【jaro vs】Lấy dân làm gốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Cơ sở lý luận và thực tiễn
Đảng ta luôn nhận thức rất rõ vai trò quan trọng,ấydânlàmgốctrongcuộcđấutranhbảovệnềntảngtưtưởngcủaĐảjaro vs to lớn của nhân dân; đồng thời, quán triệt sâu sắc tư tưởng “lấy dân làm gốc” trong toàn hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, để tổ chức triển khai, thực hiện trong thực tiễn.
Tại Đại hội VI, Đảng ta xác định rõ: “Phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”; “mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động, phải khơi dậy được sự đồng tình, hưởng ứng của quần chúng”;...
Tại các Đại hội tiếp theo, quan điểm của Đảng vẫn luôn nhất quán khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân, là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, do đó, cần phải dựa vào dân, tin tưởng và phát huy vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân.
Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân”, “lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”; phải luôn “thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân”; phải để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; đồng thời, nhân dân phải được “quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước”.
Trong mọi quyết sách, công việc của Đảng và Nhà nước phải luôn “lấy nhân dân làm trung tâm”, “trọng dân, gần dân, hiểu dân, vì dân”, “đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển của đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”,... Cùng với các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước cũng ban hành hàng loạt văn bản khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân; đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ngành phải thật sự coi trọng nhân dân, luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân, bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân.
Song song đó, việc xây dựng, ban hành các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật,... của Nhà nước đều thực hiện lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân, từ đó sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn kiện, chính sách pháp luật cho phù hợp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước đều có bộ phận tiếp công dân, có hòm thư, sổ ghi, qua đó tiếp nhận ý kiến đóng góp, phản ánh, tố giác,... của nhân dân.
Đặc biệt, chúng ta có Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phụ trách tiếp nhận, xử lý đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân từ các bộ phận tiếp dân ở cơ sở, ban, ngành,... trên cơ sở đó xem xét, kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Quá trình tổ chức triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH đất nước, Đảng và Nhà nước cũng tích cực chỉ đạo các tổ chức, lực lượng, cơ quan, ban, ngành, địa phương phải luôn quán triệt tốt quan điểm “lấy dân làm gốc”, luôn đặt nhân dân ở vị trí trung tâm, lấy quyền và lợi ích của đông đảo các tầng lớp nhân dân làm căn cứ để thực hiện các chính sách theo hướng bảo đảm, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; bảo đảm toàn bộ tiến trình xây dựng, phát triển đất nước đều là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau hay bị gạt ra khỏi quỹ đạo phát triển của đất nước.
Mọi chính sách phát triển KT-XH của đất nước đều được xây dựng, tổ chức thực hiện trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, bảo đảm cân đối, hài hòa lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội, giữa các chủ thể, thành phần kinh tế; đồng thời, có sự hỗ trợ, tạo điều kiện hơn cho những chủ thể kinh tế ở những địa bàn khó khăn, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Đảng và Nhà nước cũng thường xuyên chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá, tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân để kịp thời có những thay đổi, điều chỉnh các chính sách phát triển KT-XH cho phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm đáp ứng tốt hơn quyền và lợi ích của đông đảo tầng lớp nhân dân; thực hiện nhiều biện pháp, cách thức để tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân được tham gia vào công việc của các cơ quan Nhà nước theo đúng nguyên tắc phải để dân được “biết”, được “bàn”, được “làm”, được “kiểm tra”, được “ giám sát” việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH của đất nước, nhất là tham gia vào những công việc lớn, hệ trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia, an ninh lãnh thổ, đường lối phát triển của đất nước và được “thụ hưởng” những thành quả của tiến trình phát triển đất nước.
Như vậy, “lấy dân làm gốc” không chỉ là quan điểm nhất quán trong nhận thức, hành động của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị mà cao hơn nữa còn là phương thức, cách thức hữu hiệu để thực hiện tốt dân chủ, bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trong thực tế.
Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch
Với thái độ thù địch và mưu đồ chính trị đen tối, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách chống phá toàn diện công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta trên nhiều phạm vi, lĩnh vực. Chúng thường xuyên xuyên tạc, công kích, bôi nhọ Đảng và Nhà nước Việt Nam, cho rằng “lấy dân làm gốc” chỉ là khẩu hiệu chứ không hề được thực hiện trong thực tế.
Các đối tượng chống phá còn bịa đặt rằng, mọi chủ trương, chính sách của Việt Nam đều xuất phát từ ý Đảng, các quan chức và phục vụ cho lợi ích của nhóm các lãnh đạo chứ không hề vì dân, quan tâm đến dân, chăm lo cho dân.
Không khó để nhận thấy mưu đồ chính trị đen tối đằng sau những lời xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị nhằm bôi xấu, công kích, phủ nhận những nỗ lực và thành tựu tốt đẹp của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng, đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, nhất là trong việc thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trong khi đó, Đảng và Nhà nước ta luôn trọng dân, gần dân, coi nhân dân là trung tâm của mọi chủ trương, chính sách, coi việc bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho các tầng lớp nhân dân là khát vọng, mục tiêu, động lực của toàn bộ tiến trình xây dựng, phát triển đất nước.
Những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đều nhằm tác động vào nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là những người còn nhận thức mơ hồ, thiếu bản lĩnh, những đối tượng bất mãn tạo nên sự hoài nghi, suy giảm niềm tin vào Đảng, chế độ, rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch, chúng thực hiện mưu đồ tạo dựng nhận thức sai lệch, hoài nghi, gieo rắc ngờ vực, chia rẽ nội bộ, kích động, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hướng dư luận đến những nhận thức sai lầm về tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoài nghi tính đúng đắn trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thông qua các phương tiện cả truyền thống và hiện đại, các thế lực thù địch thường kết hợp đan xen các cách thức, biện pháp với nhiều cấp độ, vừa công khai, vừa ngấm ngầm. Thậm chí, chúng lợi dụng các hoạt động nhân đạo, từ thiện để tuyên truyền, lôi kéo những người thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đặc biệt trong bối cảnh sự phát triển mạnh của các mạng xã hội, việc bày tỏ chính kiến với các vấn đề xã hội của người dân trở nên dễ dàng hơn. Tận dụng các tiện ích của mạng xã hội, các thế lực thù địch đẩy mạnh, gia tăng các hoạt động chống phá toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội với các phương thức, thủ đoạn, chiêu trò ngày càng tinh vi, thâm độc và nguy hiểm hơn,...
Thực tế thành tựu công cuộc đổi mới của Việt Nam là bằng chứng thép không thể xuyên tạc và phủ nhận
Thực tế cho thấy, chính nhờ luôn kiên định và thực hiện nguyên tắc “lấy dân làm gốc” cho nên Đảng và Nhà nước ta đã lãnh, chỉ đạo công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam trong những thập niên qua đạt được những thành tựu rất đáng tự hào và có ý nghĩa lịch sử không chỉ ở tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế và tầm vóc, uy tín đất nước trong cộng đồng quốc tế,... mà quan trọng hơn là những thành tựu về thực hiện dân chủ, đem đến cho người dân cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.
Chỉ tính riêng những thành tựu mà Việt Nam đã đạt trong năm 2023, như áp dụng mọi biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đem lại thu nhập bình quân cho người dân đạt 4.284 USD/người (tăng hơn 40 lần so với năm 1990); nỗ lực thực hiện các chính sách để hạ tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 3%; cân đối các nguồn lực để bảo đảm trợ cấp hàng tháng cho 100% đối tượng bảo trợ xã hội;... Hay việc Đảng, Nhà nước tìm mọi cách để huy động mọi lực lượng, nguồn lực, thậm chí chấp nhận thiệt hại về kinh tế tạm thời để hỗ trợ người dân, đồng hành cùng nhân dân vượt qua những năm đại dịch Covid-19, những đợt thiên tai, không để ai bị thiếu đói, thiếu chỗ ở,... Tất cả đều là minh chứng sống động về sự trọng dân, vì dân, coi dân là gốc của Đảng và Nhà nước Việt Nam; đồng thời, là căn cứ quan trọng góp phần đấu tranh, phản bác mọi luận điệu xuyên tạc, công kích của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Khẳng định bản chất dân chủ ưu việt tốt đẹp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, vai trò của nhân dân là hết sức to lớn và quan trọng, nhiệm vụ này không phải chỉ có các tổ chức, cơ quan chức năng, bộ phận thường trực của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp thực hiện mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Nhân dân chính là đối tượng mà các thế lực thù địch nhắm đến cho nên, cần phải có sự quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng thu hút đông đảo các lực lượng trong nhân dân để đấu tranh hiệu quả với các phần tử cơ hội, bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng với Nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, ngăn chặn mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ,... Thông qua cuộc đấu tranh này, chúng ta sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, phát huy tốt nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thống nhất mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng./.
Phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của ĐảngSinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và đề cao vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên (ĐV) |
Huyền Linh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Bắt giam 2 mẹ con 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân' ở Kiên Giang
- ·Bắt giam kẻ gây tai nạn giao thông chết người rồi bỏ trốn
- ·Trương Mỹ Lan muốn bán nhiều tài sản, có 18% cổ phần công ty của Vietcombank
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Nguyên nhân hoãn phiên xét xử cựu Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông cùng đồng phạm
- ·Nữ quái chuyên rủ đàn ông đi nhà nghỉ rồi trộm tiền, vàng
- ·Trương Mỹ Lan: Đấu giá túi Hermes bạch tạng lâu, muốn con cháu chuộc lại
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Đầu tư tiền ảo theo bạn trên Facebook, người phụ nữ bị lừa hơn 3 tỷ đồng
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Đổ 200 tấn tro xỉ để san lấp ruộng, 2 người bị khởi tố
- ·Đầu tư tiền ảo theo bạn trên Facebook, người phụ nữ bị lừa hơn 3 tỷ đồng
- ·Chống người thi hành công vụ, một phụ nữ ở Bắc Ninh bị bắt
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·Khởi tố, bắt giam người phụ nữ lừa đảo chiếm đoạt cả chục tỷ đồng
- ·Đầu tư tiền ảo theo bạn trên Facebook, người phụ nữ bị lừa hơn 3 tỷ đồng
- ·Trương Mỹ Lan: Bạn ở nước ngoài gửi gần 1 tỷ USD để mua cổ phần, tái cơ cấu SCB
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên nhận hối lộ 4,4 tỷ