【tỉ lệ chấp】Thất bại ở Nhật Bản, Công Phượng bị bắt nạt trên mạng
Chuyện Công Phượng không thành công ở Nhật Bản chẳng có gì đáng bị coi thường như những trò chế giễu nhắm vào anh trên mạng xã hội.
Lời chào của Yokohama FC trở thành chất liệu cho những lời mỉa mai nhắm vào Công Phượng trên khắp cõi mạng.
Cựu tiền đạo Hoàng Anh Gia Lai bị lấy ra làm trò cười trong những bức ảnh chế,ấtbạiởNhậtBảnCôngPhượngbịbắtnạttrênmạtỉ lệ chấp những câu chuyện xuyên tạc về chuyến xuất ngoại không thành công của anh. Họ chế giễu Công Phượng ra nước ngoài chỉ để pha cà phê, bán gà rán như thể đang hả hê với hiện thực đang xảy ra với cầu thủ này.
Công Phượng không thành công ở Nhật Bản về mặt chuyên môn. Đó là chuyện phải thừa nhận, không có gì phải bàn cãi. Anh chỉ đá 2 trận với tổng thời lượng chưa đến 90 phút. Dấu ấn Công Phượng chỉ là những bức ảnh trên sân tập, poster của đội bóng, áp phích quảng cáo. Đó là hiện thực.
Người ta có thể chê Công Phượng kém vì điều ấy. Thế nhưng, thất bại này có đáng bị biến thành trò cười? Sự chế giễu nhắm vào Công Phượng chẳng theo logic nào cả, bởi lẽ chỉ cần một chút suy ngẫm, người ta có thể dễ dàng nhận thấy những lời mỉa mai ấy thật ngớ ngẩn.
Chuyện ấy phản ánh sự độc hại của môi trường mạng nói chung và trong cộng đồng người xem bóng đá Việt Nam nói riêng. Những người nấp sau tài khoản mạng xã hội sẵn sàng tấn công người khác mà chẳng cần lý do.
Nhiều người lờ đi sự thật rằng chưa có cầu thủ Việt Nam nào thành công ở xứ anh đào cả. Để "được" thất bại, Công Phượng phải là cầu thủ Việt Nam hiếm hoi có mặt ở giải chuyên nghiệp của Nhật Bản trước đã. Chuyện ấy có đáng bị mỉa mai?
Sự nghiệp Công Phượng trong 2 năm gần đây không thuận lợi. Dẫu vậy, anh là ngôi sao từ năm 19 tuổi, nhiều năm khoác áo đội tuyển quốc gia, ký được những hợp đồng tiền tỷ trước khi bước sang tuổi 30. Xem thường một cầu thủ như vậy là không hợp lý.
Dân mạng có thể ghét ai đó mà họ không quen biết chỉ vì lời nói hay hành động. Dẫu vậy, điều này có lẽ cũng không giải thích được vì sao Công Phượng lại có nhiều anti-fan đến thế khi trở về quê nhà sau chuyến xuất ngoại.
Anh không phải mẫu cầu thủ hay vạ miệng và gây ra tranh cãi vì những phát biểu trước truyền thông. Công Phượng cũng chẳng khoe khoang hay nói lời đao to búa lớn về sự nghiệp của bản thân, hay những chuyến xuất ngoại.
Công Phượng chỉ đơn giản là đi tìm kiếm cơ hội sự nghiệp ở nước ngoài. Đó là lựa chọn về mặt công việc và bản thân cầu thủ này cũng phải chấp nhận đánh đổi nhiều thứ. Không thành công về mặt danh tiếng, nhưng anh vẫn kiếm ra tiền - thậm chí là nhiều tiền - một cách đàng hoàng.
Vậy mà rốt cuộc, Công Phượng vẫn trở thành nạn nhân của thói bắt nạt trên mạng.
Minh Anh(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Thái Lan mời chính khách quốc tế đến bàn cải cách chính trị
- ·Quảng Ninh đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông
- ·Bắt giữ hơn 16.000 túi nhái hiệu Hermes
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Khánh thành nhà bán trú trường tiểu học xã biên giới Nghệ An
- ·Nấc thang căng thẳng mới tại khu vực Đông Bắc Á
- ·Phú Mỹ Hưng và quỹ Đinh Thiện Lý trao học bổng 8 tỷ đồng
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Nhen nhóm nguy cơ khủng bố từ châu Phi
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Bố mất, mẹ bỏ đi, 3 đứa trẻ người H’Mông bơ vơ giữa núi rừng
- ·Đội điền kinh tiếp sức 4x400m hỗn hợp của Việt Nam giành HCĐ châu Á
- ·Sợ bị bỏ rơi, người đàn ông câm điếc liên tục níu áo mẹ trên giường bệnh
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Người cha mù chữ phụ hồ nuôi hai con trong căn nhà tạm bợ
- ·Venezuela cáo buộc Mỹ âm mưu lật đổ chính quyền
- ·Trung Quốc
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·EURO 2024: Đội hình trẻ của Anh hướng tới tương lai