会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq bd u23 chau a】U Minh nỗ lực giảm nghèo!

【kq bd u23 chau a】U Minh nỗ lực giảm nghèo

时间:2025-01-13 14:11:44 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:311次

Báo Cà Mau(CMO) Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu, sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, huyện U Minh giảm 3.427 hộ nghèo và 815 hộ cận nghèo.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba nhớ lại, là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, cuối năm 2015, toàn huyện có đến 5.394 hộ nghèo, chiếm 21,37%. Cận nghèo 1.157 hộ, chiếm 4,58%. Đây là vấn đề trăn trở của huyện trên bước đường xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững.

Trước thực trạng đó, huyện đề ra nghị quyết mỗi năm giảm hộ nghèo từ 4% trở lên. Để tổ chức thực hiện nghị quyết, huyện thành lập ban chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững và phân công 50 cơ quan, ban, ngành cấp huyện giúp đỡ 50 ấp có tỷ lệ hộ nghèo trên 10% và gia đình chính sách nghèo. Đồng thời, phân công cấp uỷ huyện, trưởng, phó ban ngành cấp huyện phụ trách 12 ấp của xã Khánh Tiến về xây dựng nông thôn mới.

Qua 3 năm triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, huyện đã tiếp nhận gần 9 tỷ đồng từ 126 tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ xây dựng 204 căn nhà, khoan 161 giếng nước cho hộ nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở và nước sinh hoạt. Cùng với đó, huyện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và nhiều chính sách hỗ trợ đất ở, vốn sản xuất cho người dân. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo từ 21,37% vào năm 2015, giảm xuống còn 13,72% vào cuối năm 2018.

Lộ giao thông rộng khắp xứ rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế.

Không chỉ thực hiện chính sách hỗ trợ vốn, huyện còn đẩy mạnh tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Đặc biệt, mô hình trồng rừng thâm canh đã trở thành một trong những mô hình giảm nghèo hiệu quả tại địa phương. Chỉ sau từ 4-5 năm trồng, cây rừng đủ tuổi lớn để thu hoạch, sản lượng gỗ cao gấp 2-3 lần so cách trồng rừng theo kiểu quảng canh truyền thống.

Anh Dương Minh Nhất, Ấp 14, xã Nguyễn Phích, cho biết, nếu trồng tràm, mỗi héc-ta bà con thu lời hơn 100 triệu đồng, còn trồng cây keo lai lợi nhuận gần gấp đôi. Nhờ lợi nhuận từ trồng rừng mà vùng quê U Minh đã giảm được nghèo, có thêm nhiều căn nhà được xây mới.

Không chỉ có cây tràm, từ ý chí vươn lên thoát nghèo, chị Đỗ Thị Dung, Ấp 10, xã Nguyễn Phích nhận được nguồn vốn vay hỗ trợ để phát triển kinh tế hộ gia đình 15 triệu đồng. Từ số vốn này, chị mua heo nuôi. Cứ mỗi lứa heo xuất chuồng, chị chừa lại 1 con để nhân giống. Nhiều lứa heo nối tiếp nhau xuất chuồng góp phần giúp gia đình chị thoát được nghèo, có điều kiện nuôi con ăn học.

Ngoài con tôm, cây lúa, huyện đang vận động người dân cải tạo đất vườn trồng hoa màu tăng thu nhập.

Khánh Thuận là xã nghèo nhất ở xứ sở U Minh. Toàn xã có 15 ấp với hơn 3.200 hộ dân. Trong đó có tới 10 ấp thuộc lâm phần rừng tràm. Kết quả rà soát hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đầu năm 2017, toàn xã còn tới 923 hộ nghèo, chiếm 28,73%; Hộ cận nghèo chiếm 2,46% với 79 hộ. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn thực hiện công tác giảm nghèo bền vững,  xã giảm còn 659 hộ nghèo và 64 hộ cận nghèo, tức giảm 8,22% hộ nghèo và 0,47% hộ cận nghèo.

Ðưa chúng tôi đi thực tế xuống địa bàn Ấp 1, một trong những ấp có tỷ lệ hộ thoát nghèo cao ở Khánh Thuận, ông Võ Văn Bình, cán bộ xã, cho biết, điều kiện hạ tầng của xã và đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cái quý nhất ở đây là người dân không ỷ lại, không muốn nghèo và luôn chăm chỉ để vươn lên thoát nghèo. Ông Bình dẫn chứng trường hợp thương binh hạng 4/4 Nguyễn Văn Quyền ở Ấp 1. Dù chỉ có 7 công đất canh tác nhưng ông có tới 6 người con. Tuy cái ăn có thể đắp đổi qua ngày nhưng ông Quyền không đủ tiền để xây dựng nhà ở, phải ở trong căn nhà tạm bợ. Sau khi xã giới thiệu giúp các con ông có việc làm, giữa năm 2017, chính quyền địa phương tiếp tục vận động, hỗ trợ 50 triệu đồng giúp ông Quyền xây nhà. Từ ngày có nhà ở và con cái có công ăn việc làm ổn định, gia đình ông Quyền tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo. 

Ông Dư Bé Ba cho biết, theo kế hoạch, năm 2019 huyện phải giảm trên 4% hộ nghèo. Để đạt mục tiêu này, ngoài đào tạo nghề, giải quyết việc làm, huyện chỉ đạo các địa phương tập trung tuyên truyền nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế nhưng phải phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của huyện. Đồng thời, mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, giúp người dân nắm bắt, mạnh dạn chuyển đổi sản xuất. Ông Dư Bé Ba trăn trở, càng về sau công tác giảm nghèo càng gặp khó, do hộ còn lại không tư liệu sản xuất, hoàn cảnh neo đơn, bệnh tật, lại không vốn. Thời gian tới huyện tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để khuyến khích hộ nghèo vươn lên. Giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không đối với một số nhóm đối tượng cụ thể./.

Trung Đỉnh

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
  • SOJO Hotels được tôn vinh nhờ chuyển đổi số vì môi trường
  • SeABank trao tặng 25.000 cây phủ xanh đất rừng tại Đắk Lắk
  • Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: TP.HCM là nơi thử nghiệm tốt chính sách kinh tế xanh
  • Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
  • SOJO Hotels được tôn vinh nhờ chuyển đổi số vì môi trường
  • Thay đổi thiết kế, quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn
  • Luật Bảo vệ môi trường 2020 thúc đẩy cuộc chiến chống rác thải nhựa?
推荐内容
  • Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
  • Hai điểm du lịch ở Quảng Nam 'nói không' với rác thải
  • 'Thu gom vỏ hộp
  • Doanh nghiệp Việt không ngừng ra mắt các sản phẩm thân thiện với môi trường
  • Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
  • BIDV phục vụ chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải tại Việt Nam