【empoli – salernitana】Tập trung đấu tranh chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đối với Ban Chỉ 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tăng cường công tác đấu tranh chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Văn bản nêu rõ, thời gian qua tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra trên địa bàn cả nước có chiều hướng gia tăng, nhiều vụ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với quy mô lớn, có hệ thống nhưng chưa được phát hiện kịp thời và xử lý một cách triệt để. Trước tình hình trên ngày 12/10 năm 2018, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường công tác đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa sản xuất, lưu thông trên thị trường (Thông báo số 410/TB-VPCP ngày 25/10 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ).
Để thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với công đồng dân cư, người tiêu dùng trong việc nhận thức rõ tác hại của việc mua bán, tiêu dùng hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chủ động phát hiện, tố cáo các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa sản xuất, lưu thông trên thị trường nhằm kịp thời phát hiện, xử lý đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong thời gian trước, trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi (2019).
Trong đó, tập trung phát hiện, xử lý những đường dây, ổ nhóm sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng với quy mô lớn, đặc biệt đối với nhóm hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe như: thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh.
Các địa phương cần chủ động rà soát các văn bản quy định pháp luật về hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên còn thiếu hoặc sơ hở để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia theo dõi, đôn đốc quá trình triển khai các nội dung chỉ đạo trên, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Đề xuất chuyển đổi số báo chí bằng công nghệ Blockchain
- ·Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia
- ·Trao tặng 176 chiếc smartphone cho người dân các xã điểm chuyển đổi số
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Bất ngờ với tốc độ mở thẻ tín dụng HDBank Petrolimex 4 trong 1
- ·Nhiều thách thức khi xây dựng các trung tâm dữ liệu vùng
- ·Ngân hàng Hà Tĩnh “vạch mặt” những chiêu trò lừa đảo trực tuyến
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Bắc Giang đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Ngành Bán lẻ hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid
- ·Các điểm sáng của ngành logistics Việt Nam năm 2022
- ·Nhà mạng liên thủ chống đổ vỡ thị trường Internet
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Chế tạo pin cát, startup Việt chung tay giải quyết vấn đề toàn cầu
- ·Bộ TT&TT công bố 11 quyết định mới về công tác cán bộ
- ·Ứng dụng Vinh Smart bị 'lãng quên'?
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·“Bộ lọc” để thu hút các dự án FDI chất lượng