【trực tiếp bóng đá thụy điển hôm nay】Nghề buôn bán trên sông
(CMO) Theo thống kê chưa đầy đủ, tỉnh Cà Mau có trên 4.000 km đường sông và hơn 1.000 tên gọi sông ngòi, kinh rạch lớn nhỏ. Mạng lưới sông ngòi hình thành tự nhiên như một mạng nhện phủ khắp địa bàn vốn bằng phẳng và thấp gần mực nước biển. Chính điều kiện tự nhiên đó, từ hàng trăm năm qua đã hình thành các xóm làng trải dài ven sông rạch. “Làng” ở Cà Mau được tổ chức theo cấu trúc mở, không có luỹ tre làng, cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình… như các địa phương miền Bắc. Nơi đây cũng sớm hình thành một nghề mưu sinh rất đặc trưng, đó là nghề buôn bán trên sông nước.
Nghề buôn bán trên sông nước đã xuất hiện ở Cà Mau hàng trăm năm qua, gắn liền với cuộc sống của những lớp người đầu tiên đến định cư ở vùng đất này để khai hoang, lập ấp. Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức biên soạn vào đầu thế kỷ 19 ghi nhận trước đó ở Nam Kỳ Lục tỉnh đã phổ biến nghề đóng và sửa chữa ghe xuồng.
Ghe hàng trên sông nước Cà Mau.Ảnh: TRẦM NGHĨ |
Theo tác giả Huỳnh Minh: "Từ cuối thế kỷ 18, ở Đồng Nai đã có nghề đóng và sửa chữa tàu thuyền. Do thuyền của người Trung Hoa đến buôn bán ngày càng nhiều, thuyền bị hư, bị rò rỉ phải sửa chữa, cộng với nhu cầu vận chuyển đường thuỷ ngày càng lớn trên vùng đất này mà nghề ra đời. Thợ đóng thuyền có tay nghề cao dần dần lan rộng khắp miền Lục tỉnh".
Hình ảnh những chiếc ghe xuồng xuôi ngược buôn bán trên sông nước đã đi vào ca dao:
“Đạo nào bằng đạo đi buôn,
Xuống biển lên nguồn gạo chợ nước sông”
Hoặc:
“Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê”
Tuỳ theo từng loại hàng hoá trên ghe mà dân gian quy định cho từng loại ghe buôn bán trên sông nước những tên gọi khác nhau. Ghe hàng xáo chuyên buôn bán lúa, gạo, cám… Ghe vật liệu xây dựng vận chuyển gạch, cát, đá, xi-măng, sắt thép và các loại vật liệu phục vụ xây cất nhà cửa. Ghe hàng trắng chuyên bán đồ gốm, chén dĩa bằng sành, sứ. Ghe hàng bông chuyên về trái cây, rau củ tươi sống (bắp cải, dưa leo, bí rợ, khoai lang, hành, hẹ…). Ghe hàng đan đát chuyên bán mê bồ, thúng, rổ, nia, sàng… bằng vật liệu tre, trúc. Ngoài ra, còn có các loại ghe khác: ghe đổi nước, ghe mua tôm, ghe đổi muối, ghe mua heo…
Ghe có hàng hoá nhiều nhất và phong phú nhất giống như một “tiệm tạp hoá thu nhỏ” được gọi là “ghe hàng”, trên đó có bán đầy đủ các loại hàng hoá, từ nhu yếu phẩm trong sinh hoạt hằng ngày như: kim, chỉ, đá lửa, nước mắm, xà bông, tiêu, hành, tỏi, ớt, bánh kẹo… đến thẻ cào điện thoại.
Dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện của ghe hàng là tiếng còi “toe toe…” rất đặc trưng, âm thanh có thể vang xa hàng trăm mét. Chỉ cần nghe tiếng còi “toe toe…” từ xa, ai muốn mua hàng hoá thì cứ xuống bến gọi “ghe hàng”.
Nhu cầu mua cũng rất đa dạng, có người mua các loại nguyên liệu để nấu nồi chè, có người mua dầu hôi, nước mắm, có những đứa trẻ con mong ngóng ghe hàng chỉ để mua vài cục kẹo. Trước đây, khi chưa phổ biến tiếng còi đặc trưng dành cho ghe hàng, nhiều người vẫn quen thuộc với tiếng rao hàng có vần có điệu: “Trầu, cau, vôi, thuốc, mắm ruốc, khoai lang, bí đao, bí rợ, dưa hấu, đậu xanh, đường cát trắng… hôn!”. Hình ảnh chiếc ghe hàng trở thành nỗi nhớ quê đối với nhiều người đi làm ăn xa xứ.
Đi ghe là nghề chính đối với những gia đình có ít đất sản xuất, ít đất trồng lúa hoặc hoa màu. Cũng có những người vốn đam mê sông nước, sau vụ cày cấy là lúc nông nhàn, họ cũng xuống ghe “đi vài chuyến” kiếm ít tiền về ăn Tết.
Ở Cà Mau, nhiều gia đình có truyền thống “đi ghe”, con cái lớn lên, sau khi lập gia đình thì cha mẹ hai bên (chủ yếu là bên chồng) góp vốn “sắm” cho một chiếc ghe để đi buôn bán. Một chuyến đi ngắn có thể vài ngày, nhưng buôn bán đường dài có khi phải đi đến hàng tháng. Sau vài năm buôn bán trên sông, đôi vợ chồng trẻ sẽ tích luỹ được ít vốn liếng để “lên bờ” mua đất cất nhà ra riêng.
Đối với ghe hàng bông, người bán đi “bổ hàng” (mua sỉ) tại các chợ đầu mối, sau đó toả ra khắp các sông ngòi, kinh rạch vùng sâu, vùng xa để bán lẻ. Thông thường là lấy các loại hàng hoá, rau củ quả ở vùng nước ngọt để đi bán ở các địa phương vùng nước mặn, vùng nuôi tôm, ít trồng trọt được trái cây, rau củ. Ghe buôn dài ngày có khi đi “bổ hàng” tận các chợ nổi lớn ở Cái Răng, Cần Thơ, Hậu Giang… Ghe buôn bán trong ngày thường lấy hàng ở các chợ đầu mối trong tỉnh như Cái Nước, Rạch Ráng, Cái Keo, Chà Là… vào lúc sáng tinh mơ. Các loại hàng bông như: củ cải, dưa leo, cà chua, bắp cải, khoai lang, bí rợ… thường được bán hết trong ngày. Tại một số chợ đầu mối vẫn còn thói quen bán hàng theo đơn vị đo lường cũ như chục, có chục đôi 20 trái (khóm, xoài...), có chục bù 12, 14 trái…
Công việc buôn bán trên sông nước còn được dân gian gọi là “nghề Bà Cậu”, dân đi ghe rất tin tưởng vào Thuỷ Long thần nữ (vốn là hoá thân từ bà Thiên y Ana của người Chăm) và “nhị vị công tử” là cậu Tài và cậu Quý (tương truyền là hai người con của bà Thiên y Ana). Vì vậy, trên những chiếc ghe thương hồ thường có lập trang thờ “Bà Cậu”, lúc nào cũng có dĩa trái cây, 3 ly nước và nhang khói thường xuyên. Ngoài ra, dân đi ghe cũng hay đến cúng kiếng tại các miếu thờ Thuỷ Long thần nữ và miếu thờ cô hồn (những người tử nạn trên sông nước) ở các ngã ba, ngã tư sông.
Những người gắn bó lâu năm với nghề đi ghe trên sông nước cũng có những niềm tin và kiêng cữ nhất định. Nếu ghe đang đi mà gặp rắn lội ngang sông là điềm tốt, ngược lại gặp rùa thì không may mắn: “gặp rắn thì đi, gặp quy trở lại”. Ngày xuất hành buôn bán thường tránh các ngày mùng 5, 14, 23 âm lịch: “mùng năm, mười bốn, hăm ba; đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn”, đặc biệt giờ xuất hành tránh giờ Mão (từ 5-7 giờ sáng), vì theo quan niệm dân gian đó là giờ sinh của Bà Cậu. Trong sinh hoạt tránh cãi vã, mâu thuẫn, tránh nói những từ: lật, úp, chìm, rớt, té, nhào… ăn cá (cá rô, cá phi…) từ dưới đuôi lên, khi hết một bên thì giở xương để ăn tiếp, tránh lật úp con cá lại, vì đó là điềm không tốt. Con mắt ghe là vật linh thiêng, không cho người lạ sờ vào…
Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, những chiếc ghe hàng bông trên sông nước Cà Mau trong những năm gần đây đã dần dần thưa vắng, trong khi đó trên những con đường giao thông nông thôn lại xuất hiện ngày càng nhiều “xe hàng” tự chế len lỏi vào từng ngõ ngách. Những chiếc “xe hàng” như những “siêu thị nhỏ” bán đủ loại hàng hoá như ghe hàng, nhưng quy mô và lượng hàng ít hơn.
Có thể nói, nghề buôn bán trên sông nước đã xuất hiện và tồn tại ở Cà Mau hàng trăm năm qua với những biến đổi nhất định đã tạo nên nét văn hoá đặc thù cho vùng sông nước Cà Mau, cần có những nghiên cứu đánh giá giá trị để bảo tồn và bổ sung vào kho tàng di sản văn hoá phi vật thể của địa phương./.
Nguyễn Phú Hưng
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Hơn 589 triệu đồng thực hiện dự án nuôi cá bớp và trồng nấm bào ngư tại xã Nam Du
- ·Huyện Châu Thành: Triển khai mô hình “Nhặt rác thải nhựa đổi quà”
- ·Đóng góp ý kiến đối với dự án luật trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam xin thôi chức vụ
- ·Hội thảo nâng cao tính thuyết phục trong giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- ·Buôn bán sát chân cầu, tiềm ẩn nguy hiểm
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Long trọng tổ chức Lễ dâng hoa viếng Bác
- ·Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- ·Đề xuất bắt buộc thu thập mống mắt vào cơ sở dữ liệu căn cước
- ·96% số xã toàn quốc đạt tiêu chí quốc gia về y tế
- ·Ban Bí thư chuẩn y ông Trần Văn Chính tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·Trao quyết định nghỉ hưu cho ông Võ Hoàng Khải
- ·Biểu dương 19 điển hình tiêu biểu tham gia giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ
- ·Thông tin thời sự cho cán bộ nguyên lãnh đạo tỉnh
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Cơ bản đáp ứng nhu cầu của người đăng ký biển số