【bóng đá kết quả bóng đá】Nửa cuối năm, vốn ngoại vẫn tích cực vào thị trường
ETFs rút ròng, khối ngoại vẫn mua ròng
Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho thấy, 6 tháng đầu năm, giá trị mua vào cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đạt 56.511 tỷ đồng, trong khi giá trị bán ra 47.791 tỷ đồng.
Như vậy, tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trong nửa đầu năm nay là hơn 8.719 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái, khối này bán ròng hơn 1.811 tỷ đồng. Từ đầu tháng 7 đến nay, nhà đầu tư ngoại tiếp tục mua ròng hơn 494 tỷ đồng.
Xu hướng mua ròng của khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX trong 6 tháng, với giá trị mua ròng đạt hơn 218 tỷ đồng. Tính chung cả hai sàn, giá trị mua ròng của khối ngoại trong nửa đầu năm 2017 đạt hơn 9.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trên thị trường trái phiếu, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng 16.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy thị trường vốn Việt Nam vẫn duy trì sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư ngoại.
Tổng giá trị giao dịch khối ngoại chiếm khoảng 10% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường trong 6 tháng. Xét về tỷ lệ trên tổng giao dịch toàn thị trường, giao dịch của khối ngoại có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái (là 15 - 16%), nhưng xét về con số tuyệt đối thì lại tăng mạnh.
Cụ thể, tổng giá trị giao dịch trên HOSE trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 454.239 tỷ đồng, trong đó giao dịch khối ngoại chiếm khoảng 45.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thống kê được đưa ra từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho thấy, khối ngoại mua ròng mạnh nhất nhóm tài nguyên cơ bản và nhóm xây dựng, vật liệu xây dựng với giá trị mua ròng lần lượt là 584 tỷ đồng và 417 tỷ đồng, tiếp đến là nhóm ngân hàng.
Động thái này của khối ngoại không chỉ tác động tích cực đến đà tăng của các nhóm cổ phiếu, mà còn trở thành một trong những động lực quan trọng cho sự khởi sắc của thị trường chứng khoán nửa đầu năm nay.
Ngoài ra, trong danh sách mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài, còn có sự hiện diện của E1VFVN30 với khối lượng mua ròng hơn 8,4 triệu đơn vị chứng chỉ quỹ, tương đương giá trị mua ròng khoảng 104 tỷ đồng.
Theo đánh giá của các chuyên gia từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt, việc khối ngoại mua ròng chứng chỉ quỹ ETF cho thấy niềm tin vào thị trường của khối này đang khá cao. Trong bối cảnh room nước ngoài ở các cổ phiếu blue-chip không thực sự nhiều, tiến trình nới room diễn biến chậm, 2 quỹ ETFs ngoại có dấu hiệu hoạt động chưa hiệu quả.
Theo đó, tháng 6 vừa qua đã diễn ra đợt tái cơ cấu của 2 quỹ này, trong khi VNM ETF nạp ròng 7,3 triệu USD thì FTSE ETF rút ròng 2,5 triệu USD. Lũy kế 6 tháng, VNM ETF nạp ròng 9,5 triệu USD còn FTSE ETF bị rút ròng 37,3 triệu USD. Tính chung, thông qua 2 quỹ này, khối ngoại đã rút ròng 27,8 triệu USD tính trong nửa đầu năm 2017, tương đương khoảng 633 tỷ đồng.
Khả năng hấp thụ của khối ngoại vẫn lớn
Trong bối cảnh nguồn cung cổ phiếu tăng đột biến trong thời gian tới, khi hàng loạt doanh nghiệp lớn được cổ phần hóa và lên niêm yết, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư Khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) chia sẻ thông tin, dòng vốn ngoại mua ròng mạnh với các cổ phiếu mới niêm yết trong 6 tháng đầu năm như NVL, VJC. Theo ông Linh, thực tế này cho thấy, khi thị trường có hàng hóa mới là những doanh nghiệp quy mô lớn thì mức độ quan tâm của nhà đầu tư cũng cao hơn.
“Chúng ta không cần quá lo lắng về việc lệch cán cân cung - cầu. Chừng nào chúng ta có doanh nghiệp tốt thì dòng tiền sẽ tự động chảy vào”, ông Linh nói.
Đồng quan điểm, ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Bản Việt cho rằng, việc bổ sung hàng hóa chất lượng cho thị trường, thông qua việc gắn IPO doanh nghiệp nhà nước với lên sàn chứng khoán; mở thêm room cho nhà đầu tư nước ngoài và thoái vốn nhà nước ở một số doanh nghiệp lớn đã mang tới cho khối ngoại những cơ hội giải ngân mà những năm trước họ rất khó để tiếp cận
“Chúng tôi tin tưởng khối ngoại sẽ tiếp tục gia tăng phần vốn đầu tư cho thị trường chứng khoán Việt Nam”, ông Đức nói.
Giám đốc Quỹ Eugen Asset Management, ông Kim Hyung Jun cũng khẳng định sẵn sàng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời điểm thích hợp, bởi tiềm năng của thị trường trong dài hạn là rất lớn.
Theo ông Kim Hyung Jun, việc thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi chỉ là vấn đề thời gian. Nếu như những rủi ro về thanh khoản, quy mô thị trường ngoại hối cũng như độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp được cải thiện, Việt Nam được nâng hạng thị trường tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, điều này sẽ củng cố quyết định giải ngân của nhà đầu tư ngoại trong thời gian tới.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- ·Bộ kit test nhanh virus corona Việt Nam vừa chế tạo có gì đặc biệt?
- ·Doanh nghiệp mới thành lập có vốn khủng 144.000 tỷ : Góp đủ tiền mặt trong 90 ngày
- ·Nếu không góp đủ 144.000 tỷ đồng USC Interco sẽ ra sao?
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Bị lấy thông tin 10 triệu người dùng, Facebook đâm đơn kiện nhà phát triển ứng dụng
- ·Vì sao Công ty CP Đầu tư Tài chính Giáo dục bị phạt 85 triệu đồng?
- ·Phó TT Vũ Đức Đam: Tăng cường kết nối nguồn lực, cùng nhau thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·Amazon muốn giao hàng nhanh chỉ sau 30 phút đặt
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Rò rỉ hình ảnh mẫu iphone màn hình gập cạnh tranh với Samsung Fold
- ·Vì sao đại gia địa ốc TP.HCM Phát Đạt bị phạt 280 triệu đồng?
- ·Hoa Kỳ điều tra hành vi lẩn tránh thuế đối với sản phẩm tôm xuất khẩu
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·TechDemo 2019: Kết nối công nghệ, bắt nhịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- ·Ứng dụng điện thoại đặc biệt giúp chẩn đoán chính xác bệnh vàng da ở trẻ em
- ·Sử dụng đèn cực tím làm 'vũ khí' chống virus corona chủng mới
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Công nghệ sẽ hỗ trợ kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả vận hành của DN