【kết quả bóng đá eibar】Nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư hiệu quả, bền vững
Lãnh đạo tỉnh Long An thường xuyên gặp gỡ,ângcaonănglựccạnhtranhđểthuhútđầutưhiệuquảbềnvữkết quả bóng đá eibar đối thoại với các doanh nghiệpnhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh Ảnh: Khả Tâm |
Cải thiện vượt bậc
Trong nhiều năm qua, Long An trở thành điểm sáng thu hút đầu tưcủa cả nước, bởi không chỉ có vị trị địa lý thuận lợi, tiếp giáp TP.HCM, có hạ tầng kinh tế- xã hội khá hoàn thiện, quỹ đất công nghiệp dồi dào…, mà yếu tố quan trọng chính là môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh ngày càng thân thiện, thông thoáng, an toàn và hiệu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh Long An, ông Nguyễn Văn Út cho biết, tỉnh xác định công tác cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ chính trị quan trọng và chỉ đạo thực hiện xuyên suốt các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh với mục tiêu không chỉ để thăng hạng Chỉ sổ Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), mà còn để thu hút đầu tư hiệu quả hơn, bền vững hơn.
Cụ thể, ngay sau khi công bố kết quả PCI hàng năm, tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả để phân tích chuyên sâu các chỉ số tăng điểm, thăng hạng, chỉ số giảm điểm, giảm hạng, từ đó đề ra những giải pháp đổi mới, cụ thể, sáng tạo, sát thực tiễn để cải thiện vượt bậc điểm số và thứ hạng của các chỉ số thành phần còn thấp điểm. Các chỉ số còn lại phải được tiếp tục phát huy, hoàn thiện và tăng điểm.
Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ, nghiên cứu phân tích chi tiết từng chỉ số thành phần, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động thật cụ thể, chi tiết, thiết thực và phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành, xác định rõ tinh thần phục vụ người dân, doanh nghiệp, thay vì quản lý, hỗ trợ như trước đây. Trong quá trình thực hiện, phải thẳng thắng nhìn nhận những hạn chế, yếu kém để khắc phục.
Đặc biệt, Long An đã thành lập các tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tiếp tục cải cách sâu rộng và toàn diện các thủ tục hành chính. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thực hiện dự ánđầu tư trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai đánh giá Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI). Đây là một trong những giải pháp hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh một cách đồng bộ, bền vững và tiếp tục duy trì thứ hạng của Long An trên bảng xếp hạng PCI.
Theo công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), PCI năm 2023 của Long An đã có sự cải thiện vượt bậc, tăng cao về điểm số và thứ hạng, đạt 70,94 điểm, xếp vị trí thứ 2 cả nước (tăng 2,47 điểm, tăng 8 bậc so với năm 2022) và dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Dựa vào sự biến động của các chỉ số thành phần cho thấy, bức tranh về môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh trong năm 2023 đã có nhiều biến chuyển tích cực so với những năm trước đây. Đó là chất lượng điều hành cấp tỉnh tiếp tục có sự cải thiện không ngừng theo thời gian; hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng cải cách hành chính, phục vụ doanh nghiệp ngày càng được đánh giá cao; môi trường kinh doanh ngày càng tạo được sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tư nhân; gánh nặng về những chi phí không chính thức tiếp tục được giảm bớt; việc kiểm soát tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu doanh nghiệp đã được quản lý chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, công tác hỗ trợ doanh nghiệp thật sự là một điểm sáng, đây là chỉ số tăng điểm cao nhất của tỉnh; hệ thống pháp lý và tình hình an ninh trật tự tiếp tục được đảm bảo, tạo sự an tâm và tin tưởng cho doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh.
Trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2023, Long An có 5 chỉ số thành phần tăng điểm, gồm: Gia nhập thị trường đạt 7,18 điểm (+0,2 điểm); Cạnh tranh bình đẳng đạt 6,54 điểm (+0,19 điểm); Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đạt 6,9 điểm (1,06 điểm); Đào tạo lao động (+0,74); Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự đạt 7,83 điểm (+0,81 điểm).
Trong đó, Chỉ số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có sự tăng điểm nhiều nhất, đạt 6,9 điểm, trong khi năm 2022 đạt 5,84 điểm (tăng 1,06 điểm và tăng 10 bậc). Hầu hết các chỉ tiêu đánh giá về công tác triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của năm 2023 đều có sự cải thiện so với năm 2022.
Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2023 cho thấy hiệu quả trong công tác triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, có 75% doanh nghiệp nhận định thủ tục tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là dễ thực hiện (năm 2022 là 50%); 79% doanh nghiệp đánh giá thủ tục tiếp cận dịch vụ tư vấn hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị là dễ thực hiện (năm 2022 là 70%).
Bên cạnh đó, thủ tục tiếp cận mặt bằng tại các khu công nghiệp/cụm công nghiệp và thủ tục tiếp cận dịch vụ tư vấn thông tin thị trường được doanh nghiệp đánh giá là dễ thực hiện hơn so với năm 2022, khi lần lượt đạt 82% và 74% (năm 2022, tỷ lệ này là 76% và 72%); 88% doanh nghiệp đánh giá, địa phương đã giải đáp hiệu quả mọi vướng mắc trong thực hiện những văn bản thực thi các hiệp định thương mại tự do - FTA (năm 2022 là 63%); 50% doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện thủ tục hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ FTA là thuận lợi (năm 2022 là 0%)…
Cộng đồng doanh nghiệp cũng đánh giá cao sự nỗ lực của chính quyền các cấp trong việc tạo dựng môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuận lợi tiếp cận các nguồn lực, thông tin, tín dụng, đặc biệt trong giải quyết các khó khăn của quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các thủ tục hành chính, thủ tục tiếp cận đất đai…
Tuy nhiên, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, việc cải thiện các chỉ số thành phần PCI có xu hướng chững lại, còn một vài chỉ số chưa thực sự bền vững. Bên cạnh 1 chỉ số giữ điểm (Chi phí không chính thức đạt 7,74 điểm), có 4 chỉ số giảm điểm, giảm hạng so với các năm trước gồm: Tiếp cận đất đai đạt 6,89 (-0,28 điểm); Tính minh bạch đạt 5,99 điểm (-0,39 điểm); Chi phí thời gian đạt 8,4 điểm (-0,03 điểm); Tính năng động của chính quyền tỉnh đạt 7,24 (-0,3 điểm). Do đó, để duy trì vị trí trong Top đầu cả nước, tỉnh cần đẩy mạnh và triển khai quyết liệt hơn, thực chất hơn các nỗ lực cải thiện hiệu quả môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Giải quyết thấu đáo kiến nghị của doanh nghiệp
Ông Nguyễn Văn Út cho rằng, thành tựu Long An đạt được chính là kết quả của sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh một cách quyết liệt, đồng bộ. Đồng thời, cũng thể hiện sự đánh giá công tâm, khách quan, khẳng định sự tin tưởng, hài lòng ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, giúp tỉnh đạt được kết quả vượt bậc trong năm 2023.
Để Long An tiếp tục là điểm đến đầu tư thân thiện, thông thoáng, an toàn và hiệu quả, hướng tới mục tiêu vị trí của Long An trên các bảng xếp hạng luôn duy trì trong top 3 cả nước, tại Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá PCI; Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI); công bố kết quả Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Long An năm 2023, tổ chức vào tuần trước, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh chủ động tiến hành phân tích, đánh giá tại đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện hiệu quả Bộ chỉ số DDCI và kế hoạch đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số PCI, PGI năm 2024.
Nghiêm túc xây dựng kế hoạch nâng cao chỉ số PAR INDEX (Chỉ số Cải cách hành chính), PAPI (Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) của cơ quan, đơn vị; tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính một cửa, một cửa liên thông; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải quyết triệt để, thấu đáo những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, doanh nghiệp.
Đối với những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách chung, làm cản trở việc nâng cao các chỉ số, người đứng đầu UBND tỉnh Long An yêu cầu các sở, ngành, địa phương chủ động nghiên cứu, đề xuất cấp thẩm quyền giải quyết kịp thời. Qua đó, tiếp tục tạo dựng và củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân, doanh nghiệp.
Cùng với đó, tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, không đùn đẩy, phát huy tính năng động, tiên phong sáng tạo, thường xuyên quán triệt cán bộ, công chức, viên chức tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Olympic 2024: Trung Quốc vươn lên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương
- ·Thua TP.Hồ Chí Minh 1
- ·Tiền Giang định hướng trở thành một đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế vùng
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·Hàng tỷ USD từ Hàn Quốc đang chờ vào Việt Nam
- ·AEON mở rộng mô hình mới, đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam
- ·Rõ dần cơ chế lấy cao tốc “nuôi” cao tốc
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Nhà máy điện gió Tân Hợp Quảng Trị sẽ vận hành thương mại vào tháng 8/2025
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận yêu cầu đẩy nhanh tiến độ 2 dự án trọng điểm
- ·Hải Phòng sẵn sàng quỹ đất sạch đón nhà đầu tư mới
- ·Quảng Trị khánh thành dự án nâng cấp nhà máy nước sạch Tân Lương
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Thái Bình nỗ lực vươn tới nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
- ·Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực dược phẩm, y tế Việt Nam còn thấp
- ·Tăng tốc tiến độ điều chỉnh Dự án cao tốc Bến Lức
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Ứng xử với cao tốc phân kỳ