【lich đa c1】Lần đầu tiên Đức công bố Chiến lược An ninh Quốc gia
Lực lượng binh sỹ Đức.
Ngày 14/6,ầnđầutiênĐứccôngbốChiếnlượcAnninhQuốlich đa c1 Chính phủ liên bang Đức đã lần đầu tiên thông qua Chiến lược An ninh quốc gia, trong đó nhấn mạnh khả năng phòng thủ, chống chịu và thích ứng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Tham dự lễ công bố ngoài Thủ tướng Đức Olaf Scholz còn có sự hiện diện của Ngoại trưởng Annalena Baerbock, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner, Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser và Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius.
Chiến lược An ninh quốc gia của Đức dài 76 trang, do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Thủ tướng và các Bộ, ngành khác của chính phủ để biên soạn, trong đó phân tích môi trường an ninh theo cách tiếp cận tổng thể có hệ thống dựa trên khái niệm rộng về an ninh và các biện pháp cụ thể.
Văn kiện đưa ra các hướng dẫn với mục đích tăng cường an ninh của nước Đức trước các mối đe dọa, với những định hướng liên bộ ứng phó với các thách thức về chính sách an ninh, bao gồm cả sự tương tác giữa chính quyền trung ương và các địa phương.
Ý tưởng cơ bản của chiến lược là lần đầu tiên tính đến tất cả các mối đe dọa bên trong và bên ngoài đối với an ninh của nước Đức. Ngoài đe dọa quân sự, còn có các cuộc tấn công mạng, các cuộc tấn công có thể xảy ra nhằm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu và biến đổi khí hậu.
Chiến lược cũng nêu rõ liên minh xuyên Đại Tây Dương phải có khả năng và quyết tâm chống lại tất cả các mối đe dọa quân sự từ vũ khí hạt nhân, thông thường, cũng như phòng thủ mạng và các mối đe dọa nhắm vào các hệ thống không gian, trong đó việc "duy trì khả năng răn đe hạt nhân đáng tin cậy là điều cần thiết" đối với NATO và an ninh của châu Âu, chừng nào còn vũ khí hạt nhân.
Trong chính sách an ninh quốc gia, Chính phủ Đức đặt ra một số mục tiêu chiến lược, trong đó Berlin sẽ đạt mục tiêu "trung bình trong nhiều năm" chi 2% Tổng sản phầm quốc nội (GDP) cho quốc phòng của NATO; tăng cường hoạt động phản gián, chống phá hoại và phòng thủ mạng; đẩy mạnh công nghệ quốc phòng ở cấp độ châu Âu; hài hoà các quy định về kiểm soát xuất khẩu vũ khí trên toàn Liên minh châu Âu (EU)...
Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner nhấn mạnh chỉ có thể đạt chi tiêu quốc phòng ở mức 2% GDP từ năm 2024 với các quỹ đặc biệt, nếu không sẽ cần đến các khoản tiết kiệm lớn hoặc tăng thuế.
Hiện chi tiêu quốc phòng của Đức là khoảng 1,5% GDP. Bộ trưởng Lindner cho biết thêm trong những năm tới, an ninh quốc gia sẽ là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc thảo luận về ngân sách.
Với chiến lược an ninh quốc gia, Chính phủ Đức muốn thúc đẩy quá trình hợp tác liên tục giữa tất cả các cấp chính quyền, doanh nghiệp và xã hội vì an ninh của đất nước, góp phần vào củng cố "văn hóa chiến lược" ở Đức.
Chiến lược này dựa trên ba "khía cạnh trung tâm" của chính sách an ninh, gồm "khả năng phòng thủ, sự chống chịu/thích ứng và tính bền vững". Khả năng phòng thủ nhấn mạnh việc phải củng cố quân đội liên bang, phòng thủ dân sự và bảo vệ dân sự.
Khả năng chống chịu và thích ứng trước những tác động bất hợp pháp từ bên ngoài và để đạt được mục tiêu này cần hạn chế sự phụ thuộc một chiều vào việc cung nguyên liệu thô và năng lượng cũng như đa dạng hóa các chuỗi cung ứng; khuyến khích và tạo động lực để các công ty xây dựng nguồn dự trữ chiến lược.
Tính bền vững liên quan tới việc chống khủng hoảng khí hậu, khủng hoảng đa dạng sinh học và khủng hoảng hệ sinh thái, tăng cường an ninh lương thực toàn cầu cũng như phòng chống các đại dịch toàn cầu.
Theo Thủ tướng Scholz, Chiến lược An ninh quốc gia tuân theo nguyên tắc "an ninh tích hợp", trong đó không chỉ liên quan tới vấn đề quốc phòng, mà cả về ngoại giao, phát triển và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.
Ông nhấn mạnh, chiến lược an ninh mới cần sự liên kết của tất cả các bộ phận, điều được xem là quan trọng để nước Đức trở nên kiên cường hơn trước các cuộc khủng hoảng. Chính sách đối ngoại cụ thể đối với các nước lớn không được đề cập trong chiến lược an ninh quốc gia mà Berlin đang xây dựng một chiến lược riêng với Trung Quốc.
Chiến lược An ninh quốc gia của Đức cũng không đề cập tới việc thành lập một hội đồng an ninh quốc gia như thông tin trước đây. Chiến lược này từng được lên kế hoạch công bố trong dịp diễn ra Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2/2023, song tới thời điểm đó vẫn chưa được hoàn thiện do những bất đồng trong quá trình xây dựng những vấn đề cụ thể trong chiến lược./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Nhiều ngành nghề hồi phục sản xuất kinh doanh đạt 90% công suất
- ·Tạm giữ hơn 16.000 sản phẩm hàng hóa nghi nhập lậu tại Thừa Thiên
- ·Hà Nội cam kết môi trường đầu tư 'sạch sẽ' cho doanh nghiệp FDI
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·MG One 2022 'đẹp long lanh' giá khởi điểm từ 389 triệu đồng
- ·VPBank phối hợp với IFC và SMBC triển khai thử nghiệm thành công phát hành Blockchain LC
- ·Những mẫu đồng hồ thông minh có thời lượng pin khủng
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Sự kiện Hà Nội đêm không ngủ “thắp sáng” nền kinh tế đêm đang “ngủ”
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Honda Navi 2022 ra mắt, xe tay ga giá hơn 40 triệu đồng
- ·Chuyên gia nói về 'vũ khí quan trọng' để doanh nghiệp Việt cạnh tranh
- ·Kích cầu tiêu thụ nông sản Việt trên các sàn thương mại điện tử
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Đề xuất giải pháp tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ phòng chống dịch
- ·VinFast sắp giới thiệu thêm 3 mẫu xe điện mới tại triển lãm CES ở Mỹ
- ·Phát hiện và xử phạt 1 cơ sở sản xuất mỹ phẩm có phiếu công bố đã hết hiệu lực
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Trao giải cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến 'Tìm hiểu về phòng, chống xâm hại trẻ em'