giao thông và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị và công trình xây dựng xanh; Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải carbon thấp; bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng; Bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên; Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; Nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực, truyền thông.
Đặc biệt, đề án nhấn mạnh thúc đẩy ngoại giao khí hậu thông qua vận động, thu hút nguồn lực quốc tế (các nguồn tài chính công và tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm...) thông qua trao đổi, chuyến thăm cấp cao, chương trình làm việc của các Bộ, ngành, địa phương với đối tác nước ngoài, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài và thúc đẩy thiết lập các quan hệ đối tác song và đa phương với các đối tác quốc tế.
Bên cạnh đó, tiếp thu kinh nghiệm, mô hình, thực tiễn tốt về thực hiện các cam kết tại COP26 ở các nước, các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, chuyển đổi công nghiệp, giao thông và năng lượng phục vụ chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng phát thải thấp, kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, tích cực tham gia các tổ chức, cơ chế, diễn đàn quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu và có đóng góp thực chất, đề xuất ý tưởng và sáng kiến mới tại các cơ chế khu vực và toàn cầu...
Chính phủ giao Bộ Tài chính trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với pháp luật về ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong việc huy động vốn vay nước ngoài, vốn viện trợ từ các tổ chức quốc tế, các đối tác song phương và đa phương đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đàm phán, tiếp nhận nguồn viện trợ và vốn vay từ các nhà tài trợ trên cơ sở cân đối với mục tiêu quản lý nợ công của Chính phủ. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·New Zealand highly values Việt Nam's role and position: Ambassador
- ·New Chairman of VPA General Department of Politics appointed
- ·The core of VN
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Việt Nam calls for cooperation in protection, use of transboundary water resources
- ·Việt Nam to further promote economic diplomacy in Switzerland
- ·Việt Nam regards Japan as important, long
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·PM hailed World Bank's $11b loan for Việt Nam in next five years
- ·Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
- ·Việt Nam reiterated calls for ending US embargoes against Cuba
- ·RoK pledges collaboration with Việt Nam to fight IUU fishing
- ·Việt Nam hopes to further reinforce ties with Africa
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·World leaders congratulate Việt Nam's new leaders
- ·Court cooperation helps enhance Việt Nam
- ·Old people the backbone of the nation: State President
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Việt Nam, New Zealand target $3 billion trade turnover by 2026