【nhận định chelsea vs liverpool】Cảnh sát biển mạnh tay với nạn vận chuyển xăng dầu trái phép trên biển
Cảnh sát biển liên tiếp bắt giữ 5 vụ vận chuyển dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam | |
Cảnh sát biển bắt giữ tàu chở 150.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc | |
Cảnh sát biển- Biên phòng: Phối hợp ngăn chặn buôn lậu xăng dầu trên biển | |
Cảnh sát biển: Đấu tranh,ảnhsátbiểnmạnhtayvớinạnvậnchuyểnxăngdầutráiphéptrênbiểnhận định chelsea vs liverpool bắt giữ 90 vụ trong đợt cao điểm |
Phức tạp trên vùng biển Tây Nam
Theo đánh giá của các lực lượng chức năng, từ đầu năm 2022 đến nay, lợi dụng giá xăng dầu tăng cao, các vụ buôn lậu xăng dầu từ nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng và diễn biến khá phức tạp, thủ đoạn tinh vi và chủ yếu xảy ra trên tuyến đường biển. Trong đó, lực lượng Cảnh sát biển đã liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn lậu xăng dầu, nhất là dầu DO với số lượng lớn.
Đại tá Lương Đình Hưng, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) cho biết, hiện nay, tình hình vi phạm, tội phạm, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển diễn biến phức tạp. Các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại được thực hiện có tổ chức, đường dây chặt chẽ; tập trung tại các vùng biển Đông Bắc, Bắc miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam. Các mặt hàng chủ yếu là xăng dầu, than, pháo nổ, khoáng sản, hàng gia dụng… Thủ đoạn buôn lậu của các đối tượng ngày càng tinh vi, gian xảo. Trong đó, mặt hàng xăng dầu, phương thức tiến hành giao dịch nhanh gọn, bên mua và bên bán nhận nhau qua ám hiệu, tín hiệu, cách thức thanh toán do chủ hàng hai bên quyết định và diễn ra trên đất liền...
Lực lượng Cảnh sát biển đang kiểm tra tàu vận chuyển dầu DO trái phép. Ảnh: Đức Tĩnh |
Trong đó, trên vùng biển Tây Nam, hoạt động buôn lậu xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp. Các ngư dân tham gia buôn lậu đã sử dụng hầm chứa cá, thùng chứa nước đá trong khoang tàu để chứa xăng dầu, phía trên phủ kín lưới đánh cá ngụy trang. Họ thường tiến hành mua bán, giao nhận xăng dầu lúc thời tiết xấu; thường xuyên thay đổi số hiệu tàu, sử dụng giấy tờ lưu thông giả gây khó khăn trong công tác bắt giữ của các lực lượng chức năng.
Điển hình, trung tuần tháng 2/2022, trong khi tuần tra, kiểm soát tại vùng biển cách phía Nam đảo Thổ Chu khoảng 55 hải lý, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với lực lượng nghiệp vụ Bộ đội Biên phòng Kiên Giang phát hiện tàu cá mang số hiệu KG 94337 TS đang vận chuyển khoảng 70.000 lít dầu DO và toàn bộ số dầu này đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Cũng vào những ngày đầu tháng 3, tại vùng biển cách Hòn Khoai (tỉnh Cà Mau) về phía Nam khoảng 100 hải lý, Hải đoàn 42, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện tàu cá mang số hiệu BL 93903 TS do ông Trương Văn Mười, sinh năm 1977, ngụ phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang làm thuyền trưởng đang vận chuyển khoảng 60.000 lít dầu DO và toàn bộ số dầu này đều không có hóa đơn, chứng từ.
Cuối tháng tư, trên khu vực biển cách Tây Nam, Côn Đảo khoảng 70 hải lý, lực lượng Vùng Cảnh sát biển 3 phát hiện tàu TG 94456 TS do ông Hồ Tiến Dũng, quê ở Tân Phước, Gò Công Đông, Tiền Giang làm thuyền trưởng đang vận chuyển khoảng 70.000 lít dầu DO nhưng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa.
Mới đây nhất, chỉ từ ngày 12 - 17/5, trên khu vực biển Tây Nam, lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ 5 vụ vận chuyển dầu với tang vật thu giữ khoảng 440.000 lít dầu DO không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Còn tại các vùng biển các tỉnh phía Bắc, tuy hoạt động mua bán, vận chuyển, sang mạn trái phép xăng dầu không “sôi động” như trước, nhưng hoạt động hết sức tinh vi và nhiều thủ đoạn mới. Trên tàu, các đối tượng đều trang bị radar, định vị hiện đại để phát hiện lực lượng chức năng từ xa. Ngoài ra, để đánh lạc hướng điều tra của lực lượng chức năng, các tàu vi phạm thường neo đậu ở vùng biển giáp ranh đường phân định, rồi lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu hoặc vào thời điểm lực lượng chức năng bàn giao ca để bơm xăng dầu sang các tàu nhỏ. Gần đây, đơn vị đã phát hiện nhiều tàu vận chuyển trái phép xăng dầu với những thủ đoạn như thay đổi tên và số hiệu phương tiện, tuyến hành trình, tắt thiết bị định vị...
Cương quyết đấu tranh
Theo đánh giá của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, qua các vụ việc đã bắt giữ cho thấy, việc giao nhận xăng dầu đều diễn ra trên biển, hoạt động khép kín và đối tượng cầm đầu thường không trực tiếp “xuất đầu lộ diện” mà chỉ đạo gián tiếp thông qua thuyền trưởng và các thuyền viên trên tàu. Việc giao, nhận tiền được thực hiện khá tinh vi, lắt léo trong đất liền và diễn ra nhanh chóng. Các chủ đầu nậu sử dụng điện thoại thường dùng sim “rác” để giao dịch nên khi cơ quan chức năng bắt giữ thì việc xác định chủ hàng, chứng minh yếu tố vi phạm pháp luật, xử lý vụ án gặp rất nhiều khó khăn.
Lực lượng cảnh sát biển đang tiến hành kiểm tra tang vật. Ảnh: Đức Trịnh |
Cũng từ thực tế cho thấy, việc đấu tranh với hoạt động mua bán, vận chuyển, sang mạn trái phép xăng dầu tại các vùng biển hiện nay mới xử lý được phần ngọn nên hiệu quả chưa cao. Bởi, các vụ án mà các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý chỉ là người vận chuyển thuê hoặc những đối tượng mua bán, vận chuyển nhỏ lẻ, còn những “ông trùm” điều hành hoạt động mua bán, phân phối trái phép xăng dầu đang ở nước ngoài và trên các phương tiện vận chuyển lớn chỉ hoạt động ở vùng biển giáp ranh và các vùng biển quốc tế. Vì vậy, công tác đấu tranh, triệt phá tận gốc các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển vẫn là thách thức lớn đối với các lực lượng chức năng.
Trong khi đó, dự báo, tình hình buôn lậu xăng dầu trên biển trong thời gian tới sẽ tiếp tục phức tạp khi giá trong nước tiếp tục tăng. Để ngăn chặn, theo Đại tá Lương Đình Hưng, lực lượng Cảnh sát biển tiếp tục nắm bắt tình hình, nhất là trên các vùng biển trọng điểm; phối hợp tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các phương tiện cũng như tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là ngư dân chủ động, tích cực tố giác các hành vi buôn lậu và cam kết không tham gia tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu xăng dầu.
Đồng thời, chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ, điều tra thu thập thông tin, chứng cứ và phối hợp với các lực lượng chức năng xác lập các chuyên án triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu trên biển, mở đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn triệt để hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển.
Ngoài ra, các đơn vị Cảnh sát biển luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng như Bộ đội Biên phòng, Công an, Hải quan trong việc nắm tình hình, trao đổi thông tin và triển khai thực hiện các chuyên án, vụ án, vi phạm pháp luật, hoạt động của tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam; quyết liệt ra quân trấn áp các loại tội phạm trên biển.
Ngày 13/4, tại khu vực biển Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 chủ trì phối hợp Đoàn Trinh sát số 1, Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1 xác lập và đấu tranh thành công Chuyên án HT 22, bắt giữ phương tiện HP-4893 vận chuyển trái phép 150.000 lít dầu các loại, trị giá tang vật gần 3 tỷ đồng. Với kết quả đạt được trong đấu tranh Chuyên án, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen lực lượng Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển. Trong đó, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen; Tư lệnh Cảnh sát biển tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 2 cá nhân; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tặng Giấy khen cho 2 tập thể và 8 cá nhân. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Tỷ giá hôm nay (25/7): Mỗi USD đã tăng 26 đồng so với cuối tuần trước
- ·Lấy mẫu xét nghiệm COVID
- ·Mỹ chưa thấy bằng chứng Iran hỗ trợ Hamas tấn công Israel
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Thêm nhiều bệnh nhân ở Việt Nam xét nghiệm âm tính virus SARS
- ·Israel tấn công 750 mục tiêu Hamas trong đêm, sử dụng đạn phốt pho trắng ở Gaza
- ·Đường dây nóng phòng chống COVID
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·Cận cảnh USS Gerald R. Ford, tàu sân bay lớn nhất của Mỹ
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- ·Ngân hàng Phát triển Việt Nam vững vàng phát triển
- ·Lính Israel sắp tiến vào Dải Gaza, Mỹ cho Tel Aviv thuê lại hệ thống Vòm sắt
- ·Đồng đô la Mỹ sụt giảm mang lại lợi ích cho các tài sản rủi ro trên toàn cầu
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·VIB nâng tầm xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm chi tiêu qua thẻ
- ·Thị trường tài sản mã hóa hứa hẹn nhiều cơ hội mới
- ·Từ bức tranh ngân hàng đầu năm, nhận diện thách thức cuối năm
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Xuất cấp vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch COVID