【ket qua tran as roma】TP Hồ Chí Minh: Tập trung 4 nhóm giải pháp phát triển kinh tế số
Cục Hải quan TPHCM đã ứng dụng nhiều phần mền công nghệ giúp DN tra cứu thông tin thông quan hàng hóa. Ảnh: T..H |
Ngày 4/12, tại Hội nghị lần thứ 34, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM đề ra phương hướng cũng như giải pháp đưa thành phố bước vào kỷ nguyên mới. Trong đó, chú trọng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
Tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra nhiều thách thức cần khắc phục khi thực hiện chuyển đổi số.
Cụ thể, TPHCM đang thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên trách quản trị mạng và an toàn thông tin trong cơ quan Nhà nước, đặc biệt tại các cấp cơ sở. Việc này dẫn đến rủi ro về bảo đảm an toàn thông tin khi toàn bộ hệ thống đã được đưa lên môi trường số, dữ liệu trở thành tài sản có giá trị.
Cùng với đó, hạ tầng số, dữ liệu số chưa hoàn thiện, chưa được khai thác triệt để để góp phần nâng cao năng lực chính quyền số và thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
Việc phát triển dữ liệu mở để xây dựng hệ sinh thái sáng tạo giữa Nhà nước, doanh nghiệp, các trường đại học cũng như hỗ trợ các start-up còn hạn chế.
Dịch vụ hành chính công trực tuyến tuy có nhiều tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được 3 mục tiêu lớn: cá nhân hóa, tái sử dụng dữ liệu, không có ranh giới về địa giới hành chính.
Theo bà Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM, mặc dù kinh tế số đang tăng trưởng, nhưng đóng góp vào GRDP vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Một bộ phận người dân vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng công nghệ số, hoặc thiếu thiết bị, hoặc chưa được huấn luyện kỹ năng.
Để khắc phục những vấn đề trên, TPHCM xác định chủ đề năm 2025 và nội dung trọng tâm trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ XII gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số là hoàn toàn phù hợp với định hướng và quyết tâm của Trung ương.
TPHCM đề ra mục tiêu giữ vững vị thế là một trong 3 tỉnh, thành có chỉ số chuyển đổi số cao nhất nước. Trong đó, thành phố sẽ tiếp tục dẫn đầu về hạ tầng số, gồm: hạ tầng viễn thông, hạ tầng dữ liệu. Hạ tầng số được đầu tư mạnh có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư.
TPHCM xác định, phát triển kinh tế số không chỉ đạt chỉ tiêu đã đặt ra là 25% GRDP vào 2025 và 40% GRDP vào năm 2030, mà còn phải trở thành một trong những động lực tăng trưởng mới của thành phố, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chỉ tiêu đến năm 2030 của TPHCM cao hơn chỉ tiêu quốc gia 10%, cho thấy khát vọng của thành phố rất lớn.
TPHCM cũng đặt mục tiêu đưa các hoạt động chỉ đạo, điều hành và nền hành chính của thành phố lên nền tảng số; chỉ đạo, điều hành, báo cáo, đánh giá trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Chỉ số LOSI (Dịch vụ trực tuyến địa phương) tăng lên nhóm 50 thành phố tiêu biểu của các quốc gia trên thế giới (hiện đang xếp thứ 53).
Ngoài ra, TPHCM tập trung phát triển Cổng dịch vụ công, các dịch vụ, tiện ích số cho người dân và doanh nghiệp với phương châm “người dân và doanh nghiệp là chủ thể và mục tiêu phục vụ của chuyển đổi số”. Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, trọng tâm là phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn, hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại hội nghị, Thành ủy TPHCM đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm, như tiếp tục lãnh đạo toàn hệ thống chính trị tập trung cho công tác chuyển đổi số; người đứng đầu các cấp, các ngành là người trực tiếp chỉ đạo.
Đồng thời, xây dựng những chính sách, cơ chế có tính vượt trội để thúc đẩy chuyển đổi số: Bố trí ít nhất 2% tổng chi ngân sách hằng năm cho chuyển đổi số (hiện nay là 1,2%); mở rộng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; ban hành một số cơ chế ưu đãi đầu tư trên lĩnh vực công nghệ số...
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục đầu tư mạnh cho hạ tầng số để duy trì vị thế dẫn đầu, tạo môi trường thu hút nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư chiến lược.
Kiên trì xây dựng dữ liệu số trong cơ quan Nhà nước, từ đó mở rộng cho doanh nghiệp khai thác, tạo ra giá trị tăng thêm; đẩy nhanh 8 nền tảng số chuyên ngành còn lại để hoàn thành đưa nền hành chính thành phố lên nền tảng số trong năm 2025.
Lãnh đạo thành phố sẽ tiên phong trong chỉ đạo, điều hành và nhận báo cáo trên hệ thống quản trị thực thi thành phố. Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hành chính công và các lĩnh vực chuyên ngành.
UBND TPHCM đề ra mục tiêu đến năm 2025, 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn Thành phố được tiếp cận, cập nhật thông tin nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, được dùng thử các nền tảng chuyển đổi số. Qua đó, nâng tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt tối thiểu 60%. Chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà còn tạo ra những cơ hội tiếp cận các khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường… |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Phim kinh dị Cám được khán giả đặt nhiều kỳ vọng
- ·Việt Nam chịu ảnh hưởng thế nào nếu lạm phát ở Mỹ và các nước tăng cao?
- ·Ông Medvedev so sánh sức mạnh giữa quân đội Nga và Mỹ
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Ngân hàng giãn nợ, cần có tiêu chí xác định đối tượng
- ·Phát triển năng lực thực tiễn về marketing cho sinh viên
- ·Đội Castor đại diện cụm thi Đại học Huế tham gia vòng chung kết Star Awards 2023
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Phát hiện, thu giữ hơn 20.000 con gia cầm giống tại khu vực biên giới
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Cần sự ghi nhận, động viên với đội ngũ nhà giáo
- ·Kiểm tra 60 bếp ăn của cơ sở giáo dục tại TP. Huế
- ·Cháy phà ở Philippines, 29 người chết, 225 người được giải cứu
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·Đa dạng học bổng hỗ trợ tân sinh viên
- ·Ông Putin nói về lệnh trừng phạt của phương Tây, Ukraine muốn nhận thêm vũ khí
- ·Nghi phạm đánh bom sát hại blogger quân sự Nga bị buộc tội khủng bố
- ·Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng
- ·Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về chủ quyền biên giới và biển đảo Tổ quốc