【lichj bong da】Không gian đọc Yên ở Thanh Hóa: Lan tỏa phong trào đọc sách cho trẻ em
Các bạn trẻ đọc sách tại Không gian đọc Yên
Là người đam mê đọc sách từ nhỏ,ônggianđọcYênởThanhHóaLantỏaphongtràođọcsáchchotrẻlichj bong da anh Phạm Văn Trường (dược sỹ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) và các cộng sự đã sáng lập ra “Không gian đọc Yên” với hơn 5.000 đầu sách các loại từ sách kỹ năng, tư duy, khoa học đến tiểu thuyết, trinh thám.
Gần 3 năm qua, “Không gian đọc Yên” đã góp phần lan tỏa phong trào đọc sách, tinh thần hiếu học cho trẻ em Nga Sơn.
Với không gian đọc nhỏ nhưng sức chứa đến gần 50 người, đến với “Không gian đọc Yên,” sách và dịch vụ được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Không gian luôn cập nhật cái mới, theo kịp xu hướng đối với những lĩnh vực như: khoa học, công nghệ, thông tin.
Đối tượng hướng đến của Yên là độc giả trẻ. Vì vậy, không gian thư viện được thiết kế đẹp, hiện đại và đúng “trend,” kệ sách và chỗ ngồi bố trí khoa học, bắt mắt.
Nơi đây mang đến một không gian đẹp để đọc, cảm giác thoải mái để suy ngẫm và sự an nhiên để đọc sách. Theo đó, mỗi ngày có hàng chục lượt khách ghé thư viện. Ngoài đọc tại chỗ, mọi người còn có thể đăng ký mượn sách mang về đọc miễn phí.
Nhớ lại thời điểm mới bắt đầu xây dựng dự án, anh Phạm Văn Trường cho biết thời điểm đầu, anh và các cộng sự gặp không ít khó khăn về kinh phí và tìm vị trí đặt cơ sở. Bên cạnh đó, việc phát triển công tác truyền thông khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong mỗi người cũng là thách thức lớn đối với anh và cả nhóm.
Tuy nhiên, nhờ có sức trẻ và sự gắn kết “trung thành” của 36 người quản lý và cộng tác viên, mọi khó khăn trong quá trình hoạt động dần được tháo gỡ.
“Không gian đọc Yên không chỉ dừng lại ở văn hóa đọc mà còn là nơi học tập, rèn luyện của các bạn trẻ về kỹ năng mềm, về tình yêu thương nhân ái. Từ đó, trở thành người có ích cho xã hội, cho quê hương Nga Sơn.” - anh Trường chia sẻ thêm.
Với các tình nguyện viên, “Không gian đọc Yên” còn là nhà vì họ gắn kết như gia đình; đồng thời cũng là trường dạy các bạn trẻ những kiến thức trong nhiều lĩnh vực.
Em Thịnh Ngọc Trang Thu, tình nguyện viên tại “Không gian đọc Yên,” chia sẻ từ một người đến đọc sách, em đã đăng ký làm tình nguyện viên. Đến đây, em được tiếp cận những cuốn sách hay; từ đó, trang bị thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Từ công việc này, em thấy mình sống có trách nhiệm và mục tiêu, lý tưởng.
Đối với em Em Mai Khánh Linh (học sinh lớp 12, Trường Trung học Phổ thông Ba Đình, Nga Sơn), “Không gian đọc Yên” đã mang đến nhiều trải nghiệm giá trị. Cùng tham gia quản lý, cho mượn sách tại thư viện đã giúp Linh được cọ sát với thực tế khi trực tiếp tiếp xúc với nhiều người, nhiều đối tượng. Nhờ đó, Linh phát triển được khả năng giao tiếp, biết sắp xếp công việc khoa học, rèn luyện kỹ năng làm việc cùng đội nhóm.
“Trước đây, em thường nhút nhát, ngại giao tiếp, nay tự tin hơn, biết cách thể hiện tình cảm và mạnh dạn nói lên chính kiến của bản thân. Đặc biệt, cuốn sách “7 thói quen để thành đạt” đã làm thay đổi tư duy trong em, giúp em biết mình cần trang bị những gì cho hành trình phía trước,” Khánh Linh chia sẻ.
Song song với hoạt động thư viện miễn phí, tại không gian này, mỗi tháng, anh Trường và các cộng sự đều xây dựng các chương trình hoạt động rèn luyện các kỹ năng cho tình nguyện viên như thu phát radio, phát động thi viết, một ngày làm phát thanh viên, thu gom sách báo cũ…
Đặc biệt, anh Trường còn cùng các bạn lập các dự án thiện nguyện, phi lợi nhuận vì cộng đồng như quyên góp quần áo, mua bánh kẹo, xây dựng gian hàng 0 đồng phát cho bệnh nhân khó khăn; Quỹ từ thiện Yên tại phòng đọc hỗ trợ cho trẻ em nghèo…
Quỹ từ thiện đã hỗ trợ cho 14 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Nga Sơn.
Chia sẻ về dự định thời gian tới, anh Phạm Văn Trường cho biết anh sẽ hỗ trợ xây dựng mô hình thư viện gia đình cho những ai có nhu cầu và thư viện tư nhân khác với mong muốn khơi dậy tinh thần ham đọc sách của mọi thế hệ.
Hiện “Không gian đọc Yên” đang đồng hành với các tủ sách tại xã Nga Điền, Trường Trung học Cơ sở Nga Thái trong việc hỗ trợ sách và hoạt động quản lý. Anh Trường mong muốn, tương lai sẽ phát triển văn hóa đọc ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để trẻ em, học sinh nghèo tiếp cận và hình thành được văn hóa đọc./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·Quý I/2018, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank tăng trưởng 36%
- ·Khách hàng mất tiền gửi: Làm rõ trách nhiệm của cá nhân hay pháp nhân
- ·Giá gas hôm nay ngày 15/1/2024: Đầu tuần giá gas giảm mạnh, vì sao?
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Sẵn sàng triển khai chương trình lớp 6 trong điều kiện dịch bệnh
- ·Đổi mới giáo dục phổ thông: Không thể dạy học theo phương pháp cũ
- ·Khuyến khích, động viên tân sinh viên với nhiều học bổng
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·“Thay đổi” nguyện vọng
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Biện pháp đơn giản gửi tiền an toàn trong ngân hàng
- ·Học sinh Huế với niềm đam mê thời trang
- ·Học sinh có thể sử dụng sách giáo khoa Cánh Diều miễn phí tại website: https://hoc10.com
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·UOB Việt Nam được bổ sung hoạt động mua nợ
- ·Thị trường tiền tệ cẩn trọng trước rủi ro từ bên ngoài
- ·Điểm chuẩn bổ sung đợt 1 của ĐH Huế từ 14
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Bảo đảm cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh