会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xolac truc tiepbondda hom nay】Tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ đạt 51 nghìn tỷ USD!

【xolac truc tiepbondda hom nay】Tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ đạt 51 nghìn tỷ USD

时间:2025-01-28 10:23:48 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:350次
Tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ đạt 51 nghìn tỷ USD
Mỹ chiếm gần một nửa tổng vốn hoá chứng khoán toàn cầu. Ảnh: T.L

Trong khi các công ty công nghệ Trung Quốc chật vật vì tăng trưởng kinh tế suy giảm và có phần tụt hậu trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI), doanh nghiệp Mỹ hiện chiếm gấn một nửa tổng giá trị vốn hoá của thị trường chứng khoán toàn cầu - mức độ tập trung vốn hoá cao nhất trong 2 thập kỷ trở lại đây...

Số liệu từ nhà cung cấp dữ liệu tài chính FactSet cho biết, thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã mất khoảng 1,7 nghìn tỷ USD giá trị vốn hoá thị trường từ cuối năm 2023 đến nay. Vì sự sụt giảm này, tỷ trọng của chứng khoán Trung Quốc trong tổng vốn hoá thị trường chứng khoán toàn cầu tính bằng đồng USD đã giảm còn khoảng 10%, chỉ bằng một nửa so với mức đỉnh 20% thiết lập vào năm 2015 - thời điểm nhà đầu tư kỳ vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng tốc.

Trong khi đó, tổng vốn hoá của thị trường chứng khoán Mỹ tăng 1,4 nghìn tỷ USD từ cuối năm ngoái đến nay, đạt 51 nghìn tỷ USD. Tỷ trọng vốn hoá của thị trường Mỹ trong thị trường chứng khoán toàn cầu nhờ đó đạt 48,1%, cao nhất kể từ tháng 9/2003. Khoảng cách tỷ trọng vốn hoá của thị trường Mỹ và thị trường Trung Quốc trong chứng khoán toàn cầu vì thế tăng lên mức cao nhất kể từ khi dữ liệu này bắt đầu được ghi lại vào năm 2001.

Sự gia tăng chênh lệch chủ yếu phản ánh vận may trái chiều của các công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ và Trung Quốc.

“Đế chế” thương mại điện tử Mỹ Amazon và Meta - công ty mẹ của mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook - đạt mức tăng trưởng vốn hoá tổng cộng 510 tỷ USD kể từ cuối năm ngoái, một phần nhờ báo cáo tài chính quý IV/2023 khả quan hơn dự báo mà các doanh nghiệp này công bố vào tuần trước.

So sánh giá trị vốn hoá giữa các thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, Trung Quốc (bao gồm thị trườngHồng Kông), Nhật Bản và Ấn Độ. Đơn vị: nghìn tỷ USD.
So sánh giá trị vốn hoá giữa các thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, Trung Quốc (bao gồm thị trường Hồng Kông), Nhật Bản và Ấn Độ. Đơn vị: nghìn tỷ USD.

Trong khi đó, hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba và công ty game và truyền thông xã hội số 1 nước này Tencent chứng kiến vốn hoá “bốc hơi” tổng cộng 31 tỷ USD trong cùng khoảng thời gian.

Ở thời điểm ngày thứ Sáu tuần trước, trong số 500 công ty lớn nhất thế giới về vốn hoá thị trường có 236 doanh nghiệp Mỹ, tăng 15% so với thời điểm cách đây 3 năm. Trái lại, Trung Quốc có 35 công ty trong danh sách này, giảm 60% trong cùng khoảng thời gian.

Vào cuối năm 2020, Tencent và Alibaba đều góp mặt trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới về giá trị vốn hoá thị trường, bám đuổi sát nút các công ty Mỹ. Các “ông lớn” công nghệ Trung Quốc này khi đó đã xây dựng được vị thế là các nền tảng dẫn đầu ở thị trường 1,4 tỷ dân. Kỳ vọng lớn về tăng trưởng của các công ty công nghệ Trung Quốc khi đó đã thúc đẩy giới đầu tư toàn cầu mua cổ phiếu các công ty này.

Nhưng trong những năm gần đây, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ Trung Quốc đuối sức rõ rệt. Sự phục hồi gây thất vọng của kinh tế Trung Quốc sau đại dịch Covid-19 đã buộc các công ty công nghệ lớn của nước này cân nhắc lại kế hoạch mở rộng. Trái lại, đà tăng trưởng ấn tượng bất chấp lãi suất cao của kinh tế Mỹ đã tiếp thêm sức mạnh cho các công ty công nghệ nước này. Vị thế dẫn đầu của Mỹ trong cuộc đua AI cũng thu hút dòng tiền đổ vào cổ phiếu công nghệ Mỹ.

Hãng chip Mỹ Nvidia, công ty có giá trị vốn hoá thị trường lớn thứ 6 thế giới, đang chiếm vị thế gần như độc quyền về con chip dùng cho công nghệ AI tạo sinh. Các công ty Trung Quốc như Tencent đã mất quyền tiếp cận trực tiếp với những con chip này sau khi Chính phủ Mỹ vào năm 2022 áp lệnh hạn chế bán các sản phẩm con chip tiên tiến cho Trung Quốc trên cơ sở an ninh quốc gia.

Trung Quốc đang nỗ lực phát triển lĩnh vực sản xuất chip trong nước để tự chủ công nghệ, nhưng việc Mỹ hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip từ các nhà cung cấp như Applied Materials đã gây trở ngại cho nỗ lực này của Trung Quốc. Hãng gia công chip lớn nhất của Trung Quốc là SMIC đã mất khoảng 1/4 giá trị vốn hoá thị trường từ đầu năm đến nay./.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
  • [Infographics] Triển vọng thu hút nguồn vốn FDI trong năm 2017
  • Phản ứng về việc bôi nhọ hình ảnh cá tra Việt Nam
  • Không khuyến khích phát triển kinh doanh đặt cược
  • Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
  • Một số bộ ngành chưa thực sự lan tỏa tinh thần của Nghị quyết 35
  • Logistics vẫn thuộc về tay doanh nghiệp ngoại
  • 1.700 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội 2017
推荐内容
  • Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
  • Tuyên Quang khởi tố 3 đối tượng buôn bán gần 70kg pháo hoa nổ
  • “Chữa bệnh” cho bán lẻ
  • Việt Nam có ca Covid
  • Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
  • Nam chuyên gia Israel là bệnh nhân 1203 mắc Covid