【kq wolverhampton】Công điện của Thủ tướng về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank. Ảnh: Trần Việt/TTXVN |
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống các tổ chức tín dụng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, bám sát thực tiễn, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, góp phần tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột quân sự kéo dài ở một số khu vực, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, không đồng đều, thiếu vững chắc; thiên tai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia. Ở trong nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, thiên tai, lũ lụt gây ra ở nhiều địa phương, việc tiếp cận tín dụng còn khó khăn, nợ xấu của ngân hàng tăng.
Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành tín dụng năm 2024, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tăng trưởng kinh tế và phấn đấu hoàn thành cao nhất toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 theo các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi và điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ của các nền kinh tế lớn để phân tích, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh đó, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác; trong đó tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, điều hành thị trường mở, lượng tiền cung ứng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay… để cung ứng vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý; đưa tiền ra và hút tiền về nhịp nhàng, đồng bộ, hợp lý, không giật cục và tạo áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục nhanh hậu quả cơn bão số 3, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân theo tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, bảo đảm đưa vốn tín dụng vào nền kinh tế thực chất, hiệu quả nhất, tuyệt đối không để ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm, không đúng địa chỉ, tạo cơ chế xin cho, tiêu cực trong việc cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở mức 15%.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả và mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp theo thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tạo doanh thu, lợi nhuận và trả nợ vay cho ngân hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục có chính sách tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân. Đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tiếp tục nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay thông qua tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số…
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch các gói tín dụng ưu đãi phù hợp với đặc thù của từng tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực quan trọng, góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, nhất là các gói tín dụng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, gói tín dụng cho lâm sản, thủy sản…; phát huy vai trò, tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong việc chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi gặp khó khăn.
Cùng với đó, tiếp tục chủ động rà soát, tổng hợp khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng thông qua các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão theo quy định hiện hành, thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại theo quy định.
Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng, công bố lãi suất của các tổ chức tín dụng, kịp thời xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp vi phạm; có giải pháp hiệu quả kịp thời xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện này.
Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Vì khó khăn, cha bán đi món đồ quý, 33 năm sau con gái làm điều bất ngờ tặng cha
- ·Từ 15/4, chuyển đổi mã vùng điện thoại giai đoạn 2
- ·Mẹ chồng nói một câu khiến con trai muốn cho vợ ra ở riêng
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Đó rách ngáng trộ mà bác thợ nề quên đường về nói nghĩa là gì?
- ·Bộ Tài chính ký Thỏa thuận hợp tác với CPA
- ·Sẽ phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản tới 2 tỷ đồng
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Quảng Bình: Trên 2.000 tỷ đồng hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Thu nộp hơn 24 tỷ đồng từ xử phạt vi phạm chở quá tải
- ·Việt Nam tăng 30 bậc trên bảng chỉ số toàn cầu hóa
- ·Cách người Nhật bình tĩnh đối phó với động đất khiến thế giới nể phục
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Thống nhất thực hiện quy trình phối hợp thu NSNN
- ·DATC bàn phương án mua nợ của Bianfishco
- ·Kiểm tra việc tuân thủ thủ tục hành chính tại cơ quan Tài chính Hà Nội
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Họa sĩ người Pháp gốc Việt tìm mẹ, ước gặp lại dù chỉ là bia mộ