【bxh bd nhat 2】Lợi ích kép của công trình thuỷ lợi
Mỗi năm, huyện U Minh đầu tư nạo vét, bồi trúc hàng chục công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Ngoài việc tháo úng xổ phèn, các công trình thuỷ lợi này còn kết hợp phục vụ giao thông đường thuỷ lẫn đường bộ, tạo nền móng cho xây dựng lộ nông thôn sau này.
Mỗi năm, huyện U Minh đầu tư nạo vét, bồi trúc hàng chục công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Ngoài việc tháo úng xổ phèn, các công trình thuỷ lợi này còn kết hợp phục vụ giao thông đường thuỷ lẫn đường bộ, tạo nền móng cho xây dựng lộ nông thôn sau này.
Huyện U Minh hiện có hàng trăm ki-lô-mét kinh rạch, đây là hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho hàng chục ngàn héc-ta đất nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất lúa. Trong đó, diện tích sản xuất kết hợp tôm - lúa khoảng 12.000 ha, diện tích lúa 2 vụ khoảng 4.000 ha, còn lại hàng ngàn héc-ta sản xuất 1 vụ lúa mùa kết hợp nuôi cá đồng. Mỗi năm, vào vụ nuôi tôm mới, nhu cầu lượng nước để cung cấp cho các vuông tôm là rất lớn, nhất là vào thời điểm đầu vụ, khi hộ nuôi tôm đồng loạt bơm nước vào vuông. Do đó, việc nạo vét kinh mương làm thông thoát dòng chảy là nhu cầu rất cần thiết.
Nạo vét kinh rạch vừa có tác dụng lưu thông dòng chảy vừa chống sạt lở lộ giao thông. |
Ðể chủ động trong công tác thuỷ lợi, hằng năm, ngành chức năng tham mưu cho UBND huyện U Minh ghi danh các hạng mục công trình thuỷ lợi để xin ý kiến tại kỳ họp HÐND cùng cấp. Ðặc biệt, từ khi thực hiện Nghị quyết 08, ngày 17/5/2012 của Tỉnh uỷ Cà Mau về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 thì nguồn vốn đầu tư cho công tác thuỷ lợi được tập trung hơn.
Theo số liệu từ ngành chức năng huyện U Minh, từ năm 2012 đến nay, huyện U Minh thực hiện được 62 công trình thuỷ lợi, tổng mức vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng. Riêng năm 2014, huyện đưa vào thi công 42 công trình, với tổng chiều dài 182,5 km, vốn đầu tư 54,650 tỷ đồng, là năm có số công trình thuỷ lợi, cao nhất trong vòng 4 năm qua. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện, các công trình này đều phát huy tác dụng trong sản xuất, tạo thuận lợi trong giao thông.
Một trong những công trình mang ý nghĩa thiết thực phục vụ sản xuất kết hợp giao thông là công trình bồi trúc 2 tuyến đê Ðông và Tây sông Cái Tàu, đoạn từ xã Khánh Thuận đến xã Khánh Tiến. Công trình có chiều dài trên 25,5 km, tổng vốn đầu tư gần 21 tỷ đồng.
Hiện nay công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Sông Cái Tàu là tuyến sông chính của huyện U Minh điểm khởi đầu từ ngã ba Cái Tàu (vàm Cái Tàu) thuộc xã Khánh An kéo dài đến ngọn Tiểu Dừa thuộc xã Khánh Tiến và ăn thông ra biển Tây. Ðây là tuyến chính cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản của người dân ở 2 bờ Ðông - Tây sông Cái Tàu và các kinh rạch nhỏ thuộc tuyến sông này. Ngoài ra, việc bồi trúc 2 bờ sông này cũng nằm trong kế hoạch xây dựng đường giao thông sau này. Trong đó, tuyến đường Ðông Cái Tàu sẽ được xây dựng nối liền từ đường ô-tô về trung tâm xã Khánh Thuận đến lộ Kinh Năm Ðất Sét hiện hữu, tạo thành tuyến hành lang liên tỉnh đến huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, mở ra điều kiện giao thương mua bán và đi lại giữa Nhân dân của 2 tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Một công trình thuỷ lợi cũng được xác định là mang ý nghĩa thiết thực nữa được thực hiện trong năm 2014 đó là nạo vét tuyến kinh Thống Nhất chiều dài trên 10 km đoạn từ Chà Là đến Tiểu Dừa đi qua 3 ấp của xã Khánh Tiến (từ ấp 9 đến ấp 11). Ðây là tuyến đường thuỷ tiếp giáp đến huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Mỗi ngày tuyến kinh này có hàng trăm lượt tàu đò lưu thông, đã tạo áp lực không nhỏ cho 2 bên bờ kinh khi dòng chảy ngày càng thu hẹp do bị sạt lở.
Từ khi tuyến lộ được đưa vào sử dụng, dòng kinh đã giảm bớt áp lực vỏ máy nhưng các phương tiện tàu đò vận chuyển hành khách và hàng hoá vẫn hoạt động bình thường nên nguy cơ sạt lở ảnh hưởng đến tuyến lộ là rất lớn. Công trình mang ý nghĩa “kép” này đã sớm phát huy khi đưa vào sử dụng. Hiện nay 2 bờ kinh người dân đã được chính quyền địa phương vận động trồng cây mắm và một số cây khác nhằm chống sạt lở, bảo vệ lâu dài bờ kinh.
Ngoài ra, hàng chục công trình thuỷ lợi khác cũng phục vụ đắc lực cho việc tiêu úng xổ phèn, lưu thông đi lại và vận chuyển hàng hoá của Nhân dân. Qua đó cho thấy, việc thường xuyên nạo vét, bồi trúc các tuyến kinh mương để lưu thông dòng chảy là việc làm cần thiết nhằm phục vụ tốt cho khâu ngăn mặn giữ ngọt, tiêu úng sổ phèn, ngăn chặn triều cường bảo vệ sản xuất; đặc biệt quan trọng trong tình hình thời tiết bất thường như hiện nay./.
Bài và ảnh: Khánh Vy
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- ·Nga tố Mỹ muốn kéo dài xung đột ở Ukraine, chê hệ thống tên lửa HIMARS
- ·Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ đầu tháng 4
- ·Thêm 4 ngân hàng được tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Diễn giả Nguyễn Thế Quyền nói chuyện về “Nhân quả và khoa học”
- ·Ba món Việt Nam trong danh sách món ăn đường phố ngon nhất châu Á
- ·Vẫn đủ sách giáo khoa theo đúng tiến độ
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Đường dây nóng hỗ trợ thi và tuyển sinh năm 2019
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Đề xuất lùi thời hạn Thông tư 36 để tránh gây sốc thị trường
- ·Hải quan Quảng Ninh vận động người dân tham gia tố giác buôn lậu
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 26/11/2023: Mức trung bình quanh ngưỡng 51.000 đồng/kg
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·Nợ xấu dưới 3% mới được sở hữu cổ phiếu ngân hàng khác
- ·Một sản phẩm nhiều lợi ích
- ·Trao học bổng “Tiếp sức đến trường” cho 60 sinh viên y dược
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Tổng cục Hải quan chỉ đạo tăng cường kiểm tra mặt hàng thiết bị vệ sinh