【nhật bản vs ả rập xê út】Việt Nam lần đầu tổ chức Diễn đàn liên Chính phủ về GTVT khu vực Châu Á
“Tiến tới thành phố thông minh và có khả năng thích ứng thông qua hệ thống giao thông vận tải thông minh và cacbon thấp” sẽ là chủ đề chính của Diễn đàn EST12. |
TheệtNamlầnđầutổchứcDiễnđànliênChínhphủvềGTVTkhuvựcChâuÁnhật bản vs ả rập xê úto Bộ GTVT, tham dự Diễn đàn EST12 có 335 đại biểu (trong đó có 213 đại biểu quốc tế đến từ 25 quốc gia Châu Á và 122 đại biểu trong nước). Thành phần đại biểu nước ngoài gồm quan chức Chính phủ từ các nước thành viên EST, đại diện các đại sứ quán, các đại biểu từ các tổ chức quốc tế, khối tư nhân, các học giả nghiên cứu, chuyên gia của Liên hợp quốc. Tại Diễn đàn EST 12 lần này sẽ có 15 sự kiện chính và chương trình đi khảo sát kỹ thuật về thành phố thông minh tại tỉnh Quảng Ninh vào ngày 31/10/2019.
Bộ GTVT cho biết, việc Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn EST12 năm 2019 với chủ đề “Tiến tới thành phố thông minh và có khả năng thích ứng thông qua hệ thống giao thông vận tải thông minh và cacbon thấp” thể hiện vai trò, trách nhiệm là thành viên của Liên hợp quốc trong nỗ lực chung phát triển giao thông vận tải bền vững về môi trường và cũng là cơ hội để Việt Nam khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế trong hợp tác GTVT... Bên cạnh đó, Diễn đàn này cũng là cơ hội để truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về mục tiêu phát triển bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường và giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Các nội dung chính của Diễn đàn EST12 gồm việc thảo luận các chính sách về giao thông vận tải bền vững với môi trường; tích hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phát triển đô thị; phát triển dịch vụ vận tải và kết cấu hạ tầng giao thông bền vững; ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến; các giải pháp về thể chế, cơ chế tài chínhmới và mối quan hệ đối tác trong việc xây dựng các thành phố và cộng đồng an toàn, thông minh, thích ứng và phát triển bền vững.
Giảm ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị thông qua việc xác định và thảo luận các cơ hội và thách thức phát triển hệ thống giao thông vận tải phát thải các-bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính, giảm phát thải chất gây ô nhiễm như: phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng sạch cho xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy; nâng cao mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới; phát triển hạ tầng giao thông cho người đi xe đạp, người đi bộ tại các đô thị ...
Nâng cấp các dịch vụ vận tải và kết cấu hạ tầng giao thông, tạo thêm các lựa chọn về an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị; tối ưu hóa mạng lưới đường bộ và quản lý các điểm dừng đỗ tại đô thị; phát triển thành phố và cộng đồng theo hướng giao thông an toàn và thuận tiện.
Đặc biệt các quan chức và các nhà nghiên cứu giao thông khu vực Châu Á sẽ thảo luận cách thức để các quốc gia Châu Á có thể đóng góp vào Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững 11 (SDGs 11) thông qua việc thực hiện các giải pháp công nghệ tiên tiến như Trí tuệ Nhân tạo (AI), Mạng Internet vạn vật (IoT), Công nghệ thông tin truyền thông, Hệ thống giao thông thông minh (ITS), Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), dữ liệu lớn (big data), các ứng dụng dịch tự động, các mạng lưới cảm biến và vận tải các-bon thấp.
“Diễn đàn Liên Chính phủ về Giao thông vận tải bền vững môi trường khu vực Châu Á” do Liên Hợp quốc thành lập từ năm 2005, là một phần quan trọng của sáng kiến Giao thông vận tải bền vững với môi trường. Đây là Diễn đàn thường niên với mục đích thúc đẩy nhận thức chung giữa các nước Châu Á về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải; xây dựng đô thị và cộng đồng an toàn hơn, tốt đẹp hơn và bền vững hơn thông qua các chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển hiệu quả. Bắt đầu với ASEAN +4 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Mông Cổ), Diễn đàn EST dần dần mở rộng lên đến 25 quốc gia thành viên (Afganistan, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Maldives, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Philippines, Pakistan, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Timor-Leste, Nga và Việt Nam).
Nhằm hỗ trợ Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Diễn đàn EST là nơi diễn ra các cuộc đối thoại chính sách và bàn luận về chiến lược nhằm chia sẻ kinh nghiệm và phổ biến các thực tiễn tốt nhất, các công cụchính sách, kỹ thuật liên quan đến giao thông bền vững giữa các quốc gia Châu Á”.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Việt Nam xếp thứ 6 về du học sinh tại Hoa Kỳ
- ·Jetstar Pacific xin lỗi khách hàng vì sự cố hệ thống bán vé Tết
- ·Ngày hội hoa hướng dương 2016 ở Nghệ An hút khách
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·Ngọt ngào nhớ 'crush' năm lớp 12, người tôi chưa từng gặp lại
- ·1.861 tỷ đồng hỗ trợ phát triển kinh tế cho dân tộc thiểu số ít người
- ·Năm 2016, Hà Nội giảm được hơn 140 lãnh đạo cấp phòng
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài qua mạng
- ·5 phút tối nay 5
- ·Cô dâu Việt bất ngờ trước cơ ngơi và hành động của chồng Pakistan trong đám cưới
- ·Đến nhà anh rể ở 3 tháng, em vợ tái mặt thấy cảnh trong bếp
- ·Hệ thống TABMIS sẽ được triển khai tại 16 tỉnh
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Hỗ trợ DN in hóa đơn
- ·Cha mẹ nô nức đưa con đi check in ‘Khu rừng pha lê’ cách hồ Hoàn Kiếm chỉ 14km
- ·‘Khoác áo mới’ cho trường mẫu giáo SOS Gò Vấp
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Cân nhắc giảm thuế nhập khẩu gas