【xếp hạng futsal thế giới】ASEAN đồng thuận giải quyết tranh chấp biển Đông
Các quốc gia ASEAN muốn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) đóng vai trò nền tảng trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh (thứ hai từ trái sang) tại lễ khai mạc AMM 45 - Ảnh: AFP |
Theo một dự thảo đã được các ngoại trưởng ASEAN đồng ý ngày 10-7, ASEAN kêu gọi tất cả các bên “giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông bằng các biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS”. Dự thảo kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp “mà không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” và “cam kết tôn trọng quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không trên biển Đông”.
Cơ chế “bên thứ ba”
ASEAN đề nghị các bên tìm cách giải quyết tranh chấp trước hết trong khuôn khổ của Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) tại Đông Nam Á. Trung Quốc đã tham gia TAC từ tháng 10-2003 mà một trong những điều khoản quan trọng của TAC là cấm việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp. Theo dự thảo, nếu TAC không thể giải quyết được tranh chấp thì các nước cần dựa vào cơ chế giải quyết tranh chấp theo khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Các ngoại trưởng ASEAN cũng kêu gọi các nước tranh chấp chủ quyền trên biển Đông có các hoạt động hợp tác để xây dựng lòng tin.
Trao đổi với Tuổi Trẻ,tiến sĩ Trần Vinh Dự thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông nhận định dự thảo này có ý nghĩa lớn và là một tiến bộ bất ngờ từ phía ASEAN trong bối cảnh tranh chấp ở biển Đông đang ngày càng căng thẳng. Đây là lần đầu tiên các nước ASEAN thống nhất với nhau về cách xử lý tranh chấp. Theo đó, ASEAN khẳng định sẽ dựa vào TAC để giải quyết tranh chấp. Nếu TAC không giúp được gì thì sẽ dựa vào một cơ chế giải quyết xung đột trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS.
“Hàm ý của nó, nói một cách nôm na, là nếu không mặc cả thân thiện được với nhau thì sẽ nhờ tòa án quốc tế hoặc trọng tài. Khi đem nhau ra tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế thì sẽ dùng luật quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, để phân xử - tiến sĩ Trần Vinh Dự cho biết - Việc cả khối ASEAN chứ không phải một vài nước riêng lẻ đồng ý với nhau về cách xử lý xung đột theo hướng này là quan trọng. Vì nó sẽ đặt nền móng pháp lý cho quá trình giải quyết xung đột sau này. Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ bỏ qua tuyên bố này một cách dễ dàng.
Trước đó, báo Phnom Penh Post dẫn lời Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn khẳng định các ngoại trưởng ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các “điểm mấu chốt” trong Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Các ngoại trưởng đã đồng ý để các quan chức cấp cao ASEAN gặp gỡ các quan chức cấp cao Trung Quốc thảo luận về COC. Trước đó, ngày 9-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân tuyên bố Bắc Kinh chỉ sẵn sàng đàm phán về COC với ASEAN “khi điều kiện chín muồi”.
ASEAN hi vọng sẽ đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về COC vào cuối năm nay. AFP dẫn lời Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan khẳng định ASEAN muốn chứng tỏ với thế giới rằng ASEAN có thể đạt được những tiến bộ về tranh chấp lãnh hải, bởi “chúng tôi sẽ thảo luận một cách có lý lẽ và hiệu quả với tất cả các bên”.
Trung Quốc sợ đưa vấn đề biển Đông ra ARF
Phản ứng trước sự đồng thuận của ASEAN về COC, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo các nước ASEAN là đã “thổi phồng” vấn đề tranh chấp ở biển Đông và cho rằng vấn đề tranh chấp chỉ có thể giải quyết trực tiếp song phương.
“Vấn đề biển Đông không là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, mà là chuyện giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN mà thôi. Thổi phồng vấn đề biển Đông là chống lại các khát vọng của người dân và xu thế chính của thời đại là tìm kiếm sự hợp tác và phát triển, đồng thời đây cũng là hành vi kìm hãm mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN” - ông Lưu Vi Dân nói.
Tân Hoa xã dẫn lời ông Lưu Vi Dân nói rằng Trung Quốc tuy tuyên bố sẵn sàng đàm phán về COC, nhưng Bắc Kinh không muốn đưa vấn đề ra tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần này.
Quan ngại về các diễn biến trên biển Đông Ngày 10-7 đã diễn ra Hội nghị ngoại trưởng ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc). Tại hội nghị, thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề biển Đông, đại diện các nước đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây trên biển Đông đối với hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực, đặc biệt là những diễn biến phức tạp, gây phương hại đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển. Các đại biểu khẳng định các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh bày tỏ lo ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở biển Đông, khẳng định lại lập trường của Chính phủ Việt Nam phản đối việc Trung Quốc phê chuẩn thành lập “thành phố Tam Sa” cũng như mời thầu chín lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. |
(Theo TTO)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Tỷ giá USD hôm nay 18/9/2023: Giá đô hôm nay, USD VCB, USD chợ đen tiếp tục tăng tuần tới?
- ·Giao tranh xung quanh Kiev của Ukraine, Nga tuyên bố đã tiến thêm 11km
- ·Nâng cao chất lượng giáo viên ngoại ngữ
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Tất cả ngà voi, vảy tê tê bị bắt giữ tại Hải Phòng trong danh mục cấm
- ·Prudential Việt Nam tổ chức ngày hội an toàn giao thông tại tỉnh Quảng Ngãi
- ·Giúp con học tốt tiếng anh qua youtube
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Ukraine nói tướng Nga tử trận, IMF lo kinh tế toàn cầu đi xuống
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Tịch thu tài sản đóng băng của Nga: Cách tiếp cận không hiệu quả cho Ukraine
- ·Kỳ thi 2017: Dễ thử sức, và dễ... mất điểm
- ·Hải quan Lạng Sơn: Kiểm soát chặt tình trạng vận chuyển hàng hóa trái phép
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·“Quà tưng bừng, mừng sinh nhật” – gần 1.900 quà tặng dành cho khách hàng của Bảo Việt Nhân thọ
- ·Đề xuất chồng được hưởng tiền trợ cấp khi vợ sinh con
- ·Phương án thi THPT Quốc gia 2017 khiến các ĐH băn khoăn
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 20/9: Giá gạo giảm, thị trường giao dịch chậm