会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq newcastle jets】Nền kinh tế Việt Nam chứng minh được khả năng phục hồi tốt!

【kq newcastle jets】Nền kinh tế Việt Nam chứng minh được khả năng phục hồi tốt

时间:2025-01-13 10:39:10 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:952次
Ông Paulo Medas,ềnkinhtếViệtNamchứngminhđượckhảnăngphụchồitốkq newcastle jets Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)

Thưa ông, IMF đánh giá thế nào về sự phục hồi tăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam?

Sau một năm đầy thách thức, đặc biệt là vào đầu năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhờ những hành động quyết liệt của Chính phủ. Kinh tế bị ảnh hưởng bởi các khó khăn trong lĩnh vực bất động sảnvà tài chính, cũng như sự sụt giảm đáng kể về xuất khẩu. Tuy nhiên, nền kinh tế bắt đầu phục hồi vào cuối năm 2023 nhờ tăng trưởng xuất khẩu và sự hỗ trợ của chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng, cũng như các biện pháp ổn định lĩnh vực ngân hàng.

Sự phục hồi vẫn tiếp tục trong nửa đầu năm 2024, khi tăng trưởng kinh tế tăng lên 6,4%, được hỗ trợ bởi tăng trưởng trong xuất khẩu, du lịch và đầu tưtrực tiếp nước ngoài. Hoạt động sản xuất dù vẫn yếu, nhưng đang dần phục hồi. Các giải pháp mới liên quan đến đất đai, bao gồm Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)…, sẽ giúp lĩnh vực bất động sản phục hồi trong thời gian tới. Lạm phát đã tăng từ đầu năm nay, chủ yếu do giá lương thực tăng, được dự báo cho cả năm ở mức khoảng 4-4,5%.

Chính phủ Việt Nam đang kỳ vọng mục tiêu tăng trưởng GDP 7% cho năm nay, thay vì mức 6-6,5% đặt ra trước đó. IMF có tin rằng, mục tiêu này sẽ đạt được không, thưa ông?

Nền kinh tế Việt Nam đã chứng minh được khả năng phục hồi khá tốt, mặc dù có những cú sốc lớn. Với diễn biến kinh tế mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024, thì tăng trưởng kinh tế rất có thể sẽ đạt trên 6% cho cả năm nhờ sự phục hồi của xuất khẩu và sản xuất trong nước. Chúng tôi cho rằng, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm 2024.

Tuy nhiên, có những yếu tố và rủi ro khiến việc đạt được mức tăng trưởng 7% trong năm nay trở nên khó khăn hơn. Tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2024 cũng phần nào phản ánh mức tăng trưởng yếu trong nửa đầu năm 2023. Sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao hơn trong cả năm 2024.

Ngoài ra, còn có những rủi ro như xuất khẩu có thể yếu đi, đặc biệt là nếu căng thẳng địa - chính trị gia tăng. Nhiều khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệpcó thể cản trở khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng, gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế và làm suy yếu sự ổn định tài chính. Ngoài ra, nếu lạm phát bất ngờ tăng theo chiều hướng tích cực, có thể gây tổn hại đến tiêu dùngtư nhân.

Trong bối cảnh này, điều quan trọng là phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, bởi sự hỗ trợ lớn về chính sách của Chính phủ sẽ giảm dần trong tương lai. Chúng tôi cho rằng, việc tăng trưởng trên 6% đã là rất tích cực vì nền kinh tế trong nước và hệ thống tài chính vẫn đang phục hồi sau những cú sốc lớn và triển vọng tăng trưởng toàn cầu còn khiêm tốn.

Theo ông, những thách thức chính đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến cuối năm 2024 và sau đó là gì?

Thách thức chính trong ngắn hạn là phải cân bằng các chính sách hỗ trợ cho sự phục hồi, đồng thời phải quản lý rủi ro lạm phát và tiếp tục khôi phục “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng. Các chính sách tiền tệ và tài khóa thích ứng đã giúp nền kinh tế phục hồi. Chẳng hạn, lãi suất ở mức gần thấp kỷ lục kể từ nửa cuối năm 2023. Tuy nhiên, khi quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn, điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ rủi ro lạm phát và sẵn sàng thắt chặt chính sách nếu cần.

Về trung hạn, Việt Nam cần áp dụng các cải cách cơ cấu mới trong bối cảnh những thách thức đáng kể do già hóa dân số và biến đổi khí hậu gây ra. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao một cách ấn tượng trong 2 thập kỷ qua - cao hơn các nền kinh tế thị trường mới nổi khác, sẽ cần phải nỗ lực tiếp tục cải thiện các chính sách và cải cách kinh tế. Việc cải thiện chất lượng và phổ biến dữ liệu kinh tế sẽ giúp cải thiện chất lượng của các chính sách.

Ngoài ra, việc tiếp tục xây dựng khả năng phục hồi của khu vực tài chính vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhằm giúp duy trì tăng trưởng kinh tế trong trung hạn. Việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng là một bước tiến đáng kể, nhưng việc thực hiện sẽ rất quan trọng. Tiếp theo là phải tiếp tục thực hiện những cải cách nhằm tăng cường chính sách và hoạt động giám sát ngân hàng.

Đồng thời, cũng cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy năng suất cao hơn. Các xu hướng nhân khẩu học kém thuận lợi sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và biến đổi khí hậu sẽ mang đến những thách thức mới.

Để giải quyết những thách thức này, điều cần thiết là phải tăng năng suất, bao gồm thông qua việc áp dụng các cải cách cơ cấu để cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư vào vốn con người và vật chất, bao gồm cả việc mở rộng quy mô năng lượng tái tạo. Việc cải thiện hoạt động và quản trị thị trường vốn, cùng với tăng cường khung khổ thực thi các vấn đề về thanh toán nợ và phá sản, cũng sẽ giúp thúc đẩy năng suất.

Ông đánh giá thế nào về việc thực hiện chính sách tiền tệ hiện nay tại Việt Nam? Những chính sách nào phù hợp với Việt Nam và khuyến nghị của IMF là gì, thưa ông?

Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ cần điều hướng để hỗ trợ phục hồi, đồng thời vẫn cảnh giác với rủi ro lạm phát. Chính sách tiền tệ thích ứng hiện tại đã hỗ trợ phù hợp cho quá trình phục hồi. Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế mạnh lên, các cơ quan chức năng nên sẵn sàng thắt chặt chính sách tiền tệ nếu áp lực lạm phát gia tăng và tránh các chính sách khuyến khích tăng trưởng tín dụng quá mức.

Nhìn về phía trước, khi nền kinh tế tiếp tục phát triển hơn nữa, điều quan trọng là phải nâng cấp khung khổ chính sách tiền tệ và tài khóa. Việc đẩy nhanh quá trình này sẽ giúp kiểm soát được những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài phức tạp và giúp thúc đẩy sự ổn định tài chính vĩ mô.

Việc tiến tới một khung khổ chính sách tiền tệ hiện đại hơn sẽ giúp tăng cường truyền tải chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát, giảm nhu cầu can thiệp ngoại hối và loại bỏ sự bóp méo tín dụng. Các bước sẽ bao gồm quyền tự chủ hoạt động lớn hơn cho Ngân hàng Nhà nước, cho phép linh hoạt tỷ giá hối đoái lớn hơn nữa, thay thế các mức trần tăng trưởng tín dụng và các biện pháp giãn nợ bằng một khung khổ vĩ mô thận trọng hợp lý.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
  • Điểm chuẩn ngành Sư phạm, Báo chí lên ngôi, 9,5 điểm/môn vẫn trượt
  • Nhận định, soi kèo Dynamic Herb Cebu vs Selangor FC, 17h00 ngày 5/12: Chiến thắng nhọc nhằn
  • Điểm chuẩn các trường đại học ngành Kinh tế 2024, cao nhất 28,5 điểm
  • Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
  • Siêu máy tính dự đoán Man City vs Nottingham, 2h30 ngày 5/12
  • Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ lãnh 28 năm tù
  • Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Brentford, 3h15 ngày 5/12
推荐内容
  • Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
  • Nhận định, soi kèo Damac vs Al Fayha, 22h10 ngày 5/12: Đối thủ khó chịu
  • Nhận định, soi kèo Newcastle vs Liverpool, 02h30 ngày 5/12: Tiếp đà thăng hoa
  • Nhận định, soi kèo Olympiacos vs Kallithea, 22h30 ngày 4/12: Cửa trên ‘tạch’
  • Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
  • Điểm chuẩn Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tăng