【tỷ số trận osasuna】Doanh nghiệp và nhà trường “bắt tay” đào tạo nghề
Lợi ích cả hai bên
Xác định gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng,ệpvànhàtrườngbắttayđàotạonghềtỷ số trận osasuna ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện (CĐCĐ) Hà Nội cho biết, vấn đề này đã được nhà trường thực hiện tương đối bài bản trong những năm qua vì sự hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Về phía nhà trường, việc gắn kết với DN không chỉ cung cấp cho sinh viên nơi thực tập mà quan trọng nhất là cơ hội việc làm sau khi ra trường. Theo ông Ngọc, hiện nay Trường đang có quan hệ đối tác với trên 100 DN, bao gồm cả DN lớn, DN vừa và nhỏ, thậm chí hộ kinh doanh gia đình, trong đó các DN có hợp tác thường xuyên là khoảng 70 DN. Nhờ sự gắn kết này, sinh viên của Nhà trường luôn có chỗ thực tập ổn định, sinh viên có việc làm sau khi ra trường chiếm tỷ lệ cao, nhất là các khối ngành về kỹ thuật, cơ khí với tỷ lệ đạt 100%.
Đồng quan điểm, ông Phạm Đức Vinh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội cho rằng việc kết hợp đào tạo có lợi cho mọi phía. Theo đó, Nhà trường sẽ không cần đầu tư quá nhiều thiết bị cơ sở vật chất như nhà xưởng, phòng học, thậm chí là công nghệ vì DN phải luôn luôn đổi mới công nghệ để phát triển, do đó khi kết hợp với DN hai bên sẽ cùng chia sẻ công nghệ cho nhau.
Hơn hết, sự kết hợp này chắc chắn sẽ tránh được tình trạng đào tạo tràn lan dẫn đến “vênh” nhu cầu của thị trường lao động. Khi sinh viên được thực hành tại DN cũng đồng nghĩa với việc các em được rèn luyện và tiếp cận với môi trường sản xuất kinh doanh thực tiễn, qua đó có thể lựa chọn việc làm phù hợp hơn.
Ông Vinh cũng cho rằng, việc gắn kết DN còn tạo động lực để các trường phải luôn nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm cạnh tranh lẫn nhau, từ đó tạo ra sự năng động, linh hoạt cho các cơ sở đào tạo, tăng thu nhập tài chính cho nhà trường. Đối với DN điều này sẽ đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khi có các đơn hàng gia tăng. DN cũng có thể cắt giảm các chi phí đào tạo lại cho người lao động, từ đó làm tăng lợi ích tài chính.
DN phải tham gia vào quá trình đào tạo
Mặc dù sự hợp tác giữa DN và nhà trường mang lại nhiều lợi ích, song theo ông Đồng Văn Ngọc thì điều này chỉ thực sự hiệu quả khi DN tham gia vào quá trình đào tạo và xác định đây là sản phẩm của chính DN. Từ đó, DN sẽ cùng nhà trường xây dựng chương trình, cung cấp cho sinh viên cơ sở thực tập và tuyển dụng sau tốt nghiệp.
Đồng thời, DN cũng phải giám sát quá trình đào tạo của nhà trường nhằm đảm bảo cuối cùng sẽ tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu. Thực tế thông qua sự phối hợp này DN thường không phải đào tạo lại, nếu có chủ yếu là đào tạo bổ sung các kỹ năng đặc thù hoặc văn hóa doanh nghiệp, còn hầu hết các kỹ năng chuyên môn thì lao động có thể sử dụng được ngay.
Ông Ngọc cho rằng, các DN có lợi thế về kỹ năng nên khi hợp tác các nhà trường hãy “mạnh dạn” chỉ ra yếu kém. “Các trường đừng bao giờ giấu giếm hạn chế của mình với DN. Trường chúng tôi đã từng rất yếu trong đào tạo về tác phong công nghiệp cho sinh viên nên chúng tôi đã phải mời DN vào giúp cho nhà trường, không né tránh gì cả với mục đích giúp cho sinh viên tốt hơn”, ông Ngọc nói.
Tuy nhiên, Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Hà Nội cũng nhấn mạnh khi kết hợp với DN thì nhà trường phải luôn tính đến yếu tố quản trị rủi ro, bởi vì nền kinh tế luôn biến động và DN có thể thay đổi quy mô sản xuất. Do đó, rõ ràng nhà trường luôn phải có điểm tựa mới là các DN khác chứ không thể trông chờ vào một DN. Còn theo ông Phạm Đức Vinh, vấn đề đặt ra đối với các trường nghề hiện nay là cần phải chủ động thay đổi, phải đi tìm các DN chứ không thể thụ động chờ DN như trước kia.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Quân khẳng định: “Chỉ khi quá trình đào tạo có sự gắn kết chặt chẽ với DN thì mặt bằng chung về trình độ tay nghề mới được nâng dần lên. Đào tạo phải đi vào thực chất, người học nghề phải đảm bảo có công việc tốt sau khi ra trường và thu nhập ổn định”./.
Mai Đan
(责任编辑:La liga)
- ·Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- ·Đồng bộ biện pháp nghiệp vụ, trang thiết bị để ngăn chặn gian lận
- ·Cổ phiếu VinFast tăng sốc, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng trồi sụt tỷ USD do đâu
- ·Tháng 8, thu hơn 362 tỷ đồng phí bảo trì đường bộ
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Cần 700 tấn giun đất khô, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam gom lượng lớn
- ·Thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam tính hỗ trợ bằng tiền cho nhà đầu tư
- ·Nutifood lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Chỉ còn 6 dự án điện chuyển tiếp chưa gửi hồ sơ đàm phán
- ·Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- ·Phát hiện hàng loạt sai phạm tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM
- ·TP.HCM: Khai mạc Hội chợ Vietnam Expo 2012
- ·Xuất khẩu hạt điều hướng tới kỷ lục mới
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Petrovietnam cung ứng điện, khí vượt kế hoạch
- ·Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
- ·Khánh thành công trình đường kiểm tra Mốc quốc giới 1221
- ·Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- ·Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Có nước đánh đắm tàu vi phạm, không phạt nhẹ như ta