会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong da u 23】Khai mạc Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11!

【ket qua bong da u 23】Khai mạc Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11

时间:2025-01-26 22:07:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:452次

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)Quang cảnh hội thảo. 

Sáng 6-11,ạcHộithảoKhoahọcquốctếvềBiểnĐocircnglầnthứket qua bong da u 23 tại Hà Nội, Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông với chủ đề “Hợp tác vì Hòa bình và Phát triển tại Khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam (VLA) và Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) tổ chức đã khai mạc với sự tham gia của 250 chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế liên quan.

Khai mạc hội thảo, Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng cho biết, đúng 10 năm trước đây, Hội thảo Quốc tế về Biển Đông đầu tiên đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Sau 10 năm tổ chức, chuỗi Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông đã đạt nhiều thành công.

Hội thảo đã và đang được biết đến như một sự kiện học thuật uy tín, được mong đợi trong giới học giả về chủ đề Biển Đông, quy tụ được các chuyên gia hàng đầu của khu vực và thế giới để thảo luận về các vấn đề an ninh biển, luật biển, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển.

Bên cạnh đó, hội thảo đã trở thành điểm gặp gỡ, kết nối, chia sẻ giữa những người có cùng quan tâm đến khu vực nói chung và đến Biển Đông nói riêng. Hội thảo đã tạo sự tiếp nối trong quan tâm của cộng đồng quốc tế đến các vấn đề an ninh biển cũng như đối với Biển Đông và tạo ra sự kết nối giữa các thế hệ học giả và các lĩnh vực liên quan. 

Từ các ý kiến trao đổi tại Hội thảo, hàng trăm bài viết và hàng chục cuốn sách đã được xuất bản trên khắp thế giới, góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của khu vực và quốc tế về các khía cạnh khác nhau của vấn đề Biển Đông như lịch sử, chính trị, kinh tế, pháp lý, văn hóa, môi trường..., góp phần thiết thực cho việc hoạch định chính sách nhằm duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác tại Biển Đông và hợp tác khu vực nói chung.

Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng cũng cho biết một số điểm mới của Hội thảo Biển Đông lần thứ 11. Theo đó, Ban Tổ chức Hội thảo muốn khuyến khích một cách nhìn rộng mở về vấn đề Biển Đông.

Biển Đông không nên được hiểu chỉ là các tranh chấp chủ quyền, tranh chấp vùng biển và tài nguyên giữa các nước ven Biển Đông. Theo đó, Biển Đông cần được nhìn nhận như một vùng biển kết nối giữa các đại dương, nơi gặp gỡ lợi ích giữa các nước trong và ngoài khu vực, là nơi các quốc gia mong muốn duy trì sự thượng tôn của luật pháp quốc tế, là nơi các nước trong và ngoài khu vực đối thoại, phát triển hợp tác một cách hiệu quả. Đó cũng là Biển Đông trong Tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mới được ASEAN thông qua.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng nhìn nhận có sự liên thông giữa lục địa và đại dương, giữa các vùng biển với nhau. Các vùng biển và đại dương được nhìn nhận là một thể thống nhất và là sự kéo dài của các lục địa.

Khai mac Hoi thao Khoa hoc quoc te ve Bien Dong lan thu 11 hinh anh 1Các đại biểu quốc tế trao đổi bên lề hội thảo

Do đó, trong hai ngày diễn ra hội thảo (6 và 7-11), các đại biểu sẽ dự sáu phiên bàn tròn song song để bàn về cách hợp tác biển và các diễn biến ở các vùng biển khác, không chỉ riêng Biển Đông mà còn có biển Hoa Đông, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các vùng địa cực.

Các cuộc thảo luận được thiết kế theo hướng thực tiễn hơn, khuyến khích sự tham gia sâu rộng hơn của giới hoạch định và thực thi chính sách. Các quan chức chính phủ các nước có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời tiếp nhận trực tiếp các ý tưởng và sáng kiến của giới học giả.

Điểm nhấn đặc biệt là Hội thảo năm nay được tổ chức trong không khí kỷ niệm 25 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực và 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước. Nhân dịp này, Hội thảo dành riêng một phiên để kiểm điểm quá trình hình thành và tầm quan trọng của văn bản được coi là Hiến chương của Đại dương sau một phần tư thế kỷ có hiệu lực.

Trong phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Lê Hoài Trung cho biết: Biển Đông án ngữ nhiều tuyến hàng hải quan trọng và nhộn nhịp hàng đầu thế giới, là cầu nối giao thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cũng như lục địa châu Á và châu Đại dương.

Trên 50% thương mại bằng đường biển của thế giới đi qua Biển Đông, lên tới 5.000 tỷ USD mỗi năm. Chính vì vậy, an ninh và an toàn hàng hải Biển Đông có ý nghĩa rất to lớn với thương mại toàn cầu và tiếng nói chung của cả thế giới.

Khi trọng tâm kinh tế, chính trị thế giới đang dịch chuyển mạnh mẽ và có tác động nhiều tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thì Biển Đông càng có giá trị chiến lược quan trọng.

Các sáng kiến chiến lược quan trọng của các cường quốc hay của ASEAN đều lấy Biển Đông làm trung tâm và có cấu phần quan trọng liên quan tới Biển Đông. Do đó, mọi phát triển quan trọng trên Biển Đông không chỉ là mối quan tâm của các quốc gia trong khu vực, mà còn thu hút sự quan tâm và ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng quốc tế.

Theo Thứ trưởng Lê Hoài Trung, khi bàn về Biển Đông, không chỉ có những khác biệt, tranh chấp, diễn biến phức tạp mà còn là hợp tác cả trên khuôn khổ song phương và đa phương. Riêng ASEAN đã có trên 12 cơ chế có liên quan đến hợp tác biển. Mặc dù lợi ích rất đa dạng nhưng cần ghi nhận những nỗ lực xây dựng trên cơ sở lòng tin và những nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong và ngoài khu vực.

Thứ trưởng lê Hoài Trung khẳng định tin tưởng, hợp tác và thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông không chỉ là lợi ích và trách nhiệm của các quốc gia trong khu vực, mà còn là lợi ích và trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung kỳ vọng, Hội thảo lần này sẽ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề như làm thế nào để bảo đảm tính hiệu quả của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 nói riêng và thượng tôn pháp luật nói chung; làm sao để các cơ chế đa phương tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc bàn bạc, tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hợp tác trong khu vực và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực.

Hội thảo Biển Đông được tổ chức hàng năm nhằm đánh giá những diễn biến mới nhất, nhận diện các động lực chi phối và tìm kiếm biện pháp hiệu quả để quản lý, giải quyết tranh chấp, cũng như thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông và các khu vực liên quan.

Sau 10 năm tổ chức (kể từ năm 2009), chuỗi Hội thảo Biển Đông đã trở thành một trong những diễn đàn an ninh khu vực uy tín, quy tụ các chuyên gia hàng đầu trên thế giới để thảo luận về các vấn đề có tầm quan trọng đối với hòa bình và phát triển như an ninh biển, luật pháp quốc tế, kinh tế biển và sinh thái biển.

Những diễn biến hiện nay cho thấy Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp. Kể từ năm 2018, tần suất các cuộc diễn tập quân sự và cọ xát trên biển gia tăng. Tranh chấp dầu khí, cạnh tranh ngư trường leo thang ở nhiều khu vực.

Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc kế thừa những thành tựu đã đạt được, Hội thảo Biển Đông 11 được nâng cấp thành sự kiện có quy mô nhất từ trước đến nay, với 6 phiên toàn thể và 6 bàn tròn, dự kiến quy tụ khoảng 50 diễn giả là các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu, các quan chức cao cấp, cùng hơn 200 quan chức, học giả và các nhà ngoại giao.

Mục tiêu là hướng chuỗi Hội thảo Biển Đông thành một diễn đàn bán chính thức hàng đầu ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm tìm ra các giải pháp sáng tạo, góp phần cải thiện tình hình an ninh biển.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
  • Xã Phú Riềng phấn đấu đạt chuẩn lên thị trấn vào cuối nhiệm kỳ 2020
  • Bà Huỳnh Thị Hằng được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016
  • Khánh thành điểm Trường Mẫu giáo Thạnh Phú
  • Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
  • Seabank Cà Mau  tiếp sức học sinh nghèo
  • Hơn 3.900 Lực lượng được bố trí khi thiên tai xảy ra
  • Về miền gái đẹp nổi tiếng Việt Nam thưởng thức món loi choi sả ớt
推荐内容
  • Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
  • Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ: Mốc son của nghệ thuật quân sự Việt Nam
  • Động đất tại Trung Quốc: Số thương vong không ngừng tăng
  • Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
  • Những hoạt động có ý nghĩa thiết thực về biển đảo, biên giới