【đức 2】Vốn đầu tư hạ tầng giao thông: Sử dụng thế nào cho hiệu quả?
Vấn đề đặt ra là cần phải sử dụng vốn đầu tư hạ tầng giao thông thế nào cho hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giảm kinh phí duy tu bảo dưỡng…
Đường bộ, chiếm 80% đầu tư cho giao thông
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) trong thập kỷ vừa qua nhờ kinh tế phát triển nhanh chóng nên nước ta đã phát triển mạnh về hạ tầng giao thông. Toàn bộ ngành Giao thông chiếm 23% tổng chi đầu tư của Chính phủ, 8,5% chi ngân sách nhà nước, khoảng 3,5% GDP trong đó giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ lớn, bằng 80% chi tiêu công trong ngành Giao thông Vận tải (GTVT). Hạ tầng dịch vụ giao thông và logistic được cải thiện dẫn đến giảm giá thành vận tải, qua đó hỗ trợ xuất khẩu – yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng GDP. Hạ tầng giao thông vùng sâu, vùng xa cũng được cải thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, cũng theo WB, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, đặc biệt là phân bổ ngân sách giữa các phương thức vận tải vẫn ưu ái nhiều cho đường bộ, gây thiệt thòi cho các phương thức khác như đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không hiệu quả kinh tế hơn, ít thâm dụng vốn hơn. Hiện ngân sách trung ương vẫn dành đến 85% cho đường bộ, 11% cho đường biển. Trong khi tổng chi cho cả 3 lĩnh vực là đường thủy nội địa, đường sắt, đường không chỉ chiếm số % nhỏ nhoi còn lại.
Thêm vào đó, mặc dù tổng chi thường xuyên cho duy tu, bảo dưỡng đường bộ vẫn tăng đến 15% hàng năm giai đoạn (2009 – 2012) nhưng vẫn thấp so với nhu cầu thực tế, chỉ đảm bảo được 50% nhu cầu duy tu bảo dưỡng theo định mức…
Tăng đầu tư cho đường thủy, hàng hải, đường sắt
Bộ GTVT đã xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 với phương châm phát triển hài hòa các phương thức vận tải, “chia lửa” cho vận tải đường bộ để tiết kiệm nguồn kinh phí bảo dưỡng.
Đồng quan điểm, WB cũng khuyến nghị, trên thực tế mặc dù vận tải đường bộ là phương thức vận tải quan trọng nhất, chiếm đến 90% lượng hành khách và 70% lượng hàng hóa, nhưng đây là phương thức vận chuyển đắt đỏ nhất, tỷ lệ chi ngân sách trên khối lượng vận chuyển cũng cao nhất. Trong khi đó, vận tải đường biển và đường thủy nội địa có mức chi phí vận tải thấp nhất và có hiệu suất cao nhất theo tỷ lệ chi ngân sách trên khối lượng vận chuyển.
Chính vì vậy, ngành GTVT sẽ được hưởng lợi qua việc tăng đầu tư và duy tu bảo dưỡng đầy đủ trong 2 lĩnh vực này, đặc biệt là dọc các khu vực duyên hải, khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Để làm được điều này, WB cũng đưa ra các khuyến nghị như cần chuyển trọng tâm từ chi đầu tư sang các hoạt động duy tu, bảo dưỡng tài sản, để đảm bảo cân đối về mặt kinh tế - xã hội và bền vững, bố trí duy tu bảo dưỡng theo thông lệ quốc tế, đồng thời giảm chi phí cho giao thông đường bộ.
Ngoài ra cũng cần tăng gấp đôi chi duy tu bảo dưỡng đường bộ theo chương trình trung hạn, dựa trên kế hoạch chi tiêu trung hạn và hệ thống quản lý tài sản đường bộ ở các địa phương sao cho mức chi lên từ 20 đến 25% tổng chi tiêu cho đường bộ. Sự gắn kết giữa ngân sách, kế hoạch và kế hoạch chi tiêu trung hạn đóng vai trò quan trọng để tất cả các địa phương phân bổ tốt nhất chi tiêu cho duy tu bảo dưỡng trong toàn bộ vòng đời của con đường.
Bên cạnh đó, theo WB, cần tăng gấp 3 chi đầu tư công và tăng gấp đôi chi duy tu bảo dưỡng cho vận tải thủy nội địa vì đây là lĩnh vực có chi phí vận tải hàng hóa thấp nhất, đòi hỏi đầu tư ít, đồng thời có tiềm năng hướng tới dịch vụ logistic hiệu quả bền vững, thân thiện với môi trường. Những cải thiện và nâng cấp về hành lang đường thủy nội địa có thể đem lại lợi ích đáng kể, hiệu suất cao.
Cuối cùng WB đưa ra khuyến nghị tăng cường kết nối hạ tầng vận tải đa phương thức, đặc biệt là kết nối giữa đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt nhằm phát triển dịch vụ logistis.
Thực tế cũng đã chứng minh hiệu quả của vận tải thủy nội địa sau 1 năm triển khai tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã chuyển chở được gần 5,3 triệu tấn hàng hóa các loại, trong khi đó nếu vận chuyển số hàng hóa này bằng đường bộ phải cần đến hơn 176.000 xe tải nặng loại 30 tấn.
Trí Dũng
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Ô tô bị hỏng số lùi nguy hiểm tính mạng, tài xế cần làm gì để tránh rủi ro
- ·Tự pha chế nước rửa tay khô tại nhà cần hết sức thận trọng
- ·Nestlé MILO tiên phong sử dụng ống hút giấy bảo vệ môi trường
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Saffron Việt Nam bị xử phạt và còn những quảng cáo Nhụy hoa nghệ tây công dụng điều trị bệnh
- ·Hàng hóa dồi dào, giá không đổi, người dân không cần tích trữ
- ·Trung tâm thẩm mỹ quốc tế Seoul Center: Vừa ra mắt đã phẫu thuật thẩm mỹ “chui”?
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·TPBVSK Nano Fast, Tiêu gout Đào Đình Nhuận bị 'tuýt còi' liên quan đến quảng cáo
- ·Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- ·Nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm tại Lạng Sơn vi phạm về nguồn gốc xuất xứ
- ·Sau 'phốt' hàng loạt xe dính lỗi chảy dầu, 11.000 chiếc Ranger và Everest bị thu hồi khẩn cấp
- ·Xử lý 17 cơ sở vi phạm về kinh doanh thiết bị y tế chỉ trong một ngày
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Nhiều bệnh nhân nhiễm Covid
- ·Vận chuyển 500 con chim bồ câu không có giấy kiểm dịch bị thu giữ
- ·Xâm hại trực tuyến: Nỗi lo của cha mẹ thời 4.0
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Tây Ninh: Thu giữ và kiểm tra số lượng lớn sản phẩm điện lạnh không rõ nguồn gốc