【đội hình vfl bochum gặp union berlin】Quy hoạch thể hiện "Bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững"
Sáng 6/4,ạchthểhiệnBảnsắcthôngminhthíchứngxanhsạchđẹpantoànbềnvữđội hình vfl bochum gặp union berlin tại Nhà hát Sông Hương, UBND tỉnh long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự hội nghị công bố quy hoạch |
Tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; các UVTW Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương.
Về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; các vị nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các UVTV Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBMTTQ Việt Nam tỉnh, HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh cùng hơn 500 đại biểu.
Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung triển khai lập các quy hoạch quan trọng mang tính trọng tâm với mục tiêu định hướng sự phát triển của tỉnh cho các giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch tỉnh đã bám sát các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng phát triển của Quy hoạch tổng thể Quốc gia; Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, các quy hoạch ngành, Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ; đặc biệt là Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế để lập quy hoạch đảm bảo tính đồng bộ, xuyên suốt, thống nhất trong các định hướng phát triển với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược dựa trên tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh.
Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) và Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Quy hoạch chung đô thị) có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, tạo hành lang pháp lý trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện và bền vững, tạo không gian phát triển mới, khơi thông nguồn lực và khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh; từng bước tháo gỡ những “điểm nghẽn”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương.
“Đây là dịp tỉnh công bố công khai, rộng rãi các quy hoạch để các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như tiếp tục đóng góp, đề xuất, kiến nghị, giúp đỡ Thừa Thiên Huế phát triển trong tương lai và để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện”, ông Phương nhấn mạnh.
Hội nghị cũng nghe UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình thông tin về Quyết định số 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh. Theo đó, phạm vi ranh giới quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm phần lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên trên đất liền 4.947,11 km2 và phần không gian biển được xác định theo quy định pháp luật hiện hành.
Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá bản quy hoạch bằng 13 chữ: "Bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững" |
Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.
Các khâu đột phá phát triển bao gồm, phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản; phát huy lợi thế đô thị ven biển gắn với vị thế 4 trung tâm của vùng và cả nước.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng giao thông chiến lược, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Phát triển bền vững kinh tế biển, đầm phá; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước.
Phát huy vai trò động lực quan trọng của Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Đổi mới, nâng cao hiệu quả trong bảo tồn di sản Cố đô Huế, chuyển hóa hữu hiệu tài nguyên văn hoá, lịch sử, thiên nhiên thành động lực tăng trưởng, phát triển công nghiệp văn hóa; bồi đắp, phát huy giá trị con người Huế làm nền tảng và nguồn lực phát triển bền vững.
Cảng Chân Mây sẽ là động lực phát triển trong thời gian tới |
Liên quan đến Quyết định số 108/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế xác định là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương có yếu tố đặc thù. Là đô thị phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể Cố đô, bản sắc văn hóa Huế; đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Quy hoạch cũng nêu rõ Quy mô và chỉ tiêu phát triển đô thị Định hướng phát triển không gian toàn đô thị; định hướng phát triển không gian khu vực đô thị trung tâm, gồm khu vực 4 quận dự kiến thành lập là quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy và quận Hương Trà.
Bí thư Tỉnh uỷ Lê Trường Lưu thông tin về định hướng thực hiện các quy hoạch |
Quy hoạch có vai trò dẫn dắt, định hướng, giúp phát triển đúng hướng
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan, địa phương, đối tác đã phối hợp chuẩn bị chu đáo hội nghị "3 trong 1": Công bố Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế và xúc tiến đầu tư của tỉnh; thể hiện tầm nhìn phát triển Thừa Thiên Huế được xây dựng một cách bài bản, chiến lược, dài hạn và sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Nhấn mạnh thêm một số nội dung trọng tâm, Thủ tướng trước hết dành thời gian phân tích về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác quy hoạch.
Quy hoạch có vai trò rất quan trọng, tạo ra những cơ hội lớn, tác động lâu dài, là động lực quan trọng trong phát triển đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, trước đây do điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử của đất nước, công tác quy hoạch chưa làm được nhiều. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII tới nay, công tác này đã được tập trung đầu tư, đẩy mạnh thực hiện; công tác lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, thành phố trong vùng được đẩy nhanh tiến độ. Dự kiến trong năm nay, sẽ hoàn thành tương đối toàn diện, đồng bộ, tổng thể các quy hoạch cấp Trung ương, các ngành, các địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 |
Theo Thủ tướng, quy hoạch có vai trò dẫn dắt, định hướng, giúp phát triển đúng hướng nhanh, bền vững, toàn diện; giúp khai thác, sử dụng hiệu quả không gian: mặt đất, mặt nước-biển, không gian ngầm; quy hoạch phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, tổng thể và bao trùm; quy hoạch phải đi trước một bước, đồng thời phải đảm bảo tính lớp lang, hệ thống, khoa học và từng bước thực hiện quy hoạch có hiệu quả. Nếu có nhà tư vấn tốt thì sẽ có quy hoạch tốt, từ quy hoạch tốt sẽ dự án tốt, có dự án tốt thì sẽ có nhà đầu tư tốt, góp phần thực hiện quy hoạch hiệu quả.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần chú trọng 3 yếu tố quan trọng về tư tưởng chủ đạo trong công tác quy hoạch. Thứ nhất, luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và nguồn lực, động lực; không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần. Thứ hai, xác định nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ doanh nghiệp và Nhân dân. Thứ ba, quy hoạch phải phù hợp với xu thế phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng, đất nước, thế giới.
Thủ tướng cũng chỉ ra 5 nhiệm vụ của công tác quy hoạch cần tập trung thực hiện. Theo đó, tìm ra và phát triển tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh (để khai thác hiệu quả, thu hút nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững). Phát hiện những mâu thuẫn, tồn tại, hạn chế, thách thức… để đưa ra giải pháp hóa giải, khắc phục. Xây dựng danh mục các dự án, chương trình để thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Huy động nguồn lực thực hiện (Nhà nước, xã hội, hợp tác công tư, bên trong-bên ngoài); nguồn lực của tỉnh phải gắn với nguồn lực của vùng, nguồn lực của vùng phải gắn với nguồn lực quốc gia, nguồn lực quốc gia phải gắn với nguồn lực quốc tế. Tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Mục tiêu kinh tế của tỉnh đến năm 2030 Đồ hoạ: Nguyễn Quân |
Về tiềm năng, lợi thế của tỉnh, Thủ tướng nêu rõ, Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt, là cầu nối từ Bắc vào Nam. "Việc phát triển Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thừa Thiên Huế có tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển-đầm phá với hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á.
Thừa Thiên Huế là vùng đất địa linh, nhân kiệt, văn hiến, Cố đô lịch sử, thành phố di sản của thế giới, với 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận (gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế); đặc biệt là hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Thủ tướng, Huế có thể trở thành một hình mẫu về phát triển công nghiệp văn hóa.
Người Thừa Thiên Huế có bản sắc, nét đẹp văn hóa đặc trưng, "rất Huế", hiền hòa, tinh tế, chân thành, hiếu khách, chịu thương, chịu khó, yêu lao động, có truyền thống hiếu học lâu đời. Con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định với sự phát triển của Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế có hệ thống giáo dục, y tế phát triển với Đại học Huế, Trường đại học Phú Xuân, Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, Bệnh viện Trung ương Huế…
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại hội nghị |
"1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp vào thành tựu, kết quả chung của cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 của tỉnh đạt 7,03%, xếp thứ 28/63 trong cả nước và 9/14 trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ; cao hơn bình quân cả nước (5,05%).
Tỉnh có nhiều tiến bộ trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Chỉ số PCI xếp thứ 6, tăng 2 bậc; Chỉ số PAPI tăng 4 bậc, đứng đầu cả nước; Chỉ số ICT xếp thứ 4; Chỉ số đổi mới sáng tạo (PII) xếp thứ 14…
Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; quốc phòng, an ninh được tăng cường; các lĩnh vực văn hóa-xã hội tiếp tục được quan tâm; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự phát triển của Thừa Thiên Huế thời gian qua |
Bên cạnh đó, tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế, thách thức, do đó phải luôn giữ trạng thái cân bằng tích cực, "thắng không kiêu, bại không nản". Thừa Thiên Huế có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ít diện tích đất canh tác; thiên tai, mưa bão, lũ lụt, ngập úng, trượt lở đất, xói mòn… Quy mô của nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ; GRDP bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.
Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ. Thu hút đầu tư còn thấp, chưa có được những dự án sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, tác động lan tỏa, kết nối các chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực. Nguồn lực khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao còn hạn chế. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền có mặt còn hạn chế...
Thủ tướng nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế cần chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh" khi triển khai các quy hoạch.
Các đại biểu tham quan, tìm hiểu mô hình đô thị Thừa Thiên Huế bên lề hội nghị |
"Một trọng tâm" là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); đột phá vào các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, ứng phó biến đổi khí hậu.
"Hai tăng cường", gồm: Tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài; bảo đảm công bằng, tiến bộ, an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau); tăng cường kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế thông qua kết nối văn hóa và du lịch, kết nối giao thông, hệ thống sản xuất và cung ứng theo chuỗi, đa dạng hóa thị trường.
"Ba đẩy mạnh", gồm: Đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, bao trùm (về giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng số, văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội...); đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, công nghiệp phục vụ cho chế biến, chế tạo, chuỗi sản xuất-cung ứng cho khu vực, thế giới; nhất là những ngành có thế mạnh, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân ổn định và phát triển.
Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu: Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành. Tỉnh cần tập trung phối hợp với bộ, ngành hoàn thành thủ tục về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội để năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương nếu đủ điều kiện.
Lãnh đạo tỉnh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư với các dự án đang nghiên cứu và thực hiện trên địa bàn tỉnh |
Thứ hai, phải luôn đổi mới tư duy, tầm nhìn phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, khơi thông mọi nguồn lực; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược.
Thủ tướng lưu ý, cần làm mới văn hóa truyền thống bằng công cụ hiện đại, quốc tế hóa bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc và dân tộc hóa các giá trị, tinh hoa văn hóa thế giới.
Thứ ba, phát huy hiệu quả 3 trung tâm động lực kinh tế của tỉnh, bố trí nguồn lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả không gian phát triển. Phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch, kinh tế di sản theo hướng xanh, số, tuần hoàn (nâng cao hiệu quả khai thác Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây, Lăng Cô-Bạch Mã, vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Quần thể di tích Cố đô Huế...).
Thứ tư, quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số, đổi mới giáo dục nghề nghiệp, ưu tiên các lĩnh vực tiềm năng của tỉnh như du lịch, tài chính, công nghệ thông tin, y tế chuyên sâu...
Thứ năm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tiếp tục nâng cao hơn nữa các chỉ số như PAPI, PCI...; chuẩn bị tốt các dự án, lĩnh vực mời gọi đầu tư để đón các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng.
"Những người làm thủ tục phải có cảm xúc với dự án, với nhà đầu tư, phải đặt mình vào địa vị của họ, phải đắm đuối với công việc thì mới làm có trách nhiệm được, làm hết việc chứ không hết giờ", Thủ tướng nói.
Thủ tướng đề nghị tỉnh phải phổ biến, quán triệt quy hoạch sâu rộng hơn bằng nhiều hình thức khác nhau để Nhân dân hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ quy hoạch, làm theo quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng với tinh thần "Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm - Dân thụ hưởng".
Về nhiệm vụ của các địa phương trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đoàn kết, đồng lòng, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính liên tỉnh, thành phố.
Đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị phát huy sứ mệnh của doanh nghiệp trên tinh thần "ba cùng": "cùng lắng nghe, thấu hiểu", "cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động", "cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển".
Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch tỉnh… Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, số, chuyển giao công nghệ, tiên phong trong quản trị thông minh, hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cùng với đó, đóng góp ý kiến tham vấn cho cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí tuân thủ. Tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, bảo đảm đời sống cho người lao động, an sinh xã hội.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục giám sát, phối hợp thực hiện hiệu quả quy hoạch; tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp; phối hợp, hỗ trợ hiệu quả, đồng bộ với địa phương; cùng địa phương, cùng cả vùng phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện quy hoạch.
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng toàn thể các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; tạo khí thế, động lực mới cho phát triển.
"Chúng ta mong muốn và tin tưởng rằng, với truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng, với đà phát triển những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, với sự ủng hộ, nỗ lực của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương khác, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy, sự đổi mới như các quy hoạch đã công bố, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về Thừa Thiên Huế và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ", Thủ tướng nhấn mạnh.
Những dự án được tỉnh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Đồ hoạ: Hương Trà |
Phát biểu bế mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Lê Trường Lưu đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, gửi lời cảm ơn đến các Bộ, ngành, địa phương đã quan tâm để hoàn thiện quy hoạch.
Ông Lưu cho rằng, Quy hoạch tỉnh được xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; mở ra không gian phát triển mới, cơ hội mới.
Để hiện thực hoá mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, Bí thư Tỉnh uỷ Lê Trường Lưu cho biết, ngay sau hội nghị này, tỉnh sẽ ban hành kế hoạch, xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện quy hoạch; các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, mặt trận đẩy mạnh tuyên truyền để tạo sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện. “Tỉnh cam kết sẽ nỗ lực hết mình, tạo dựng môi trường đầu tư bình đẳng thuận lợi, thực chất hiệu quả, nhanh chóng biến tiềm năng, lợi thế thành kết quả cụ thể", ông Lưu cho biết.
Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư với các dự án đang nghiên cứu và thực hiện trên địa bàn tỉnh; đồng thời, giới thiệu với các doanh nghiệp, nhà đầu tư về danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư với mong muốn ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế quan tâm, ưu tiên lựa chọn và quyết định đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 13/4: Hà Nội mưa rét, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
- ·Cộng đồng đẳng cấp và xu hướng sở hữu “phiên bản giới hạn”
- ·Mỹ: 10 người thiệt mạng trong vụ xả súng ở Los Angeles
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Đề nghị xem xét, hỗ trợ thiệt hại
- ·Tổng cục Thống kê chính thức tiến hành Điều tra doanh nghiệp qua mạng
- ·Huyện Yên Thành (Nghệ An) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·NATO kết thúc tập trận trên không lớn nhất từ trước đến nay ở châu Âu
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Đại sứ quán Thụy Điển ở thủ đô Liban bị tấn công bằng bom xăng
- ·Rơi máy bay ở Australia, con số thương vong chưa được xác nhận
- ·Con trai Tổng thống Colombia bị bắt vì rửa tiền, làm giàu bất chính
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Tập trung lãnh đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Chính thức thành lập Tổ công tác chỉ đạo xử lý vướng mắc tuyến đường sắt Cát Linh
- ·Na Uy có kế hoạch viện trợ hơn 7 tỷ USD cho Ukraine trong 5 năm tới
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Báo Le Monde: Pháp đang có kế hoạch rút quân khỏi Niger