【bảng xếp hạng vô địch phần lan】Dòng vốn ngoại luôn ‘trực chiến’ để đổ vào thị trường Việt Nam
Đây là đánh giá của ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường,òngvốnngoạiluôntrựcchiếnđểđổvàothịtrườngViệbảng xếp hạng vô địch phần lan Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về thị trường chứng khoán (TTCK) hiện nay.
* PV:Thưa ông, thị trường giảm điểm khá mạnh trong tháng vừa qua. Ông đánh giá thế nào về nhịp giảm điểm lần này? Vì sao?
Chúng tôi cho rằng thị trường đã tạo đáy trong đợt điều chỉnh vừa qua và kỳ vọng thị trường sẽ tích lũy trong tháng 8 trước khi hình thành đợt tăng giá mới vào cuối năm nay. Chúng tôi dự báo chỉ số VN-Index dao động trong vùng 1.250 - 1.350 điểm trong tháng 8. Ông Đinh Quang Hinh |
- Ông Đinh Quang Hinh:Tình hình dịch Covid-19 đã có tác động rất lớn đến diễn biến TTCK, đặc biệt trong tháng 7 vừa qua, khi số ca nhiễm mới phát hiện hàng ngày tăng cao và nhiều tỉnh, thành phố áp dụng Chỉ thị 16, thực hiện giãn cách xã hội quyết liệt nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trong quý III/2021.
Trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, các nhà đầu tư đã chủ động bán ra nhằm tăng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, giảm thiểu rủi ro danh mục mục đầu tư. Do đó, TTCK đã chứng kiến một đợt điều chỉnh tương đối mạnh trong tháng 7. Tính từ mức đỉnh xuống đáy trong tháng 7/2021, chỉ số VN-Index giảm 13,7%, trước khi phục hồi trở lại trong những phiên giao dịch cuối tháng 7. Có thể nói đây là nhịp điều chỉnh khó tránh khỏi do tác động tiêu cực của làn sóng Covid-19 thứ 4.
* PV:Dù vẫn ở mức rất cao hơn 20.000 tỷ đồng/phiên trên sàn HOSE, nhưng dòng tiền vào TTCK có dấu hiệu chững lại. Ông đánh giá và lý giải thế nào về dòng tiền trên thị trường?
- Ông Đinh Quang Hinh:Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước kéo theo thị trường điều chỉnh mạnh trong tháng 7, việc dòng tiền co lại là điều hết sức bình thường.
Theo quan sát của chúng tôi, tâm lý của nhà đầu tư đã chuyển từ hứng khởi trong những tháng giao dịch trước sang tâm lý thận trọng hơn và ưu tiên quản trị rủi ro danh mục hơn là tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.
Do đó, các giao dịch “lướt sóng”, “trading ngắn hạn” vốn có rủi ro cao sẽ bị giảm thiểu trong giai đoạn hiện nay và kéo theo thanh khoản thị trường sụt giảm. Chúng tôi cho rằng, mức giá trị giao dịch bình quân trên 3 sàn hiện tại khoảng 20.000 tỷ đồng/phiên là mức hợp lý, khó có thể kỳ vọng thị trường giao dịch 25.000 - 30.000 tỷ đồng trong bối cảnh còn nhiều yếu tố bất định và rủi ro hiện nay.
* PV:Còn với giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, dù tính chung 7 tháng, khối này bán ròng, nhưng tháng 7, khối này mua ròng trở lại. Liệu chúng ta có kỳ vọng gì về sự tích cực hơn của giao dịch khối ngoại trên thị trường hay không?
- Ông Đinh Quang Hinh:Thực tế, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng hơn 5.000 tỷ đồng trên TTCK Việt Nam trong tháng 7 với sự đóng góp lớn từ quỹ FTSE Fubon Vietnam ETF. Chúng tôi cho rằng, việc thị trường điều chỉnh mạnh trong tháng 7 đã kích thích dòng vốn ngoại mua ròng trở lại, đặc biệt khi định giá của thị trường đã về mức khá hấp dẫn (P/E của chỉ số VN-Index có thời điểm về mức 16 - 16,5 lần).
Dù việc khối ngoại quay trở lại mua ròng trong một tháng vẫn chưa thể khẳng định dòng vốn ngoại đã quay trở lại thị trường Việt Nam một cách “bền vững” hay chưa, tuy nhiên đây cũng là một tín hiệu tích cực, cho thấy dòng vốn ngoại luôn chực chờ đổ vào TTCK Việt Nam khi định giá thị trường về mức hấp dẫn.
Giao dịch của khối ngoại đã tích cực hơn trong 1 tháng trở lại đây. Ảnh: Duy Dũng. |
* PV:Về thị trường tháng 8, ông nhận định thế nào về điểm số và thanh khoản? Đâu là những yếu tố có thể tác động tới thị trường?
- Ông Đinh Quang Hinh:Chúng tôi cho rằng, thị trường khó có thể thiết lập một đợt tăng giá mạnh trong tháng 8 do một số rủi ro vẫn đang hiện hữu.
Theo đó, làn sóng dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn ở mức cao. Nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Hầu hết kết quả kinh doanh quý II/2021 của các DNNY đã được công bố và phản ánh vào diễn biến giá trên thị trường. Do đó, chúng tôi cho rằng, thị trường cần thêm thời gian tích lũy trong tháng 8 này trước khi hình thành đợt tăng giá mới vào cuối quý III và quý IV năm nay.
* PV:Có ý kiến cho rằng, “đỉnh dịch là đáy của thị trường”. Quan điểm của ông thì thế nào, liệu thị trường đã vào đáy của điều chỉnh chưa? Vì sao?
- Ông Đinh Quang Hinh:TTCK thường phản ánh trước kỳ vọng, do đó khi tình hình dịch bệnh có dấu hiệu được kiềm chế (số ca nhiễm mới hàng ngày đạt đỉnh và giảm dần) thì thị trường hoàn toàn có thể phản ứng tích cực.
Chúng tôi cho rằng việc kiềm chế và đẩy lùi dịch bệnh sẽ là yếu tố tiên quyết và then chốt giúp thị trường bình ổn và thu hút dòng tiền quay trở lại vào cuối năm nay. Khi dịch bệnh được kiềm chế, các doanh nghiệp sẽ dần quay trở lại hoạt động một cách bình thường, tạo nên kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh trong những tháng cuối năm.
Cùng với đó, chúng tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ có những biện pháp hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế trong những tháng cuối năm như các gói hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Các biện pháp này sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam sớm phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau khi dịch bệnh được kiểm soát và đẩy lùi.
Đồng thời, trong bối cảnh dòng tiền nội suy yếu thì dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài lại đang có xu hướng quay trở lại TTCK Việt Nam trong giai đoạn giảm điểm vừa qua. Điều này cho thấy sự tin tưởng của khối ngoại đối với triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn, cũng như cho thấy mặt bằng định giá của thị trường đã về mức hấp dẫn hơn.
Hiện tại, P/E của chỉ số VN-Index ở mức khoảng 17 lần, giảm mạnh so với mức 19 lần thời điểm đầu tháng 7. Khối ngoại quay trở lại thị trường sẽ là yếu tố hỗ trợ cho dòng tiền cũng như ổn định tâm lý của các nhà đầu tư trong nước.
Với những yếu tố hỗ trợ trên, chúng tôi cho rằng thị trường đã tạo đáy trong đợt điều chỉnh vừa qua và kỳ vọng thị trường sẽ tích lũy trong tháng 8 trước khi hình thành đợt tăng giá mới vào cuối năm nay. Chúng tôi dự báo chỉ số VN-Index dao động trong vùng 1.250 - 1.350 điểm trong tháng 8.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:World Cup)
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·A Lưới tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường
- ·Chứng khoán hôm nay (26/12): VN
- ·Ngày Quốc khánh 2/9, niềm tự hào của dân tộc
- ·Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- ·Chiến lược đưa dư nợ trái phiếu về “zero” trong năm 2023 của CEO Phát Đạt liệu có khả thi?
- ·NCB lên phương án tăng vốn điều lệ lên gần 11.800 tỷ đồng
- ·Chứng khoán phái sinh: Đà tăng duy trì, nhưng biên độ thu hẹp
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·Kết quả bóng đá nữ Argentina 0
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Cảnh sát giao thông được kiểm tra giấy tờ gì?
- ·Xây dựng Chi hội Luật gia Tòa án Nhân dân tỉnh ngày càng vững mạnh
- ·Hỗ trợ đúng địa chỉ và giảm nghèo bền vững
- ·Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- ·Hai doanh nghiệp bị xử phạt vì vi phạm công bố thông tin về trái phiếu
- ·Có được NK máy trò chơi điện tử Arcade game đã qua sử dụng?
- ·Bắc Kạn: Triệt phá đường dây đánh bạc trên 300 tỷ đồng
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Báo chí cần thận trọng hơn trong thông tin, tuyên truyền