【tỷ số giải ngoại hạng】Bí thư Nguyễn Văn Nên: Cần gỡ chiếc áo đã chật cho TP.HCM
Ngày 22/3,íthưNguyễnVănNênCầngỡchiếcáođãchậtỷ số giải ngoại hạng hơn 100 doanh nghiệptrong và ngoài nước đã tham dự “Hội nghị tham vấn các nhà đầu tưgóp ý, hiến kế các giải pháp thực hiện định hướng phát triển kinh tế- xã hội Thành phố đến năm 2030” do UBND TP.HCM tổ chức.
TP.HCM đã gượng dậy khi chưa bình phục hẳn
Nhìn lại 2 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch Quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam nhìn nhận, hai năm qua, lãnh đạo thành phố và người dân đã sống qua quãng thời gian có rất nhiều đau thương. Đến nay, dù chưa bình phục hoàn toàn nhưng thành phố đã chủ động bỏ lại sau lưng những khó khăn để tính đến kế hoạch dài hơi phát triển thành phố.
“TP.HCM một lần nữa đã thể hiện vai trò đầu tàu cả nước. Chúng ta chưa bình phục hẳn nhưng vẫn nêu gương, đi đầu, gượng dậy, vươn lên vì cả nước. Nhân dân, các nhà đầu tư tại TPHCM có quyền tự hào khi nhìn thấy những thành quả thời gian qua”, ông Trần Thanh Tân nêu quan điểm.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã thể hiện sự trân trọng trước tinh thần lắng nghe và cầu thị của chính quyền TP.HCM. Ảnh: Trọng Tín |
Đại diện quỹ đầu tư quốc tế thể hiện sự quan tâm và kỳ vọng vào Đề án Xây dựng Trung tâm tài chínhquốc tế tại TP.HCM. Theo ông Tân, đây là điều Thành phố cần bắt tay thực hiện từ lâu nhưng do nhiều lý do nên chưa thể hoàn thành.
“Chúng tôi mong muốn được tham gia hỗ trợ chi phí, kỹ thuật để thành phố nghiên cứu, xây dựng, hoàn tất đề án này”, Phó chủ tịch Quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam đề xuất.
Liên quan đến Đề án Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương cho rằng, khi trung tâm này thành hình, thành phố sẽ có nhiều cơ hội để quy tụ các định chế tài chính chất lượng trên thế giới. Mặt khác, trung tâm cũng góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.
“Trung tâm tài chính quốc tế của TP.HCM sẽ lan tỏa sự ảnh hưởng của Thành phố đối với cả nước. Trung tâm cũng giúp Thành phố và Việt Nam thu hút các nguồn vốn đầu tư mới để phát triển hạ tầng, tạo ra các chuỗi cung ứng gắn liền dịch vụ tài chính”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận định.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sovico (ở giữa) cho biết sẽ sẽ khai trương trung tâm đổi mới sáng tạo công nghệ trong tháng 6/2022. Ảnh: Trọng Tín |
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sovico cho rằng, cách làm mới của Thành phố là huy động đóng góp sáng kiến của doanh nghiệp đã khích lệ tinh thần các doanh nghiệp, với tinh thần mới mẻ.
Bà Thảo đưa ra một số đề xuất để thúc đẩy con đường phát triển của TP.HCM trong tương lai như đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường không, hàng hải, logistics. Từ đó, đưa thành phố thành trung tâm công nghiệp sản xuất phụ trợ, đào tạo về kỹ thuật, công nghệ bao gồm hàng không và công nghệ thông tin.
"Thúc đẩy đầu tư công thì với các dự ánthiếu vốn, ngân hàngcó thể tài trợ hoặc vốn bắc cầu. Bên cạnh đó, đề xuất xây dựng thêm cơ chế thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách như PPP, BOT", bà Thảo nói.
Ngoài ra, bà Thảo cũng kiến nghị Thành phố cần đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán lên mức 100 - 200% GDP quốc gia so với hiện nay, phát triển vận tải hàng không, kinh tế số, kinh tế tư nhân, start-up, phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển cho các ngành nghề kinh tế khác... Trong đó, tập trung xây dựng TP.HCM là điểm đến du lịch quốc tế, có nhiều đổi mới trong lĩnh vực sáng tạo công nghệ.
“Dự kiến tháng 6/2022, chúng tôi cũng sẽ khai trương trung tâm đổi mới sáng tạo công nghệ, hy vọng là điểm hội tụ cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng Thành phố trong quá trình phát triển này", bà Thảo khẳng định.
Mong đẩy nhanh đầu tư hạ tầng cảng biển, khu công nghiệp
Cùng với sự sẵn sàng của nhiều doanh nghiệp, một số nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng bày tỏ sự quan tâm rất lớn về việc phát triển hạ tầng ở Thành phố, đặc biệt là hạ tầng cảng biển.
Ông Park Hyun Bae, Tổng giám đốc Công ty KCTC Việt Nam cho biết, mong muốn của doanh nghiệp là Thành phố tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng các cảng hàng hóa, trong đó tập trung cảng Cát Lái (TP.Thủ Đức) và cảng Hiệp Phước (quận 7), hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện các dịch vụ khai thác kho bãi cảng và dịch vụ logistics tăng sản lượng phục vụ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đưa ứng dụng công nghệ, hệ thống trao đổi thông tin điện tử, liên kết thông tin các cảng biển để điều hành các luồng xe, hàng hóa, giảm tải tình trạng hàng hóa bị ùn ứ trong nhiều thời điểm.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi (ở giữa) trao đổi với các nhà đầu tư bên hành lang hội thảo. Ảnh: Trọng Tín |
Tương tự, ông Boris Cohen, Tổng giám đốc Công ty MSC Vietnam, cho rằng việc phát triển nhanh chóng các hạ tầng cảng biển sẽ giúp TP.HCM sớm trở thành trung tâm dịch vụ hàng hóa không chỉ của Việt Nam mà còn cả khu vực.
“Chúng tôi mong muốn cảng Cát Lái tiếp tục được đầu tư, hiện đại hóa. Ngoài ra, để gia tăng cơ hội tiếp cận hàng hóa, doanh nghiệp cũng đề xuất Thành phố sớm đầu tư cảng mới trung chuyển ở khu vực Cần Giờ trước năm 2030, không nên đợi theo quy hoạch hiện nay là sau 2030 mới thực hiện để tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế biển”, ông Boris Cohen nói.
Còn bà Lâm Diệu Tâm Hiếu, Phó tổng giám đốc Công ty Kizuna – Doanh nghiệp chuyên đầu tư nhà xưởng tại các khu công nghiệp ở Long An, nêu một số ý kiến giải pháp TP.HCM trong đầu tư hạ tầng công nghiệp. Trong đó, Thành phố cần tập trung thu hút và phát triển cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây là nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ lệ đa số trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố.
Bà Hiếu cho biết Kizuna đã nộp hồ sơ xin đầu tư một dự án nhà xưởng tại huyện Bình Chánh vào cuối năm ngoái, nếu được UBND TP.HCM chấp thuận trong năm 2022, bà Hiếu cam kết sẽ đẩy nhanh tốc độ xây dựng để sớm đưa dự án này vào hoạt động, chậm nhất là vào năm 2025.
Thành phố sẽ vượt qua những cái từng vướng
Theo ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM, hội nghị có sự tham dự của nhiều nhà đầu tư, đến từ nhiều đất nước trên thế giới. Chính quyền thành phố cần để nhà đầu tư thấy rõ, khi đầu tư vào TPHCM sẽ nhận được nhiều cơ hội.
“Hôm nay, chính quyền thành phố đã cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng bày tỏ sẵn sàng sẻ chia, đồng hành, quyết tâm cùng chính quyền giúp thành phố phát triển”, ông Nên đánh giá.
Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết, TP.HCM đang nỗ lực tháo gỡ theo hướng, vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương sẽ được giải quyết sớm, việc thuộc cấp trên thì tập hợp lại để báo cáo. Ảnh: Trọng Tín |
Ghi nhận các ý kiến hiến kế tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhận định có 3 vấn đề trọng tâm thành phố cần lưu ý liên quan đến thể chế - chính sách, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực. Trong đó, hiện tại thể chế, chính sách như một chiếc áo đã chật đối với sự phát triển của TP.HCM hiện tại và cần sớm tháo gỡ.
“Thành phố cần tạo ra môi trường đầu tư trong sáng, minh bạch, thuận lợi, dễ dàng, không gian sống và làm việc văn minh, hiện đại, nghĩa tình, không lãng phí thời gian, công sức cho những điều nhỏ nhen, tiêu cực. Chính quyền đã cam kết, doanh nghiệp đã đồng ý đồng hành, vấn đề hiện tại là cần tiêu chí quy định trách nhiệm mỗi bên, đặc biệt là vai trò người đứng đầu”, ông Nguyễn Văn Nên định hướng.
Với những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, TP.HCM đang nỗ lực tháo gỡ theo hướng, vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương sẽ được giải quyết sớm, việc thuộc cấp trên thì tập hợp lại để báo cáo.
Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM thông tin thêm, vừa qua Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác đã lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của thành phố. Hiện tất cả kiến nghị của thành phố đã được bộ phận chuyên trách, chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu để hình thành khung pháp lý phục vụ những đề xuất, kiến nghị lên các cơ quan Trung ương.
“Chúng tôi có niềm tin lần này chúng ta sẽ vượt qua được những cái từng vướng thời gian qua để đạt được ước mơ, kế hoạch, dự định đề ra. Niềm tin ấy đến từ việc chúng ta đã đoàn kết, chung sức vượt qua đại dịch Covid-19 chưa có tiền lệ bằng chính sức mạnh, nỗ lực của địa phương”, ông Nên khẳng định.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Nhận nhà sau 9 năm cho thuê chủ nhà sững sờ với cảnh tượng bên trong
- ·Nội dung thảo luận tại hội nghị quan chức tài chính và khoa học G7
- ·Tràn lan xây dựng không phép, TP.HCM chỉ đạo xử lý nghiêm
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Mua Vinhomes Marina, cơ hội trúng xe VinFast
- ·Thanh tra hàng loạt dự án khủng ở TP.HCM
- ·Sức hút nổi bật của căn hộ Dual
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Mỹ: Việc duy trì quan hệ cấp cao với Trung Quốc là rất quan trọng
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Cháy chung cư The Era Town lúc nửa đêm
- ·Vì sao phân lô, bán nền nhiều biến tướng nhưng không dễ cấm?
- ·Tòa nhà Trung Quốc thi công bị sập tại Campuchia xây dựng trái phép
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·10 lỗi thiết kế nội thất nhà nào cũng mắc phải
- ·Thế giới đua công nghệ 4.0, đại gia Việt bơm ngàn tỷ xây chùa
- ·Tháp Mjösa ở Na Uy trở thành tòa nhà gỗ cao nhất thế giới
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Đắk Lắk: Cấm mở đường để phân lô bán nền đất nông nghiệp