【cá kèo bóng đá】Nigeria, Ghana
Hội thảo “Doing Business with Vietnam” được tổ chức liên tục các năm 2014, 2015, 2016 tại 2 trung tâm kinh tế của Nigeria và Ghana là Lagos và Accra, nhận được sự quan tâm rất lớn của DN 3 nước |
Nằm trong khuôn khổ của Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016, Bộ Công Thương Việt Nam chủ trì tổ chức Đoàn giao thương, xúc tiến thương mại (XTTM) tại 2 thị trường quan trọng bậc nhất của châu Phi là Nigeria và Ghana, với sự phối hợp thực hiện của Đại sứ quán Việt Nam - Thương vụ Việt Nam tại Nigeria kiêm nhiệm địa bàn Ghana và sự tham gia đồng tổ chức đầy trách nhiệm, nhiệt huyết của chính quyền địa phương, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp của 2 nước bạn Nigeria và Ghana.
Đoàn giao thương XTTM Việt Nam lần này bao gồm 25 thành viên, đại diện cho 18 DN trong các lĩnh vực: phân bón, hóa chất, khoáng sản, nông sản, thực phẩm, tiêu dùng…. Đoàn đã có một lịch trình làm việc dày đặc trong 10 ngày tại 2 thành phố Lagos và Accra, bao gồm: gặp gỡ làm việc với quan chức các Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp Ghana, Phòng Thương mại Công nghiệp Lagos, Phòng Thương mại Công nghiệp Accra; tham dự 2 hội thảo xúc tiến thương mại “Doing business with VietNam” tại Lagos và Accra, 2 hội thảo B2B Vietnam - Nigeria và Vietnam - Ghana; trưng bày gian hàng Việt Nam tại Hội chợ triển lãm quốc tế Lagos 2016; đi tham quan khảo sát thực địa thị trường, các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối; làm việc với một số hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ tại Lagos và Accra và có các cuộc tiếp xúc, trao đổi hợp tác trực tiếp với hàng trăm DN, đối tác của Nigeria và Ghana.
Ông Vũ Quang Thắng, Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Việt Nam (ngồi giữa) tham dự hội thảo “Doing Business with Vietnam - Lagos” ngày 8/11/2016 cùng cộng đồng DN 2 nước |
Ông Vũ Quang Thắng, Bí thư thứ hai, ĐSQ Việt Nam tại Nigeria cho biết, nói Nigeria và Ghana là 2 thị trường lớn, tiềm năng của châu Phi là bởi: Nigeria là nước đông dân nhất châu Phi, hơn 180 triệu dân trên tổng số 36 bang, đang là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi, GDP đạt ở mức gần 500 tỷ USD, đứng thứ 8 về xuất khẩu dầu và là nước có trữ lượng dầu thô xếp thứ 10 trên thế giới. 70% dân số Nigeria sống bằng nghề nông, lĩnh vực này đóng góp 24% GDP. Năm 2016, Chính phủ Nigeria đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là tập trung vào việc phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu năng lượng, điện, nâng cấp cơ sở hạ tầng và thiếu việc làm.
Ghana chỉ có 25 triệu dân nhưng lại là nước có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường biển, đường bộ, cũng như có nhiều chính sách ưu đãi trong nhập khẩu hàng hóa, hợp tác đầu tư, Ghana được đánh giá là cửa ngõ trung chuyển các mặt hàng tới các nước của khu vực Tây Phi như: Togo, Burkina Faso, Cote d’lvoire, Guinea thậm chí cả Nigeria. Ghana là một nước có nền dân chủ nhất châu Phi, an ninh chính trị ổn định, đầu tư FDI vào Ghana ngày một tăng, cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều nơi, đời sống kinh tế người dân ngày càng được cải thiện. Cũng như Nigeria, Chính phủ Ghana đang có nhiều chính sách hỗ trợ để tăng cường phát triển nông nghiệp.
Đoàn các DN của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tham dự Hội thảo tại Ghana ngày 11/11/2016 |
Đoàn công tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tham dự lần này gồm 8 DN thành viên: 4 DN phân bón, 2 DN xăm lốp, 1 DN ắc quy, 1 DN quặng với mục đích tận dụng những thế mạnh và kinh nghiệm đã có để khai thác một thị trường còn bỏ ngỏ với nhiều tiềm năng. Ông Bùi Thế Chuyên, Phó Tổng giám đốc Vinachem cho rằng, Việt Nam vốn có một ngành phân bón rất phát triển, độ canh tác hợp lý, trong khi Ghana và Nigeria cũng có điều kiện canh tác rất tương đồng với Việt Nam.
Chia sẻ những kinh nghiệm đã khá thành công tại khu vực thị trường Tây Phi của DN mình, ông Quân Lê, Việt kiều tại Anh, Giám đốc Công ty Tư vấn GMX Consulting cho rằng: Các sản phẩm hỗ trợ cho nông nghiệp là rất cần tại đây, nhưng đưa được sản phẩm vào tiêu thụ là việc hoàn toàn khác. Phân bón là sản phẩm đặc thù, bước đầu phải có sự kết hợp giữa nhà cung cấp và người nông dân để hướng dẫn sử dụng sản phẩm trong quá trình phát triển của cây trồng, muốn vậy phải có sự kết hợp trong hợp tác đầu tư nông nghiệp giữa hai bên. Nếu tiếp cận khách hàng theo kiểu buôn bán như các mặt hàng tiêu dùng thì rất khó thâm nhập được thị trường, đặc biệt là đối với các nước có nền nông nghiệp chưa phát triển như Nigeria và Ghana.
Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi - Tây Á - Nam Á, Bộ Công Thương (thứ hai từ phải sang) trao quà lưu niệm với Phòng Thương mại và Công nghiệp Lagos |
Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi - Tây Á - Nam Á, Bộ Công Thương, Trưởng đoàn XTTM lần này tại Nigeria và Ghana nhận định: Nigeria và Ghana là 2 thị trường lớn, tiềm năng bậc nhất nhì của châu Phi, là cửa ngõ, là trạm trung chuyển để bất kỳ DN nào có quyết tâm cao sẽ tiến sâu được vào khu vực Tây Phi nói riêng và cả châu Phi. Dù địa lý xa xôi và có nhiều khó khăn cố hữu, đặc trưng ở những thị trường này, nhưng chủ trương của Bộ Công Thương là sẽ vẫn tiếp tục, tăng cường tổ chức thường xuyên những hội thảo, chương trình XTTM, với quy mô ngày càng lớn hơn, sâu rộng hơn, nhằm hỗ trợ tối đa các DN Việt Nam tìm hiểu, tiếp cận trực tiếp với DN nước bạn, cọ sát thực tế với thị trường bạn trong những đợt làm việc như thế này.
Ông Đào Mạnh Đức, Trưởng Bộ phận Thương vụ, ĐSQ Việt Nam tại Nigeria |
Ông Đào Mạnh Đức, Bí thư thứ 3, Trưởng Bộ phận thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Nigeria cho biết: Sự hiện diện về mặt thông tin lẫn sản phẩm thực tế của các DN Việt Nam tại địa bàn Tây Phi xưa nay là rất ít ỏi. DN Việt Nam thì e ngại, sợ sệt, không dám sang xúc tiến, còn DN bạn thì cũng chỉ tìm hiểu từ xa hoặc qua trung gian, mặc dù cung - cầu 2 bên là rất phù hợp. Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Nigeria kiêm nhiệm Ghana đã cố gắng duy trì hội thảo này, 3 năm (2014 - 2016), mỗi năm tổ chức, số lượng các DN của cả 2 phía đều tăng lên khá nhiều so với năm trước, phạm vi làm việc, trao đổi, xúc tiến thực tế cũng được mở rộng, đi sâu hơn.
Được hỏi làm thế nào để DN Việt Nam có thể tiếp cận dễ dàng, thành công tại khu vực thị trường này? Ông Đào Mạnh Đức chia sẻ: "Trước hết, phải hiểu được một số đặc trưng của khu vực thị trường này, hiểu được con người, cách nghĩ, cách làm của họ, rất khác biệt, rất châu Phi, không thể áp dụng những tiêu chuẩn hay kỳ vọng giống như bất cứ bạn hàng quen thuộc nào. DN Việt khi sang làm việc, phải chuẩn bị rất tốt từ trước, phải kiên trì về mọi nguồn lực, từ việc cử cán bộ có trình độ, chịu được gian khó, tiếng Anh tốt... cho đến tiền mặt và hàng hóa mẫu. Đặc trưng của DN Tây Phi là muốn được sờ thấy, dùng thử hơn là niềm tin qua email, catalog...”.
Theo Trưởng bộ phận Thương Vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Nigeria, Việt Nam luôn là một trong các quốc gia được cân nhắc lựa chọn hàng đầu trong khi xây dựng các dự án tại đây, bởi kinh nghiệm đã có của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển giao công nghệ trồng lúa, xuất khẩu gạo, nuôi trồng thủy sản và một số mặt hàng “made in Vietnam” đã bắt đầu có uy tín và được yêu thích. Tuy nhiên, những khó khăn thực tế hiện vẫn còn khá lớn cho DN Việt Nam khi đến khu vực thị trường này, đó là: chính sách ngoại giao, kinh tế của Việt Nam đối với các thị trường này chưa thực sự ở mức chiến lược, chúng ta vẫn đi sau các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia về các hiệp định, thỏa thuận hợp tác thương mại song phương, bên cạnh đó cũng là sự đi sau các DN nước họ về độ quyết tâm, khoan phá, khắc phục khó khăn, và độ sẵn sàng của các DN Việt Nam. Ngoài ra, tình hình chính trị bất ổn, an ninh không đảm bảo tại một số vùng của Nigeria, các chính sách kinh tế thương mại hay thay đổi và chậm phản ứng với thị trường, tình trạng tham nhũng, quan liêu, hạ tầng yếu kém (điện, nước, đường xá)… tại Nigeria đã góp phần gia tăng nhiều trở ngại với DN khi tiếp cận.
Bản báo cáo cũng đề xuất một số cách tiếp cận và triển khai cụ thể đối với từng lĩnh vực hàng hóa, ngành nghề, kinh nghiệm của những DN đã làm tại Nigeria, Ghana, trong đó có đề cập những thuận lợi, khó khăn, và phương hướng thúc đẩy xuất khẩu của một số mặt hàng trọng yếu như: nông sản, thủy hải sản (thay vì xuất khẩu trực tiếp gặp khó khăn vì chính sách siết chặt thì DN Việt Nam nên chuyển hướng sang các sự án hợp tác, nuôi trồng tại địa phương để thuận lợi cho việc đưa hàng hóa sang), dệt may (nên tập trung 2 mảng chính là đồng phục và thời trang), da giày, vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh (năm 2015, số tiền đầu tư vào riêng10 dự án xây dựng mới tại Nigeria là 200 tỷ USD, thị trường bất động sản tăng 8,27%, đóng góp 9,4% vào GDP nước này)…
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Không giảm giá sữa do nguyên liệu nhập khẩu vẫn giữ giá
- ·Thách thức danh hài: Trấn Thành cười ngặt nghẽo trước chuyện tình tay ba trớ trêu
- ·Nhiều chuyến bay của Vietjet bị hủy, hoãn vì Bão số 5
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Đăng Khôi
- ·Infographics: Các chính sách của Tổng thống đắc cử Joe Biden
- ·Thưởng lãm 50 loài hoa Nhật Bản tại Hà Nội
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Xuất cấp trang thiết bị để ứng phó sự cố, thiên tai
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Bộ Nội vụ yêu cầu tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng
- ·Mỹ: Apple phải trả 503 triệu USD trong vụ kiện bản quyền
- ·Thực đơn bữa cơm nhà không khí Trung thu
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Khánh Thi hôn chồng say đắm ở Cuộc thi Khiêu Vũ thể thao
- ·Sinh viên Việt Nam đóng góp gần 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ
- ·Quảng Ninh lập lại trật tự ở chùa Đồng Yên Tử
- ·Long An sees positive socio
- ·Nhìn từ chiến thắng UAE – Việt Nam: Nền tảng thể lực – bệ phóng cho đội tuyển Việt Nam bay cao