【kqbd basel】Nông thôn Bình Phước đã mới
Quyết liệt thực hiện
Bình Phước là tỉnh nông nghiệp,ướcđatildemớkqbd basel vùng sâu, xa, biên giới với 41 thành phần dân tộc sinh sống, trong đó có hơn 20% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số và xuất phát điểm thấp. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên, thường xuyên bị thiên tai, dịch bệnh hoành hành, giá nông sản bấp bênh... đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và đời sống nhân dân. Với địa bàn rộng có tới 90 xã, 15 phường, 6 thị trấn; bị chia cắt bởi núi đồi, sông suối nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng hay phát triển kinh tế ở Bình Phước những năm qua gặp không ít khó khăn.
Nhờ xây dựng nông thôn mới nên điện lưới quốc gia đã về tận vùng sâu, xa của tỉnh phục vụ cuộc sống và sản xuất của nhân dân - Ảnh: Tấn Phong
Bình Phước thực hiện chương trình xây dựng NTM với mục tiêu xây dựng nông nghiệp, nông thôn với cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt, sau khi xã Tân Lập, huyện Đồng Phú (một trong 11 xã điểm của cả nước) hoàn thành chương trình xây dựng NTM, Bình Phước đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý cho từng giai đoạn (2010-2015 và 2016-2020). Theo đó, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 6-12-2013 về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020. Tiếp đó, UBND tỉnh ra quyết định về bộ tiêu chí xây dựng NTM của tỉnh; Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện; bộ máy quản lý chương trình NTM các cấp được thành lập... Đồng thời, phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện. Đặc biệt, việc Tỉnh ủy phân công Tỉnh ủy viên, lãnh đạo sở, ngành phụ trách, giúp đỡ các xã yếu thì phong trào xây dựng NTM được đẩy mạnh và quyết liệt hơn.
Với quan điểm xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án và các cuộc vận động nên phong trào được triển khai rộng khắp toàn tỉnh. Phương châm thực hiện xây dựng NTM là dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư, có sự hỗ trợ một phần ngân sách nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia, đảm bảo quy trình “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.
Thi đua xây dựng nông thôn mới
Trong 10 năm xây dựng NTM, Bình Phước đã phát trên 5.800 cuốn tài liệu, sách; 10.800 tờ rơi; tổ chức 509 lớp tập huấn với gần 18.000 lượt cán bộ các cấp tham dự. Ngoài ra, các ngành, hội đoàn thể, khối mặt trận đã tổ chức hàng ngàn buổi tuyên truyền về nội dung, chương trình xây dựng NTM... Các cơ quan báo chí của tỉnh đã mở nhiều chuyên mục về NTM với hàng ngàn tin, bài tuyên truyền nên nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh được nâng cao, xây dựng NTM đã trở thành phong trào lan rộng.
Đặc biệt, từ phong trào đã xuất hiện nhiều cách làm hay, những gương điển hình trong huy động nguồn lực xã hội, đóng góp công sức, tiền của để xây dựng NTM. Các phong trào hiến đất mở đường; xây dựng đường đẹp, ngõ đẹp; thắp sáng đường quê; camera an ninh, đường tự quản... trở thành cuộc thi đua sôi nổi trên toàn tỉnh. Nhiều xã như Đức Liễu (Bù Đăng), Long Giang (Phước Long), Thanh Lương, Thanh Phú (Bình Long), Tân Thành, Tiến Hưng (Đồng Xoài)... nhân dân đã góp hàng tỷ đồng, ngày công, hiến hàng ngàn héc ta đất, hàng ngàn mét tường cổng, hàng trăm mét vuông công trình phụ và nhà ở để mở rộng đường giao thông, kênh mương. Nhiều cá nhân như ông Nguyễn Viết Tuyên ở xã Minh Thành (Chơn Thành) hiến đất và đóng góp 1 tỷ đồng; ông Trương Đường, xã Nghĩa Trung (Bù Đăng) đóng góp hơn 700 triệu đồng; ông Trương Văn Đảo ở xã Phước Tín (Phước Long) đóng góp hơn 150 triệu đồng... để làm đường nông thôn. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 2.000 tập thể và cá nhân tham gia đóng góp từ 20-100 triệu đồng; nhân dân trong tỉnh đã hiến gần 2.000 ha đất để xây dựng kết cấu hạ tầng NTM.
Nhờ hiệu quả từ công tác tuyên truyền, vận động và sức lan tỏa của phong trào xây dựng NTM nên xóa bỏ được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước ở cơ sở. Nhiều xã đã tranh thủ được cơ hội xây dựng NTM để bứt phá vươn lên làm thay đổi diện mạo nông thôn qua kết cấu hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống người dân.
Những kết quả đáng mừng
Là tỉnh còn nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp nhưng Bình Phước luôn chủ động huy động mọi nguồn lực thực hiện xây dựng NTM. Từ năm 2011 đến nay, Bình Phước đã huy động hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó ngân sách Trung ương khoảng 792.975 triệu đồng; ngân sách tỉnh 2.178.659 triệu đồng; vốn lồng ghép 2.326.317 triệu đồng; vốn tín dụng 67.259.100 triệu đồng; vốn doanh nghiệp, hợp tác xã 250.045 triệu đồng và huy động trong nhân dân được 582.662 triệu đồng.
Từ những kết quả xây dựng NTM trong 10 năm qua, Bình Phước đặt chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 có thêm 12 xã và 2 huyện đạt chuẩn NTM. Dự kiến đến năm 2025 có 8 huyện trở lên và 81/90 xã đạt chuẩn NTM, trong đó 40% xã đạt NTM nâng cao và 15% xã NTM kiểu mẫu. |
Với số vốn nêu trên, đến nay Bình Phước có 35/90 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 32 xã so năm 2015. Dự kiến đến hết năm 2019 sẽ có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn của tỉnh lên 48, chiếm 53% số xã trong toàn tỉnh, về trước so với chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khóa X đề ra hơn 1 năm. Tỉnh đang trình Trung ương thẩm định hồ sơ 3 đơn vị là thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long và Bình Long để công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Hiện Bình Phước không còn xã nào dưới 7 tiêu chí trở xuống. Toàn tỉnh có 100% xã hoàn thành tiêu chí về quy hoạch; 100% xã đạt tiêu chí về thông tin và truyền thông; 35 xã hoàn thành tiêu chí về giao thông, tăng thêm khoảng 4.500km, trong đó 2.262km đường bê tông xi măng theo cơ chế đặc thù. Toàn tỉnh có 89 xã đạt tiêu chí thủy lợi; 56 xã đạt chuẩn về điện; 37 xã đạt chuẩn về trường học; 57 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; 79 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 63 xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư... Đặc biệt, về thu nhập, năm 2018 bình quân đầu người ở Bình Phước đạt 57,22 triệu đồng, tăng 2,1 lần so năm 2011. Kết quả này đã góp phần đưa 63/90 xã đạt tiêu chí về thu nhập. Ngoài ra, số xã đạt tiêu chí còn lại như giảm hộ nghèo, lao động có việc làm, tổ chức sản xuất, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, môi trường... đạt cao. Tỷ lệ hài lòng của người dân tại các xã NTM trên 95,99%.
Trần Văn Lộc
(Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh).
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Đã vớt được 40 thi thể nạn nhân máy bay rơi QZ8501 của AirAsia
- ·6.000 vận động viên tranh tài tại Giải Marathon quốc tế Strong Việt Nam Vũng Tàu
- ·Duy Mạnh làm đội trưởng đội tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Báo cáo sơ bộ đầu tiên về vụ máy bay MH370 mất tích được công bố
- ·EU sẽ kéo dài các biện pháp trừng phạt Nga thêm 6 tháng
- ·Tour du lịch tiêm vắc xin ở Mỹ
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Tiền đạo Nguyễn Xuân Son hạnh phúc khi được khoác áo đội tuyển quốc gia
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·4 nhà lãnh đạo tại hòa đàm Minsk ủng hộ chủ quyền của Ukraine
- ·Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton lần đầu vận động tranh cử
- ·Liên minh Kinh tế Á
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Paralympic 2024: Niềm hy vọng lớn nhất của Thể thao Việt Nam xuất trận
- ·Lịch thi đấu bóng đá và truyền hình trực tiếp cuối tuần 14
- ·“Con dao hai lưỡi”
- ·Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- ·Khởi tranh Champions League thể thức mới