【đội hình lecce gặp fiorentina】Thế giới chuyển mình sau 4 năm COVID
Ngày 11-3-2020,ếgiớichuyểnmìnhsaunăđội hình lecce gặp fiorentina Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức ghi nhận COVID-19 là một đại dịch. Sau 4 năm, người dân trên toàn thế giới đã quen với việc sống chung COVID-19 sau sợ hãi và bất an ở giai đoạn đầu. Giãn cách xã hội, vaccine, biến thể của virus SARS-CoV2… là những thứ không thể quên với nhiều người.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản ngày 13/3/2023
Theo dữ liệu của WHO, tính đến 25/2/2024, trên toàn thế giới có tổng cộng 774.771.942 ca mắc COVID-19 và 7.035.337 trường hợp tử vong. Hơn 13,59 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm.
Ngoài tác động đầy thương tâm bởi số ca tử vong lớn, đại dịch COVID-19 còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Trong năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới đã giảm 3,4%.
Không chỉ dừng lại ở việc mắc COVID-19, nhiều người còn phải vật lộn với hội chứng COVID kéo dài. Có hàng chục triệu người trên khắp thế giới được cho là đang mắc hội chứng hậu COVID - các triệu chứng tồn tại nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí vài năm, sau khi người nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh.
Bà Sylvie Gagnon sống tại Quebec (Canada) chật vật vì các triệu chứng của COVID kéo dài từ đầu năm 2023. Thời điểm đó, bà mắc COVID-19 lần thứ tư. Bà phải nghỉ việc, chuyển về sống cùng con trai và con dâu vì cần hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày. Người phụ nữ 56 tuổi chia sẻ với giọng thều thào: “Một số người vẫn cho rằng COVID kéo dài chỉ tương tự như cảm cúm nhưng nó không phải như vậy”.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về COVID kéo dài nhưng giới khoa học vẫn chưa nắm bắt được nhiều về hội chứng này. Hơn 200 triệu chứng liên quan đến hậu COVID đã được ghi nhận trong đó có đau đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, thở khó và sương mù não. Tuy nhiên, vẫn chưa có xét nghiệm chẩn đoán hoặc phương thức điều trị cụ thể.
Trong khi xã hội đang bước sang giai đoạn mới, những người mắc COVID kéo dài như bà Gagnon cảm thấy như đang mắc kẹt. Hiện chưa xác định được chính xác số người mắc hội chứng hậu COVID. Tuy nhiên, WHO cho rằng tỷ lệ mắc hội chứng này trong tổng số người đã mắc COVID-19 có thể lên tới 10 - 20%.
Sars-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi và cố gắng xâm chiếm cơ thể con người. Vào đầu năm 2024, một số quốc gia ghi nhận số ca mắc COVID-19 bắt đầu tăng trở lại do biến thể JN.1 xuất hiện vào tháng 9 năm ngoái ở Pháp. Hiện nay, tình trạng mắc COVID-19 của mỗi người liên quan đến một loạt các yếu tố phức tạp, bao gồm số lần họ đã nhiễm virus Sars-CoV-2, tình trạng tiêm chủng của họ và khả năng miễn dịch do tiêm chủng có suy yếu hay không.
Nhiều quốc gia vẫn đề xuất các đối tượng nằm trong nhóm rủi ro cao tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường. Ngày 28/2, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ Mandy Cohen đã phê duyệt việc sử dụng các loại vaccine ngừa COVID-19 cập nhật là mũi tiêm hằng năm cho người từ 65 tuổi trở lên. Trong tháng 3, Chính phủ Liên bang Australia đã cập nhật hướng dẫn kiến nghị nên tiếp tục tiêm vaccine phòng COVID-19 liều tăng cường với tất cả công dân trưởng thành tại nước này, nhưng trẻ em có sức khỏe tốt thì không nhất thiết.
Hồi phục
Vào ngày 10/3/2023, Trung tâm tài nguyên về Coronavirus (CRC) của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã chính thức ngừng thu thập dữ liệu về COVID-19. Đài NPR (Mỹ) nhận định đây là dấu hiệu về thay đổi trạng thái đối với đại dịch COVID-19 bởi CRC là nguồn thông tin nổi tiếng và được tin cậy hàng đầu trên thế giới trong 3 năm trước đó.
Đến ngày 5/5/2023, WHO tuyên bố dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. WHO cho biết dù giai đoạn khẩn cấp đã qua nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo vẫn còn rủi ro về các biến thể mới và nhấn mạnh: “COVID-19 đã thay đổi thế giới của chúng ta và thay đổi cả chính chúng ta”.
Nền kinh tế toàn cầu đã nhanh chóng phục hồi sau cú sốc ban đầu, đạt mức tăng trưởng dương trở lại vào năm 2021. Đến năm 2022, GDP toàn cầu tăng hơn 3%. Đại dịch COVID-19 có tác động khác biệt đến các lĩnh vực và ngành nghề. Khi các nước trên thế giới đóng cửa biên giới và áp đặt hạn chế đi lại, ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, thương mại điện tử bùng nổ khi ngày càng nhiều người chọn hoặc buộc phải mua hàng hóa không thiết yếu trực tuyến.
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 7/2023, kinh tế toàn cầu tiếp thục hồi phục dần sau đại dịch COVID-19. Khủng hoảng y tế COVID-19 đã chính thức kết thúc và gián đoạn chuỗi cung ứng đã trở về mức trước đại dịch.
Sau khi đại dịch qua đi, mọi người bắt đầu tìm đến những thú vui mà họ đã phải từ bỏ. Du lịch, di chuyển bằng đường hàng không thịnh hành trở lại. Vào năm 2023, công ty giải trí LiveNation (Mỹ) đã bán được tổng cộng 620 triệu vé xem các buổi hòa nhạc và sự kiện. Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal (Mỹ), hành vi liều lĩnh thường đi kèm với ý thức giải thoát của con người sau khi tai họa qua đi, cũng ngày càng tăng. Người Mỹ đã đánh bạc kỷ lục 66,5 tỷ USD vào năm 2023. So với năm 2019, số vụ tai nạn chết người liên quan đến rượu tại Mỹ tăng 18% và số vụ tai nạn liên quan đến chạy quá tốc độ tăng 17%. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang gia tăng trên toàn thế giới.
Chủ động ứng phó nếu xảy ra một đại dịch khác
COVID-19 cho thấy thực tế rằng tất cả chúng ta đều cùng chung sức trong cuộc chiến với đại dịch và không có quốc gia nào an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn. COVID-19 cũng phản án tầm quan trọng của phản ứng nhanh với các dịch bệnh truyền nhiễm. Theo WHO, cần có cam kết chung về dữ liệu vì lợi ích sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
COVID-19 tấn công thế giới một cách bất ngờ, khi các quốc gia chưa có sự chuẩn bị, dẫn đến hậu quả con số tử vong lớn, xã hội gián đoạn và nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, cần ngăn chặn căn bệnh tiếp theo gây ra điều tương tự.
Các nhà khoa học từng nghiên cứu vaccine SARS và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) đã có được thông tin quan trọng về đặc điểm của virus Corona cũng như cách nhắm mục tiêu vaccine vào chúng. Bà Kate Kelland thuộc Liên minh Đổi mới Chuẩn bị Phòng chống Dịch bệnh nhận định rằng cần mở rộng nghiên cứu và phát triển vaccine phòng các “gia đình” virus đã biết có thể ảnh hưởng đến con người, để giúp nhân loại có lợi thế quyết định trước căn bệnh tiếp theo.
Ngoài ra, bà nhấn mạnh việc tăng tốc ứng phó với mối đe dọa đại dịch tiếp theo cũng cần dựa vào bộ kỹ năng mới cho các bên liên quan trong cộng đồng y tế toàn cầu và hơn thế nữa.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Bí quyết phân biệt đậu phụ có thạch cao hay không?
- ·Điện Biên triệt phá 2 vụ án ma tuý lớn trong ngày
- ·Đâm vào ô tô đỗ bên đường 2 bố con tử vong thương tâm
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Bắt tạm giam nữ Cục Trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh
- ·Thông tin cập nhật bão số 10: Miền trung thành tâm bão
- ·Chào đón các nhà khoa học thế giới đến Việt Nam
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Hà Nội yêu cầu rà soát hành vi lách thuế của các giải Poker
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Thời tiết ngày 10 12 Bắc Bộ trời rét Trung Bộ mưa to
- ·Đêm yên nghỉ đầu tiên của Đại tướng
- ·Đã xác định được nguyên nhân nước suối ở Bình Phước chuyển màu đỏ
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Đi theo Google Maps nam thanh niên và xe máy rớt xuống kênh nước
- ·ĐBQH Đề xuất tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75
- ·Bắt tạm giam nữ Cục Trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh
- ·Chủ tịch huyện ở TT
- ·Ông Nguyễn Quốc Đoàn và ông Lê Tiến làm thẩm phán Tòa án nhân dân