会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thi đấu bundesliga】Đây mới là câu chuyện tình yêu thực sự trên tàu Titanic huyền thoại !

【thi đấu bundesliga】Đây mới là câu chuyện tình yêu thực sự trên tàu Titanic huyền thoại 

时间:2025-01-27 05:49:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:526次

Cặp đôi già nằm ôm nhau trên giường,ĐâymớilàcâuchuyệntìnhyêuthựcsựtrêntàuTitanichuyềnthoại thi đấu bundesliga lặng lẽ nhìn dòng nước biển băng giá tràn vào cabin, từ từ dâng lên xung quanh họ. Ông siết chặt tay người vợ và nhẹ nhàng hôn lên má bà. Họ chờ đợi số phận ập tới.

Đó là hình ảnh của cặp vợ chồng già trong bộ phim Titanic nổi tiếng của đạo diễn James Cameron. Tuy nhiên, đó chỉ là hình ảnh mang tính nghệ thuật trong phim ảnh. Trên thực tế, ông Isidor Straus, 67 tuổi và vợ là bà Ida Straus, 63 tuổi khi đó đã cùng nhau ra đi theo một cách khác.

Họ từ chối lên thuyền cứu hộ để nhường suất cho phụ nữ và trẻ em. Sau đó, ông ôm lấy bà trên mạn thuyền và bị sóng cuốn xuống biển sâu. Như đạo diễn Cameron từng miêu tả, họ đã chết trong tình yêu cũng giống như họ từng sống với nó.

Câu chuyện dưới đây là những gì thực sự đã xảy ra vào đêm định mệnh đó - 14/4/1912.

Cặp vợ chồng già trong phim được truyền cảm hứng từ ông bà Straus trên thực tế. 

Sự thật trên chuyến tàu định mệnh lúc nửa đêm

Ngay trước nửa đêm ngày 14/4/1912, con tàu Titanic "không thể chìm" đã va phải một tảng băng trôi. Nước biển bắt đầu tràn vào qua các lỗ trên thân tàu. Khi con tàu sắp chìm, ông Isidor và bà Ida làm theo hướng dẫn - mặc áo phao và chạy lên boong tàu, nơi các sĩ quan đang hạ xuồng cứu sinh. Phụ nữ, trẻ em và các hành khách ở khoang hạng nhất được ưu tiên lên tàu trước tiên. Và tất nhiên, cặp vợ chồng già - một trong số những hành khách giàu có nhất con tàu - cũng thuộc diện ưu tiên.

Theo lời kể của 2 nhân chứng còn sống vào thời điểm đó, bà Ida mặc một chiếc áo khoác lông chồn dài để chống chọi với nhiệt độ băng giá ngoài trời, bước lên xuồng cứu sinh. Nhưng khi viên sĩ quan ra hiệu cho ông Isidor lên thuyền thì ông lắc đầu.

"Ông Isidor nói: ‘Không, tôi sẽ không lên xuồng cứu sinh cho đến khi tôi thấy mọi phụ nữ và trẻ em đều có cơ hội trốn thoát’” - chắt của cặp vợ chồng, giáo sư, nhà sử học gia đình Straus Paul Kurzman, chia sẻ với tờ CountryLiving

"Viên sĩ quan nói, ‘ông Straus, chúng tôi biết ông là ai, vì thế, tất nhiên ông sẽ có một chỗ trên thuyền cứu sinh'".

Nhưng ông Isidor vẫn chọn ở lại boong tàu.

Ngay lập tức, bà Ida trèo ra khỏi thuyền cứu sinh và quay sang nói với người chồng yêu dấu của mình: "Chúng ta đã sống một cuộc đời tuyệt vời cùng nhau trong 40 năm và có với nhau 6 đứa con xinh đẹp. Nếu anh không lên thuyền thì em cũng sẽ ở lại cùng anh".

Bà cẩn thận cởi chiếc áo khoác lông chồn của mình và đưa cho người giúp việc Ellen Bird. "Tôi không cần nó nữa" - bà nói. "Hãy mang theo thứ này khi cô lên thuyền cứu sinh để giữ ấm cho đến khi cô được cứu".

Sau đó, ông Isidor đã vòng tay ôm lấy bà. "Một con sóng lớn tràn qua mạn trái của con tàu và cuốn cả hai người xuống biển. Đó là lần cuối cùng người ta nhìn thấy họ còn sống" – ông Kurzman kể.

Ông bà Straus tại Paris năm 1907.

Khoảnh khắc ngọt ngào đó chỉ là một trong số nhiều câu chuyện buồn vui lẫn lộn cuối cùng về con tàu Titanic, nhưng không giống như những câu chuyện khác, nó đã được báo chí đưa tin đầy đủ vào thời điểm đó. Tình yêu cao đẹp và sự hy sinh của vợ chồng nhà Straus đã được đạo diễn Cameron hình tượng hoá trong bộ phim Titanic. 

Trong một cảnh phim đã bị cắt bỏ, người ta thấy ông Isidor đang cố thuyết phục bà Ida lên thuyền cứu sinh mà không có ông. Bà Ida trả lời: "Ông đi đâu, tôi đi đó, đừng tranh cãi với tôi, ông Isidor. Ông biết điều đó không tốt mà".

Sau đó, đạo diễn Cameron đã dựng cảnh cặp vợ chồng già nằm trên giường, ôm và nắm tay nhau. Ông Kurzman nói, cảnh thứ 2 này đã được đưa vào phim, mặc dù cả hai cảnh đều không hoàn toàn chính xác.

“James nói với tôi rằng anh ấy biết điều đó không chính xác, nhưng anh ấy là đạo diễn. Tôi bảo rằng, 'miễn là anh biết nó không chính xác'. Sự thật là họ đã chết khi đứng ôm nhau trên boong tàu".

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ USA Today, đạo diễn Cameron đã chia sẻ: “Tôi là một nhà biên kịch. Tôi không nghĩ đến việc trở thành một nhà sử học".

Tình yêu bất tử của Isidor và Ida Straus

Ông bà Straus và các con cháu năm 1905.

Ông Isidor sinh ra ở Otterberg, Rhenish Bavaria, Đức vào năm 1845. Ông di cư đến Georgia, Mỹ cùng gia đình vào giữa những năm 1850 và cuối cùng dừng chân ở thành phố New York, nơi ông được giới thiệu với bà Ida.

Năm 1871, ở tuổi 26, Isidor cầu hôn Ida, 22 tuổi. Theo lời kể của ông Kurzman, họ "yêu nhau" và rất công khai tình cảm của mình. 

“Họ thường được bắt gặp nắm tay, hôn và ôm nhau, những hành động chưa từng được thể hiện công khai đối với những người có địa vị và giàu có vào thời đó. "Có lần họ còn bị bắt gặp âu yếm nhau. Và hành động đó thậm chí kéo dài đến tận những năm cuối đời. Họ có một thứ gì đó thực sự đặc biệt và đó là thứ mà thế hệ con cháu chúng tôi vô cùng trân trọng".

Ông Isidor là chủ sở hữu của thương hiệu bán lẻ Macy's và được bầu vào Hạ viện năm 1894. Theo ông Kurzman, cụ cố của ông là bạn tâm giao của nhiều đời tổng thống, thậm chí còn là bạn thân của Tổng thống Grover Cleveland.

Năm 1912, sau khi tham gia một số hoạt động xã hội ở châu Âu, họ đặt vé về nhà trên con tàu RMS Olympic, nhưng chuyến đi bị trì hoãn. Họ quyết định lên tàu Titanic.

Cặp đôi được sắp xếp ở trong một "căn hộ đầy đủ tiện nghi trên boong C, bao gồm 2 cabin 55 và 57", tác giả June Hall McCash viết trong cuốn sách Chuyện tình Titanic: Ida và Isidor Straus. Cô giúp việc Ellen Bird ở trong một cabin nhỏ hơn đối diện hành lang. 

Có thông tin cho rằng vào ngày 14/4, Isidor và Ida đã thưởng thức bữa ăn 10 món trong phòng ăn hạng nhất trước khi tay trong tay đi dạo trên boong tàu. Sau đó, họ trở về phòng của mình. 

Ngay trước nửa đêm, tàu Titanic va phải tảng băng chết người khiến con tàu bị chìm. Trong số 2.224 hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu, có hơn 1.500 người đã chết - bao gồm cả ông bà Ida và Isidor.

Tượng bà Ida tại công viên Straus, gần phố 106 (New York, Mỹ).

Thi thể của bà Ida không được tìm thấy, nhưng thi thể của ông Isidor đã được trục vớt trên biển và đưa về New York để làm lễ tưởng niệm. Trong số những vật dụng trên người ông có một món đồ trang sức khắc 2 chữ cái IS (viết tắt của Ida và Isidor), một bức ảnh chụp Jesse và Sara - 2 con đầu của họ.

Vào ngày 12/5, hơn 6.000 người đã tham dự lễ tưởng niệm Ida và Isidor tại Carnegie Hall. Thị trưởng thành phố New York, William Jay Gaynor, đã đọc điếu văn cùng với tỷ phú Andrew Carnegie. 

Một công viên tưởng niệm mang tên Straus đã được xây dựng dành riêng cho cặp đôi, ở gần ngôi nhà của họ trên phố 106. Chiếc bia tưởng niệm ghi dòng chữ: Dòng nước không thể dập tắt được tình yêu. Lũ lụt cũng không thể nhấn chìm nó.

"Đây là một câu chuyện tình yêu," ông Kurzman, chắt của cặp đôi, nhận định. "Và tôi hy vọng rằng trong thời điểm mà thế giới này cần thêm một chút tình yêu, thêm một chút cảm hứng, câu chuyện trường tồn của cụ Ida và Isidor Straus sẽ mang đến cho người ta niềm hy vọng".

Bài học cuộc đời: Tình yêu thương

Bài học cuộc đời: Tình yêu thương

Yêu thương không chỉ là chuyện tình cảm giữa nam và nữ mà còn là sự đồng cảm, sự thấu hiểu, chia sẻ, gắn bó, hòa hợp giữa con người với nhau. Tình yêu thương chính là chìa khóa dẫn tới thành công.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
  • Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group hưởng “lợi đơn lợi kép”
  • Thanh tra quá 1 lần/năm: Doanh nghiệp được quyền từ chối?
  • Bác tư cách đại biểu Quốc hội của doanh nhân Nguyệt Hường
  • Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
  • Khi nông sản là thương hiệu...
  • Đảng bộ Than Quảng Ninh làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị năm 2020
  • Somalia đang đứng trước nạn đói diện rộng
推荐内容
  • Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
  • Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
  • Kiểm soát được các nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch đột biến
  • Thương hiệu mạnh, phát triển bền vững Việt Nam 2024
  • Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
  • Thủ tướng nêu 4 nhóm ý kiến lớn thể hiện lập trường của Việt Nam tại Hội nghị G7