【kqbd asiad 2023】Hàng loạt clip thử thách chết người lan truyền trên TikTok
VHO- Song song với những tiện ích về giải trí mà TikTok mang lại,àngloạtclipthửtháchchếtngườilantruyềntrêkqbd asiad 2023 nền tảng này lại đang tiếp tục gây phẫn nộ trong dư luận quốc tế vì khâu kiểm duyệt nội dung rất lỏng lẻo. Hàng loạt clip trò chơi gây hại, thậm chí là chết người vẫn ngang nhiên xuất hiện trên nền tảng này, gây ảnh hưởng đến tâm lý xấu đến tâm lý người xem, nhất là giới trẻ.
Lao ra phía trước xe tải đang chạy trên đường, thử thách “ngạt thở”, hay “gương lửa” chỉ là số ít các trò chơi nguy hiểm chết người từng lan truyền trên TikTok. Thực tế theo ghi nhận của Insider, đã có người phải bỏ mạng vì “đu” theo những trào lưu này. Cụ thể, thử thách lao ra trước xe tải thách thức người chơi lao ra, chặn đầu xe tải đang chạy trên đường. Thành công được tính khi xe tải phanh kịp, không gây ra tai nạn cho người chơi. Nhìn vào những đoạn video theo trend này trên TikTok, người xem không khỏi thót tim vì độ liều lĩnh của người tham gia. Liều lĩnh quá mức đã biến thành dại dột. Thực tế, 2 người trẻ ở Indonesia đã thiệt mạng vì làm theo thử thách. Nhiều người khác bị thương nặng do bị xe tải lớn tông trúng. Trong đó, có một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khi bị xe tải tông trúng làm rạn xương sọ, vỡ nát hàm. Ngoài ra, 14 trẻ vị thành niên khách tại nước này cũng bị cảnh sát địa phương bắt giữ vì bị tình nghi thực hiện hành vi tương tự.
Thử thách nguy hiểm chặn đầu xe tải mới xuất hiện gần đây trên TikTok nhưng đã gây thương vong cho nhiều người. Ảnh: About Tangerang
Hay với thử thách “ngạt thở”, người tham gia sẽ phải tự làm mình ngạt thở bằng các vật dụng như dây điện, dây giày… cho đến khi bất tỉnh. Chỉ trong 12 tháng, thử thách chết chóc này đã gây ra cái chết của 4 trẻ em trên đất Mỹ. Chỉ mới tháng trước, một bà mẹ ở bang Pennsylvania (Mỹ) đã kiện TikTok và công ty mẹ ByteDance vì lan truyền thử thách “ngạt thở”, khiến con gái cô tử vong vì làm theo.
Chưa kể, một trường hợp bé gái 10 tuổi ở Ý cũng làm theo thử thách này, cuốn thắt lưng quanh cổ. Hậu quả, cô bé được đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngạt thở và chết não. Biết con mình khó bình phục, gia đình đã đăng ký hiến tạng của con gái. Em sau đó đã được các bác sĩ rút thiết bị hỗ trợ sự sống. Các chuyên gia cảnh báo, thử thách “ngạt thở” rất nguy hiểm vì có thể khiến nạn nhân ngất xỉu, co giật, tổn thương não bộ. Tệ nhất là tử vong. Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Trẻ em của Quốc hội Ý nhấn mạnh: “Sự ra đi của bé gái làm dấy lên những lo ngại trong xã hội. Người dân đang kêu gọi chính quyền quản lý chặt mạng xã hội hơn. Mạng xã hội không phải là nơi để bất kỳ ai muốn làm gì thì làm”. Về phía gia đình em bé, họ chia sẻ không thể tưởng tượng nổi tại sao lại có trò chơi tàn bạo đến như vậy. “Chúng tôi không biết gì khác ngoài việc con đã xem thử thách này trên TikTok, càng không thể nghĩ nạn nhân sẽ là cô con gái bé bỏng của mình. Mọi thứ quá tồi tệ!”, đại diện gia đình nói với RTE.
Thử thách đổ nguyên cả hũ muối vào miệng cũng từng được nhiều người biết đến qua TikTok. Bác sĩ khuyến cáo việc sử dụng quá nhiều muối có thể gây đau tim dẫn đến đột quỵ
Ngoài những thử thách trêm “Benadryl” cũng từng là “trò chơi tử thần” xuất hiện trên TikTok. Thử thách buộc người tham gia phải uống 12 viên thuốc dị ứng để đưa mình vào ảo giác. Nhà sản xuất thuốc Johnson&Johnson ngay sau đó đã phải phải lên tiếng cảnh báo rằng không chỉ riêng thuốc của hãng mà đối với tất cả các loại thuốc, nếu dùng quá liều và không có chỉ định của bác sĩ đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Mọi hành vi lạm dụng thuốc phải được dừng lại ngay lập tức.
Trước làn sóng phản ứng gay gắt từ dư luận, TikTok đã phải gỡ các clip xuống. Tuy nhiên do lượng người dùng quá lớn, cùng với loạt “biến thể” của các clip này liên tục xuất hiện, chính TikTok cũng rơi vào trạng thái “trở tay không kịp”. Một khi gỡ xuống thì các clip độc hại này cũng đã kịp tiếp cận với người dùng trên toàn cầu. Tờ New York Post chỉ rõ, người dùng, nhất là thế hệ trẻ ngày nay đang ngày càng dành nhiều thời gian cho chiếc điện thoại thông minh hơn. Một clip chỉ khoảng 15 giây nhưng nếu lặp đi lặp lại vẫn có thể tác động đến tâm lý người dùng.
Cậu bé Joshua Haileyesus đã tử vong vì thực hiện theo thử thách điên rồ trên TikTok. Ảnh: Facebook
TS. David Barnhart, chuyên gia tư vấn sức khoẻ tâm thần tại bang Alabama (Mỹ) cho biết, mọi mạng xã hội đều có khả năng tác động đến tâm lý người dùng. Nếu không tỉnh táo, những clip độc hại trên mạng xã hội sẽ tác động mạnh đến tâm lý khán giả, gây ra những lệch lạc trong nhận thức. Nhiều người chọn cách gỡ bỏ ứng dụng nhưng TS. David Barnhart nhận định đây không phải là cách giải quyết dứt điểm. Người dùng cần chọn lọc nội dung lành mạnh để xem, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý.
Ở đối tượng trẻ nhỏ, tờ The Telegraph dẫn lại lời khuyên của cảnh sát Anh để phụ huynh bảo vệ con mình trên môi trường mạng. Theo đó, phụ huynh cần cần biết con mình truy cập những trang nào trên internet. Đồng thời, cài đặt và sử dụng một số phần mềm giám sát trẻ em trên điện thoại thông minh và máy tính để giữ an toàn cho trẻ.
ĐÌNH TOÁN (T/h)
(责任编辑:La liga)
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Ukraine: Trạm kiểm soát của lực lượng ly khai trúng đạn
- ·Trung Quốc đối mặt áp lực về Biển Đông tại ASEAN
- ·Thế giới cùng hướng về Hàn Quốc sau vụ chìm phà SEWOL
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Liên minh Kinh tế Á
- ·Ra mắt tượng Godzilla bằng vàng ròng nặng 15kg tại Nhật Bản
- ·Trực thăng Thái rơi ở Myanmar
- ·5 phút tối nay 5
- ·Ôm càng máy bay từ California đến Hawaii
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Nhật Bản tìm ra cách xác định virus Ebola trong vòng 30 phút
- ·Cuộc tìm kiếm máy bay mất tích MH370 bước sang giai đoạn mới
- ·Ngư dân Trung Quốc bị bắn chết khi đi vào vùng biển Hàn Quốc
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- ·Nhà báo Đức: Trung Quốc đang từng bước chiếm đoạt Biển Đông
- ·EU giữ nguyên các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Đại gia Thái Lan thèm khát thị trường đồ uống Việt Nam