【kết quả phạt góc bóng đá hôm nay】Nhìn từ thương vụ Uber bị thôn tính tại Trung Quốc
Uber gục ngã vì đâu?ìntừthươngvụUberbịthôntínhtạiTrungQuốkết quả phạt góc bóng đá hôm nay
Câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân nào khiến Uber vốn được coi là một thương hiệu nổi trội lại thất bại tại Trung Quốc? Travis Kalanick, CEO của Uber thừa nhận là việc phục vụ các thành phố, hành khách và lái xe của Trung Quốc một cách bền vững chỉ có thể hiện thực hóa cùng với lợi nhuận, qua đó gián tiếp thừa nhận một thất bại trong chiến lược làm ăn tại Trung Quốc. Uber công bố đã lỗ tới 2 tỷ USD trong 2 năm hoạt động tại đây, chủ yếu vì các khoản hỗ trợ cho lái xe hoạt động tiếp thị và khuyến mãi.
Tuy đã tiêu tốn tới 2 tỷ USD trong 2 năm qua để gây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động của công ty tại Trung Quốc (gồm có máy chủ riêng tại Trung Quốc, hợp tác với Baidu để sử dụng hệ thống bản đồ riêng cho Trung Quốc – Google Maps không có hệ thống bản đồ chính xác và cụ thể tại Trung Quốc, hợp tác với Alipay để có hệ thống thanh toán trực tuyến riêng cho người dùng tại Trung Quốc), cũng như việc lôi kéo người dùng và lái xe tại các thành phố, Uber vẫn thất bại trong việc giành giật thị phần từ đối thủ nội địa Didi Chuxing. Số liệu hiện tại cho thấy, Didi Chuxing chiếm tới 85% thị phần thị trường đặt xe qua ứng dụng tại Trung Quốc, so với con số 8% của Uber. Thất vọng vì bị Didi bỏ xa trong cuộc đua giành thị trường, các nhà đầu tư của Uber cũng mất dần kiên nhẫn. Việc thương vụ sáp nhập này đã sớm xuất hiện trên báo chí Trung Quốc từ lâu đã chứng tỏ các nhà đầu tư đã mong muốn Uber rút lui khỏi thị trường Trung Quốc.
Giáo sư William Kirby của trường Kinh doanh, Đại học Harvard lại cho rằng, Uber không rút khỏi Trung Quốc vì ngại cạnh tranh với Didi, mà do các quy định đối với công ty đặt xe sắp được ban hành. Tuy các quy định được công bố này được cho là đã bớt hà khắc hơn nhiều bản dự thảo ban đầu, chúng vẫn được đánh giá là sẽ trở thành trở ngại lớn đối với Uber.
Ngụ ý đối với thị trường Việt Nam
Giống như những thị trường khác và Trung Quốc, ở Việt Nam, Uber cũng chi “mạnh tay” cho việc hỗ trợ lái xe và khuyến mại cho người dùng. Mặc dù đã bước chân vào Việt Nam từ đầu năm 2014, cho đến nay, Uber vẫn đang duy trì mức hỗ trợ đáng kể cho lái xe (lên đến 50% doanh thu), và liên tục có các mã giảm giá, miễn phí chuyến đi cho người dùng và người sử dụng mới. Thất bại tại Trung Quốc của Uber chứng tỏ việc hỗ trợ này không phải là một chiến lược kinh doanh bền vững.
Các quy định nhằm thắt chặt hoạt động đặt xe qua ứng dụng không hề có lợi đối với Uber, cũng là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu đối với công ty này. Một số chuyên gia thị trường có cùng chung nhận định là công ty không có được hình ảnh tốt đối với chính phủ nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Một minh chứng là tháng 10/2015, theo chân đối thủ Grab, Uber đệ trình lên Bộ Giao thông Vận tải đề án thí điểm và xây dựng khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ kết nối vận tải tại Việt Nam. Trong khi Grab sớm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án vào ngày 19/10/2015, Uber đã bị Bộ Giao thông Vận tải trả lại đề án với lý do Uber phải có hiện diện pháp nhân chính thức tại Việt Nam để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với các đối tác kinh doanh vận tải. Bộ Giao thông Vận tải cũng đã đề nghị Uber sửa lại đề án theo góp ý đó nhưng cho tới nay, Uber vẫn chưa có động thái nào khác. Đến nay, mới chỉ có Vinasun và Grab là hai công ty được phép triển khai Đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử tại Việt Nam.
Mặt khác tuy hoạt động từ năm 2014 đến nay, Chính phủ Việt Nam vẫn chưa thể thu được một đồng thuế nào từ Uber. Trong khi Công ty TNHH Uber Việt Nam khẳng định chỉ cung cấp dịch vụ quản lý và nghiên cứu thị trường để hỗ trợ cho hoạt động của công ty mẹ là Uber B.V. tại Hà Lan thì Uber B.V. Hà Lan - là nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ kết nối cho các đối tác kinh doanh vận tải tại Việt Nam - lại cho biết, công ty này hoạt động xuyên biên giới theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, và không cần đóng thuế tại Việt Nam theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết giữa Việt Nam và Hà Lan (?)
Việc Uber rút khỏi thị trường Trung Quốc có thể coi như một động thái tới đây Uber sẽ chuyển hướng tập trung vào các thị trường khác, đặc biệt là Đông Nam Á và Việt Nam là một tâm điểm. Nhận xét về thương vụ sáp nhập Uber - Didi Chuxing, ông Anthony Tan, CEO của Grab, đã khẳng định trong thư ngày 3/8/2016 gửi tới đội ngũ Grab trên toàn Đông Nam Á: “Với thương vụ tại Trung Quốc, chúng ta đều thấy rằng Uber sẽ chuyển hướng chú ý và nguồn lực tới khu vực của chúng ta. Nhưng chúng ta đã thấy rằng khi nhà vô địch chủ nhà đứng vững với lòng tin và thế mạnh của mình, họ sẽ thắng thế. Chúng ta đã chứng kiến sự thực này ở Trung Quốc, và ở đây cũng vậy”. Sự đối đầu giữa Uber và Grab tại Đông Nam Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng trên thị trường đặt xe trực tuyến được kỳ vọng sẽ không kém phần “nảy lửa” trong thời gian tới.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Xử lý nhiều vụ đánh bắt thủy sản bằng kích điện
- ·Năm 2018, thụ lý gần 22.000 vụ việc thi hành án dân sự
- ·Đã tìm thấy tàu cá bị chìm và 3 thi thể ngư phủ
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Sức sống mạnh mẽ từ cuộc vận động
- ·Sôi động Kỳ nghỉ hồng, Hành quân xanh
- ·Ấm tình đồng chí, nghĩa đồng bào
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Đảng ủy Sư đoàn 4: Thăm và chúc Tết Mẹ Chính ủy
- ·Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- ·Chủ động phòng ngừa thiên tai
- ·Kiểm điểm tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4
- ·Va chạm xe, 3 người bị thương nặng
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Sẽ làm mới tuyến lộ đi qua 2 ấp Tường 1 và Phước 3A
- ·Quyết tâm giữ rừng
- ·50 giảng viên chính trị được bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân