【bảng xếp hạng benfica gặp sporting】Thị trường bất động sản sẽ phục hồi khi thẩm thấu chính sách mới
Chu kỳ mới cho thị trường bất động sản Doanh nghiệp kỳ vọng phục hồi khi các Luật liên quan đến bất động sản được thực thi Tiến trình phục hồi của thị trường bất động sản có sự phân hóa mạnh |
Hệ thống chính sách mới kỳ vọng sẽ phát huy hiệu lực tích cực đối với thị trường BĐS. Ảnh: H.Anh |
Hành lang pháp lý mới giải tỏa nhiều "nút thắt" của thị trường
Theo các chuyên gia, việc đẩy nhanh thời hạn có hiệu lực chính thức của 3 Luật này 5 tháng so với quy định sẽ góp phần tích cực tới thị trường BĐS giúp nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc liên quan tới định giá đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, thực hiện Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội...
Một trong những chuyển động tích cực nhất có thể thấy khi các Luật nói trên có hiệu lực thực thi và thẩm thấu vào thị trường, đó là tâm lý "chờ đợi" sẽ được tháo bỏ, các chủ thể trên thị trường bắt đầu rục rịch chuyển động, các doanh nghiệp phát triển bắt đầu cuộc đua gỡ nút thắt cùng cơ quan quản lý nhà nước. Các chủ đầu tư tự tin hơn với việc ra hàng; nhà đầu tư có niềm tin trở lại; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới thay đổi, đáp ứng các quy định mới…
Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực: Cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết 3 Luật để đảm bảo các quy định này sớm đi vào thực tế, có như vậy việc đẩy sớm thời gian có hiệu lực của các Luật mới thực sự có ý nghĩa. Đơn cử như, cần sớm có giải pháp phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm giảm áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS; sớm bắt tay xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin để đảm bảo có đủ căn cứ định giá đất và các hoạt động liên quan khác... |
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhìn nhận, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS là cho cả quá trình phục hồi kinh tế, do đó các bộ Luật khi có hiệu lực sớm sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi ngành BĐS đóng góp từ 12-14% GDP quốc gia. “Cả 3 Luật khi chính thức có hiệu lực sẽ tạo hành lang pháp lý mới, giải tỏa hầu hết các `nút thắt’ cho thị trường khi 70-80% vướng mắc đang tồn tại là do pháp lý, đồng thời tạo nền tảng cho thị trường BĐS phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực thi, cần đẩy nhanh việc hoàn thành các nghị định hướng dẫn thi hành trên cơ sở đảm bảo nội dung chất lượng, bám sát thị trường”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, các Luật mới chắc chắn sẽ có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của thị trường BĐS. Bởi lẽ các Luật được soạn thảo trong bối cảnh thị trường đang gặp khó khăn, vướng mắc và mục tiêu hướng đến nhằm giải quyết triệt để các vấn đề này. Trên thực tế, nỗ lực tháo gỡ được thể hiện trong các đạo Luật vừa được thông qua, tuy chưa đạt tới kỳ vọng, nhưng chắc chắn sẽ phát huy hiệu lực tích cực.
Thị trường BĐS đã có những chuyển biến tích cực trong nửa đầu năm 2024 sau khi đón nhận các thông tin tích cực từ chính sách. Theo số liệu từ Hội Môi giới BĐS Việt Nam, thị trường BĐS Việt Nam nửa đầu năm 2024 vẫn đang bám sát tiến trình phục hồi với một số hiện tượng nổi bật: nhiều dự án nhà ở mới được mở bán, nguồn cung nhà ở sơ cấp đạt khoảng 27.335 sản phẩm, với khoảng 19.747 sản phẩm chào bán mới - gấp 3 lần quý trước, kết quả giao dịch tốt trên 70%...
Không tạo ra khoảng trống hay kẽ hở pháp luật
Dù khá lạc quan với việc hệ thống chính sách mới sẽ thúc đẩy thị trường, mang đến những tác động tích cực cho thị trường, sẽ là “bộ lọc” loại bỏ các chủ thể không đủ năng lực ra khỏi cuộc chơi, song nhiều ý kiến cũng lo ngại về những bất cập sẽ diễn ra trong quá trình thẩm thấu chính sách. Theo Hội Môi giới BĐS, cần lưu ý nguy cơ phát sinh mâu thuẫn trên thị trường nếu các quy định mới không đủ chặt chẽ và liên kết được đầy đủ với các điều luật, hoặc chưa đủ chi tiết, cụ thể. Nếu những vấn đề này xảy ra chắc chắn sẽ trở thành rào cản, làm giảm tác động tích cực của các chính sách này tới tiến trình phục hồi và phát triển của thị trường.
Do đó, đơn vị này kiến nghị, cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng nghiên cứu, ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết, đầy đủ, "trải đường" sẵn để các Luật đi vào thực tế ngay khi chính thức có hiệu lực; có giải pháp để đảm bảo mọi cá nhân, tổ chức liên quan đều nắm đúng, đủ và kịp thời hành lang pháp lý mới. Đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chuẩn bị kỹ lưỡng, chặt chẽ để đảm bảo không tạo ra khoảng trống hay kẽ hở pháp luật trong quá trình tổ chức thực hiện, cũng như nâng cao công tác theo dõi, giám sát, có hình thức kỷ luật với các trường hợp cố tình né tránh, gây chậm trễ trong việc thực hiện và cần quyết liệt trong việc giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, cụ thể tới từng dự án. Ngoài ra, cần thường xuyên cập nhật, đánh giá kết quả thực thi của các đạo luật mới, tích cực tiếp nhận thông tin phản hồi từ các chủ thể liên quan để đảm bảo có sự điều chỉnh kịp thời với phương châm "sai ở đâu sửa ở đó, cái gì chưa tốt, cần nâng cấp ngay".
Nhấn mạnh các văn bản hướng dẫn Luật phải thật sự “chất lượng”, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng hệ thống văn bản cần thực sự cụ thể, chi tiết, đảm bảo thuận lợi để các đối tượng tiếp cận và thực hiện theo. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần hiểu đúng để có thể vận dụng chính xác các quy định trong quá trình thực hiện; đảm bảo sự công khai, tính minh bạch trong quá trình triển khai.
TS. Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ tốt hơn với phân khúc nhà ở xã hội. "Trong quá trình thực thi chính sách cần tiếp tục đón nhận các ý kiến phản biện từ các đối tượng chịu tác động để hoàn thiện chính sách nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực thi, đồng thời phải xử lý nghiêm minh và kịp thời nếu phát hiện sai phạm", TS. Nguyễn Minh Phong đề nghị.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Làn gió mới giúp thị trường BĐS sôi động trở lại Chính phủ đang trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thực thi các luật liên quan BĐS gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS để các luật này sớm đi vào thực tế. Nói riêng về Luật Đất đai được xây dựng với triết lý thị trường – minh bạch – công bằng, không tập trung hay ưu tiên bất kỳ một phân khúc nào mà hướng đến sự điều chỉnh toàn diện cả về chủ thể, loại đất, loại dự án. Về chủ thể, thay đổi quan trọng nhất là nới rộng đối tượng được tiếp cận, sở hữu đất đai cho cả người có quốc tịch Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thay vì trước đây chỉ có người Việt Nam ở trong nước có quyền này. Việc nới rộng đối tượng tiếp cận đất đai lần này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy làn sóng đầu tư về quê hương từ người Việt Nam ở nước ngoài. Theo đó, việc được sở hữu nhà, đất sẽ là động lực để kiều bào tích cực tham gia vào các hoạt động đầu tư lâu dài ở trong nước, bao gồm cả đầu tư sản xuất kinh doanh thay vì chỉ gửi tiền về như trước đây. Đáng chú ý, với đất nông nghiệp, Luật Đất đai 2024 cho phép sử dụng kết hợp đất đa mục đích, nhà đầu tư có thể dùng một phần diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các công trình phụ trợ như: nhà kho, nhà nghỉ tạm cho lao động, hay công trình dịch vụ du lịch nông nghiệp. Cơ chế này đã tháo được “nút thắt” tồn tại trong nhiều năm, tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp sinh thái, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp… Những điểm mới này sẽ tác động tích cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, đồng thời thổi làn gió mới làm cho thị trường BĐS sôi động trở lại, mang lại nguồn thu và thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và tổ chức cần lưu ý tìm hiểu luật mới một cách toàn diện, tránh tra cứu theo từng điều khoản. Việc này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vận dụng luật một cách hiệu quả và đánh giá đúng các yếu tố đang gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng: Tất cả vì mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp "Chưa bao giờ chúng ta có được sự đồng thuận của các cơ quan trung ương và địa phương như hiện nay. Điều này thể hiện sự quyết tâm trong việc ban hành các chính sách để tháo gỡ các khó khăn. Tất cả vì mục tiêu tháo gỡ khó khăn hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các dự án được triển khai, thúc đẩy dòng vốn và thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch. Mặt khác, cùng lúc Nhà nước cũng sửa đồng bộ các luật liên quan đến phát triển nhà ở, thị trường bất động sản, đất đai… Đây là hành động thể hiện sự quyết tâm và đồng bộ của pháp luật và tác động trực tiếp, trực diện đến các dự án nhà ở, BĐS, đất đai, tín dụng. Điểm chung của các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong các luật này là nhằm đảm bảo phù hợp tình hình thực tế, tháo gỡ tồn tại, hạn chế; bảo đảm tính hợp hiến, thống nhất, đồng bộ giữa các luật này với các luật khác có liên quan để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cải cách thủ tục hành chính, chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế, thúc đẩy phát triển thị trường nhà ở và thị trường BĐS". Ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC): Gỡ các vướng mắc, giảm tranh chấp đất đai Luật Đất đai 2024 giữ vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai và có mối liên hệ với nhiều luật, quy định khác, có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Khi có hiệu lực, Luật Đất đai 2024 được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều tác động mạnh mẽ, là tiền đề góp phần thay đổi tình hình đầu tư kinh doanh của không chỉ các ngành liên quan mật thiết như BĐS mà còn trợ lực phát triển cho nhiều thị trường có liên quan như thị trường tài chính, xây dựng, dịch vụ,… Liên quan đến hoạt động đầu tư, Luật Đất đai 2024 cho thấy, nhiều cải tiến khi đã có sự bổ sung các quy định về nguyên tắc sử dụng đất, cơ chế về giao đất, cho thuê đất, cân bằng quyền lợi và vị thế của nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi khi đưa ra những quy định hoàn thiện liên quan tới bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Như vậy, trong tương lai nhà đầu tư sẽ được tiếp cận với đất đai một cách thuận lợi hơn, thủ tục hành chính cũng đơn giản, thông thoáng hơn, người dân cũng được hưởng lợi khi giá đất bình ổn hơn, xoá bỏ nhiều vướng mắc pháp lý còn tồn tại. Đáng chú ý, là sự gia tăng về số lượng tranh chấp BĐS, ghi nhận năm 2023 có khoảng 26,18% trên tổng số vụ, trong đó có các vụ có liên quan đến yếu tố đất đai. Song do sự giới hạn của quy định pháp luật, các tranh chấp này thường gây nên những băn khoăn nhất định cho các bên và Hội đồng Trọng tài về yếu tố thẩm quyền giải quyết. Trong Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2024 đã có cơ chế khắc phục vấn đề này. Ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Đầu tư DKRA Group: Thị trường bĐS sẽ sớm hồi phục Về tổng thể, đến hiện tại thị trường BĐS vẫn có những khó khăn, thách thức nhất định. Đầu tiên là các cuộc khủng hoảng địa chính trị trên toàn cầu như chiến sự, bất ổn kinh tế thế giới như tăng trưởng toàn cầu 2024 dự báo giảm so với năm 2023; lạm phát kéo dài; nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu. Vấn đề thứ hai là thị trường lệch pha cung cầu về phân khúc giá. Thứ ba về chính sách pháp lý, chủ yếu là vướng mắc trong khâu cấp phép dự án; khâu tính tiền sử dụng đất chiếm đến 60 – 70% các vướng mắc pháp lý dự án… Tuy nhiên qua theo dõi thị trường, trong khoảng 5 tháng đầu năm 2024 bắt đầu có tín hiệu tích cực hơn nhưng không đồng đều ở các phân khúc. Cơ sở của phục hồi là tăng trưởng GDP Việt Nam khá tích cực; vốn FDI, xuất nhập khẩu tăng; lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp; các dự thảo luật mới có nhiều ưu điểm. Trong đó, việc phục hồi sẽ tập trung ở loại hình bất động sản nhà ở phục vụ nhu cầu thực, nhà ở vừa túi tiền. Thị trường bứt phá có thể sẽ vào khoảng thời gian quý 2/2025 khi các thông tư, nghị định của các luật mới có hiệu lực. Thu Dịu (ghi) |
(责任编辑:World Cup)
- ·Ray Tomlinson
- ·Hệ thống Vietjet Air hoạt động trở lại, Microsoft lên tiếng về sự cố CrowdStrike
- ·Bảo lãnh dự án BĐS: DN “ngóng” văn bản hướng dẫn
- ·TP.HCM: Thị trường bất động sản hồi phục mạnh
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·Nghịch lý đại gia bán dẫn thế giới Samsung Electronic
- ·Từ 2G lên 4G: Cơ hội để người dân tiếp cận dịch vụ số
- ·iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max sẽ có nâng cấp cực đáng giá
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·3 lợi thế giúp Samsung bứt phá trong cuộc đua ‘thiết bị AI’
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Meta đối mặt án phạt vô tiền khoáng hậu
- ·Công ty chip Mỹ bị tấn công mạng
- ·Người Việt chi gần 150.000 tỷ để mua sắm online
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Hướng tới môi trường cạnh tranh chung trong ASEAN
- ·Quan hệ kinh tế Việt Nam– Hoa Kỳ: Chờ bước nhảy vọt
- ·Sử dụng AI miễn phí hay có phí tuỳ vào nhu cầu của doanh nghiệp
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·Apple xem xét phát hành sớm iPhone 16 tại Hàn Quốc