【đội hình psg gặp ac milan】Khu công nghiệp Việt Nam chưa hấp dẫn các “đại gia” đến từ Châu Âu và Bắc Mỹ
Thông tin được ông Đặng Hùng Võ,ôngnghiệpViệtNamchưahấpdẫncácđạigiađếntừChâuÂuvàBắcMỹđội hình psg gặp ac milan nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra tại hội thảo “Lộ trình và những lưu ý cho nhà đầu tưkhi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất”, diễn ra vào ngày 6/9 do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức.
Thiếu các khu công nghiệp lớn
Theo ông Đặng Hùng Võ, các khu công nghiệp của Việt Nam đã được nhà nước quan tâm ngay sau khi đất nước thống nhất. Sau đổi mới, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tếđược coi là chính sách trọng điểm của Việt Nam, nhất là chủ trương kêu gọi đầu tư nhằm phát triển nền kinh tế mở.
Kể từ 2001, chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều Quyết định. Từ 1987, Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được ban hành cùng với Luật Đất đai được coi là 2 Luật ban hành đầu tiên sau đổi mới. Từ đó đến nay, các chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được liên tục đổi mới. Đến 2008, Nghị định đầu tiên của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp được ban hành, ngày càng được đổi mới, nhất là Nghị định 35 mới được ban hành vào năm 2022.
Khu chế xuất Tân Thuận được coi như khu chế xuất đầu tiên được thành lập vào năm 1991. Ảnh: Lê Toàn |
Ông Võ cho rằng các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam. Điều này thể hiện qua tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp đang ngày càng tăng lên.
Theo ông, nếu như trước căng thẳng Mỹ - Trung, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp Việt Nam chỉ khoảng 50% thì do nhu cầu chuyển dịch chuyển cung ứng, các nhà đầu tư không đặt nhà máy tại Trung Quốc nữa thì tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp tại Việt Nam tăng lên khoảng 60%, những nơi năng động như Đông Nam Bộ, trong đó có TP.HCM, tỷ lệ lấp đầy có thể lên đến 70%.
Ngoài ra, giá thuê đất tại các khu công nghiệp cũng tăng khoảng 15%. Đây là các dấu hiệu cho thấy đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam đang khả quan.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước đã thành lập được 335 khu công nghiệp với tổng diện tích 97,84 nghìn ha, trong đó 260 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 75 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng cơ bản. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 53,5%, riêng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 76,10%. Bên cạnh đó, cả nước hiện có 17 Khu kinh tế được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước gần 850 nghìn ha.
Tuy nhiên, khi nhìn lại việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, ông Võ cho rằng khu công nghiệp Việt Nam vẫn chưa thu hút được những “đại gia” lớn trên thế giới, nhất là các doanh nghiệpđến từ từ Châu Âu và Bắc Mỹ.
“Đến nay, đầu tư vào các khu công nghiệp của Việt Nam chủ yếu là từ các nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc..., chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn từ châu Âu và Bắc Mỹ. Mặt khác, các khu công nghiệp lớn của Việt Nam còn quá ít, nhất là các khu hỗn hợp công nghiệp, đô thị, dịch vụ”, ông Võ nói và dẫn chứng, nếu so sánh với khu công nghiệp SHXIP ở Thượng Hải, thì khu công nghiệp Việt Nam chưa có đầu mối khu vực, chưa có Trung tâm nghiên cứu phát triển; chưa có nhà đầu tư trong danh sách 500 doanh nghiệp của thế giới trong khi khu công nghiệp SHXIP có tới 52 nhà đầu tư trong top 500…
Chú trọng phát triển hạ tầng dịch vụ, kết nối
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, việc phát triển khu công nghiệp của Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, các nhà đầu tư chưa được trợ giúp nhiều trong việc hướng dẫn quy trình để hưởng những chế độ ưu đãi đầu tư, kinh doanh…; khu công nghiệp được quy hoạch khá dàn trải, chưa bám sát nhu cầu thực tiễn, định hướng và khả năng thu hút đầu tư.
Ông Đặng Hùng Võ cho rằng, đầu tư vào các khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay chủ yếu là từ các nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn từ châu Âu và Bắc Mỹ. Ảnh: Trọng Tín |
Ngoài ra, ông Lộc cho rằng nhiều địa phương suy nghĩ đơn giản, coi khu công nghiệp chỉ đơn thuần là cung cấp mặt bằng, nhà xưởng chứ chưa xây dựng, có tầm nhìn quy hoạch thành hệ sinh thái bền vững, kết hợp hài hòa kinh tế với môi trường, là khu vực hỗ trợ kinh doanh đạt chuẩn quốc tế… Thúc đẩy phát triển khu công nghiệp thành hệ sinh thái còn là thách thức lớn cho việc đầu tư phát triển, nâng cấp khu công nghiệp tại Việt Nam.
Trước mắt, để giữ chân và thu hút nhà đầu tư trong tương lai, theo ông Lộc, ban quản lý khu công nghiệp cần rà soát, xem xét các vướng mắc để tháo gỡ cho nhà đầu tư. Chúng ta đang có cơ hội đón nhận nhà đầu tư mới nên cần có những ứng xử tốt hơn, để tranh thủ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đang tái cấu trúc lại. Cần có nhiều cải cách về thể chế, giải pháp nâng cấp dịch vụ trong khu công nghiệp tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, tận dụng “cơ hội vàng” trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang định vị lại.
Cùng quan điểm, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), ông Nguyễn Tuấn, đánh giá với vai trò đầu tàu kinh tế cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cơ sở hạ tầng đồng bộ, khoa học công nghệ phát triển, lực lượng lao động có tay nghề và trình độ kiến thức chuyên môn cao, tính đến nay TP.HCM là một trong những địa phương có lượng thu hút vốn FDI cao nhất với gần 11.000 dự ánvà tổng vốn đầu tư đạt gần 54 tỷ USD.
“Khi nền kinh tế mở lại sau dịch, kinh tế phục hồi như chiếc lò xo bị nén, các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất”, ông Tuấn nói.
Ông Kenji Usuda, Tổng giám đốc Công ty Kyouwa cho rằng khi mới bắt đầu đầu tư, các công ty nên xây dựng lộ trình rõ ràng. Bước đầu nên thuê nhà xưởng và mở rộng dần thay vì đầu tư nhà máy.
Ông Kenji Usuda cho biết trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, công ty cũng phải nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề tiếp cận thông tin đầu tư và nguồn nhân lực. Do đó, để thu hút được các nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất thì Việt Nam cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
“Đối với các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam, thành công hay không là do có phát triển được đội ngũ nhân lực cốt lõi hay không. Bởi khi đã đầu tư tại đây thì phải làm sao để sử dụng được tất cả các nguồn lực tại chỗ. Phải làm sao để người Việt Nam vận hành được máy móc của Nhật để sản xuất ra sản phẩm tại Việt Nam chứ không phải đem bao nhiêu người Nhật qua”, ông Kenji Usuda nhấn mạnh.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đua cùng đại gia Nguyễn Đức Tài, Trương Gia Bình
- ·Inflated investment estimates found in three BT projects in Hà Nội
- ·Hà Nội: Khoảng 48.000 hộ kinh doanh được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Hôm nay là hạn cuối cùng làm thủ tục gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất
- ·Phấn đấu 100% thủ tục thuế thực hiện trực tuyến
- ·'Cá mập' mắc cạn khi 'bơi' trên sóng Shark Tank
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Giá heo hơi tăng cao, tiểu thương lại lo méo mặt
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Từ nghi vấn 'phốt' vỡ nợ của Facebooker tâm linh, bóc chiêu trò 'lùa gà'
- ·Hải quan Hải Phòng tăng thu 135,7 tỷ đồng qua mã số, C/O, tham vấn giá
- ·Ngân hàng cho khách rút tiền gửi một phần trước hạn hưởng lãi cao
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Bức tranh trái ngược khi giá USD tăng cao
- ·Cách nhận biết hóa đơn điện tử thông thường và hóa đơn điện tử có mã
- ·Phú Thọ: Xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai bằng hình thức điện tử
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Hà Nội triển khai app thuế điện tử cho thiết bị di động
- Ông Hai chăn nuôi
- Sào Lưới trước mùa mưa bão
- Đổi mới tư duy trong đào tạo
- Ðổi mới tư duy, tăng cường phối hợp
- Nguồn vốn làm lại cuộc đời
- Tăng cường đấu tranh, phòng chống gian lận thương mại
- 107 tàu cá bị mất kết nối do không đóng phí vệ tinh
- Thời tiết ngày 30
- Cần xử lý nghiêm doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm
- Khẩn trương ứng phó hạn mặn