【kèo nhà cái】Giá xăng dầu sẽ đắt hơn nếu không có Quỹ Bình ổn
Công khai quỹ để người dân cùng giám sát
Theo báo cáo này, số dư Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu tính đến hết ngày 31/12/2013 là 169,219 tỷ đồng.
Ước số dư Quỹ tại 31/3/2014 là 842,016 tỷ đồng. Trong đó, tổng trích quỹ từ 1/1 – 31/3/2014 là 1.043,505 tỷ đồng; tổng chi quỹ cùng thời điểm là 370,7 tỷ đồng.
Ước số dư Quỹ tại 30/4/2014 là 1.180,063 tỷ đồng. Trong đó, ước tổng trích quỹ từ 1/4 - 30/4/2014 là 395,847 tỷ đồng; tổng chi cùng thời điểm ước đạt 57,8 tỷ đồng.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu quản lý đột xuất, các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối phải báo cáo kết quả trích và sử dụng Quỹ BOG về Bộ Tài chính.
Bộ cũng đã tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tình hình trích lập, sử dụng Quỹ BOG ở tất cả các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối và công khai kết quả trước công luận.
Trong quá trình điều hành giá xăng dầu, khi thay đổi mức trích, sử dụng Quỹ đều có thông cáo báo chí để giúp dư luận hiểu rõ hơn về đình hướng điều hành của Liên Bộ, góp phần đảm bảo công khai, minh bạch trong điều hành giá xăng dầu.
Song song với đó, quán triệt nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính cũng đã thừa ủy quyền Chính phủ có báo cáo các đại biểu Quốc hội về việc quản lý, sử dụng Quỹ BOG xăng dầu tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XIII.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã công khai chi tiết tình hình trích lập, sử dụng Quỹ BOG của từng DN kinh doanh xăng dầu đầu mối trong các quý II, III, IV cả năm 2013, quý I/2014. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục công khai tình hình trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ BOG để người dân biết và giám sát.
Nếu không có Quỹ, giá xăng dầu đã phải tăng ở mức cao
Đánh giá về hiệu quả của Quỹ BOG, báo cáo các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, việc trích Quỹ nhằm tạo ra một nguồn lực tài chính để thực hiện BOG xăng dầu, góp phần bình ổn mặt bằng giá nói chung, kiểm soát lạm phát và chỉ phục vụ mục tiêu BOG thị trường trong nước khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, không sử dụng vào mục đích nào khác.
Mặt khác, Nghị định 84/2009/NĐ-CP (NĐ 84) cũng quy định rõ Quỹ được lập để tại DN, được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích BOG, do đó Quỹ cũng không thu vào NSNN.
Cũng theo người đứng đầu ngành Tài chính, thực hiện các quy định tại Điều 27, NĐ 84, Quỹ BOG đã được sử dụng hiệu quả nhằm giữ ổn định giá hoặc không để giá tăng quá cao, gây tác động bất lợi đến phát triển kinh tế xã hội.
Từ đầu tháng 5 đến nay, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được giữ ổn định nhờ việc cho phép các doanh nghiệp được sử dụng quỹ BOG. Mức sử dụng quỹ gần đây nhất (từ 14 giờ ngày 28/5 đến nay) là: 200 đồng/lít xăng; 90 đồng/lít dầu điêzen và 60 đồng/lít dầu hỏa.
Điều này đã được khẳng định tại báo cáo Kiểm toán Nhà nước tại công văn số 271/KTNN-TH: “Đối với kinh tế - xã hội: Nhờ cơ chế trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ BOG vì vậy mà giảm được tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng, dầu trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động phức tạp khó lường, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội”.
Trên thực tế, nếu không có công cụ Quỹ BOG thì giá xăng dầu trong nước đã phải tăng giá cao hơn và tần suất tăng giá cũng nhiều lần hơn. Năm 2013, nếu không có công cụ Quỹ BOG, giá xăng dầu trong nước đã phải tăng ở mức cao (có thể tăng thêm 2.000 đồng/lít xăng tại thời điểm 26/2/2013…).
Việc sử dụng Quỹ BOG trong năm 2013 cũng đã góp phần giữ ổn định hoặc kiềm chế mức tăng giá bán xăng dầu trong nước trong 16 lần điều hành. Cụ thể, nếu điều chính tăng giá thì sẽ phải điều chỉnh 16 lần; mức điều chỉnh mỗi lần sẽ phải tăng ít nhất tương đương với mức sử dụng Quỹ BOG.
Trong 5 tháng đầu năm 2014, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới phức tạp, trong nhiều thời điểm xu hướng tăng là chủ yếu, việc sử dụng Quỹ BOG trong 9/11 văn bản điều hành cũng đã góp phần giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước. Giá một số chủng loại xăng dầu chỉ được điều chỉnh tăng 3 lần (21/2; 19/3 và 22/4) nhưng hầu hết có mức tăng kiềm chế do kết hợp sử dụng Quỹ BOG.
Thực tế đã chứng minh Quỹ BOG là công cụ hữu hiệu để thực hiện BOG trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, sau một thời gian thực hiện, cũng còn một số ý kiến khác nhau về Quỹ. Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ ngành liên quan tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện điều hành giá xăng dầu theo quy định tại NĐ 84 để xây dựng Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, trong đó có nội dung về Quỹ BOG./.
N.P
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·TP.HCM: Thị trường căn hộ dịp cuối năm sẽ vô cùng sôi động
- ·Khách hàng tin chọn nhà thấp tầng thương hiệu Senturia của Tiến Phước
- ·Dahlia Homes – Gamuda Gardens tạo “cơn sốt” trong ngày mở bán chính thức
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Chú trọng việc xây dựng không gian ngầm tại Khu đô thị mới An Hưng
- ·Hà Nội mở tuyến đường qua khu đất đấu giá Tứ Hiệp
- ·Cảnh báo nguy cơ vô sinh khi hút thuốc lá ở phụ nữ và trẻ em gái
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·Bảo đảm oxy y tế điều trị bệnh nhân Covid
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·King Palace: Căn hộ hạng sang “an toàn nhất Hà Nội”
- ·Ngày 18/8: Việt Nam ghi nhận 3.295 ca mắc mới COVID
- ·Bất động sản Hà Nội: Nhà đầu tư chờ đợi “vua sinh lời”
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·Phoenix Legend – nét độc bản trong cuộc đua bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang tại Hạ Long
- ·Bùng nổ giao dịch tại lễ ra mắt dự án Vũng Tàu Gateway
- ·Phú Cát City: Những căn biệt thự cuối cùng cho khách hàng nắm bắt nhanh cơ hội
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·Dự kiến đến năm 2030, Bình Dương xây dựng 2 bệnh viện tuyến cuối