【ty lê ca cược】Cơ quan của Quốc hội “thúc” tiến độ một số nhiệm vụ trong phòng, chống tham nhũng
Ảnh minh họa. |
Không chỉ việc xây dựng Chiến lược quốc gia phòng,thúcty lê ca cược chống tham nhũng đến năm 2030 chậm mà theo Thường trực Ủy ban Pháp luật thì kết quả thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập còn hết sức hạn chế.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa hoàn thành báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với lĩnh vực thanh tra.
Tại Nghị quyết số 75/2022/QH15, Quốc hội yêu cầu khẩn trương xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 và kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Báo cáo thẩm ra cho biết, để thực hiện nhiệm vụ này, Thanh tra Chính phủ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 do 1 Phó Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo. Đây là một Chiến lược rất quan trọng nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế- xã hội và phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
Chiến lược còn nhằm xây dựng văn hóa liêm chính; phòng ngừa tham nhũng trong khu vực trong và ngoài nhà nước; phát hiện, xử lý tham nhũng; thu hồi tài sản tham nhũng; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng; thúc đẩy hợp tác quốc tế và thực thi có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 đã ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo , trong đó xác định tiến độ hoàn thành dự thảo Chiến lược và hồ sơ trình Chính phủ là trước ngày 31/3/2023.
Tuy nhiên, theo Báo cáo của Chính phủ, đến thời điểm hiện tại Ban Chỉ đạo mới hoàn thiện dự thảo mà chưa trình Chính phủ thông qua Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 là chậm so với yêu cầu theo Kế hoạch (dự kiến ban hành và triển khai trong Quý IV/2023), Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận xét.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 để đáp ứng yêu cầu của công cuộc phòng, chống tham nhũng cũng như thực thi có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp chỉ đạo tháo gỡ kịp thời.
Với lĩnh vực thanh tra, nhiệm vụ được Quốc hội giao còn là nghiên cứu, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; sau năm 2025, thực hiện chuyển đổi số100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập bằng việc sử dụng công nghệ số, dữ liệu số; ban hành Bộ tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với Bộ, ngành trung ương.
Thường trực Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh, đây là những nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, kết quả thực hiện những nhiệm vụ này còn hết sức hạn chế.
Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ mới hoàn thiện dự thảo Kế hoạch xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; ban hành Bộ chỉ số và hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh, xây dựng dự thảo Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với Bộ, ngành trung ương.
Do đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Thanh tra Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, xây dựng và đưa vào hoạt động Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng tiêu cực và Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập để đáp ứng yêu cầu chậm nhất là trong năm 2025 phải kiểm soát 100% tài sản, thu nhập bằng công nghệ số, dữ liệu số.
Đồng thời sớm ban hành Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với Bộ, ngành trung ương trên cơ sở Bộ chỉ số và hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh đã ban hành trước đó làm căn cứ đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các Bộ, ngành và địa phương.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Hà Nội và Thái Bình được chuyển đổi đất trồng lúa thành đất dự án
- ·Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 5 tăng 0,2%
- ·Hơn 800 học sinh tham dự Hội khỏe Phù Đổng huyện Châu Thành A
- ·Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- ·Nam Định sẽ xử lý nghiêm vụ gây rối, cản trở công ty Đài Loan
- ·Tổng cục Quản lý thị trường phát hiện tổng kho hàng giả ở Tuyên Quang “3 ngày kiểm đếm mới hết”
- ·Đề nghị Quốc hội giám sát sử dụng vốn ODA để hạn chế tiêu cực
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Gần 1.000 lực lượng tham gia Lễ phát động UpRace lần đầu tiên diễn ra tại Hậu Giang
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Quản lý thị trường Thái Nguyên thu giữ trên 3.400 lọ sa tế tôm giả nhãn hiệu Thuận Phát
- ·Chìm tàu ngoài khơi Malaysia, 61 người Indonesia mất tích
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 34 phát hành ngày 19/3/2020
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Từ 23/3, Hà Nội tạm dừng tổ chức thi cấp bằng lái xe
- ·Đắk Nông: 100% doanh nghiệp ký cam kết đảm bảo cung ứng xăng dầu
- ·Những vụ kiện khó hiểu nhắm vào DN nông sản hàng đầu trước nguy cơ phá sản
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Vietnam Airlines vận chuyển miễn phí gần 600 khách hết hạn cách ly