【cách xem kèo chấp bóng đá】Tri ân người lính bằng những thanh âm cảm xúc
“Có một bài ca không bao giờ quên/ Là lời đất nước tôi chẳng phút bình yên/ Có một bài ca không bao giờ quên/ Là lời mẹ ru con đêm đêm…”. Đó là bài hát chủ đạo (“Bài ca không quên của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn) trong chương trình nghệ thuật “Bài ca không quên” do Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh biểu diễn trong buổi họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh - liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2022). Và còn có những “bài ca” đi cùng năm tháng đã được biểu diễn trong các chương trình văn nghệ ở nhiều nơi nhân ngày lễ kỷ niệm đầy ý nghĩa này.
Hình ảnh người lính được tạo hình đầy kiêu hùng trong các tiết mục văn nghệ. Trong ảnh: Tiết mục “Lá cờ Đảng” của Liên đoàn Lao động TP.Thuận An tại liên hoan tiếng hát “cán bộ,ânngườilínhbằngnhữngthanhâmcảmxúcách xem kèo chấp bóng đá công chức, viên chức” Bình Dương năm 2022
Tri ân bằng âm nhạc
Hòa mình vào không khí trang nghiêm, đầy xúc động của buổi họp mặt, các mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh và các gia đình có công với cách mạng đã có những phút giây lắng lòng tưởng nhớ thật ý nghĩa. Chương trình mở màn với một tượng đài cùng tấm lụa đỏ phủ kín sân khấu và các diễn viên thể hiện các động tác kết hợp cùng vải lụa thể hiện lòng biết ơn, lòng tri ân, tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc; đồng thời nhắc nhở chúng ta luôn phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Tiếp nối chương trình, khán giả đã có dịp ngược dòng thời gian trở về quá khứ với những năm tháng hào hùng của dân tộc thông qua các tiết mục được dàn dựng sân khấu hóa hoành tráng và đặc sắc như: “Giai điệu Tổ quốc”, “Màu hoa đỏ”, “Miền xa thẳm”, “Vết chân tròn trên cát”, “Mẹ và Tổ quốc”, “Người mẹ xứ Bình Dương”, “Linh thiêng Việt Nam”…
Ông Trần Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh, đạo diễn chương trình “Bài ca không quên” cho biết, với mong muốn mang đến khán giả những món ăn tinh thần đặc sắc và ý nghĩa, đơn vị đã dàn dựng và tập luyện chương trình rất kỹ lưỡng. Chương trình cũng đã được đông đảo khán giả là công nhân lao động và người dân địa phương đón nhận và tán thưởng bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt tại Công viên thành phố Bình Dương vào tối 27-7 vừa qua.
Hòa trong không khí thiêng liêng của những ngày tháng 7 đầy nghĩa tình, nhiều chương trình văn nghệ sân khấu hóa đặc sắc cũng đã được đông đảo khán giả đón xem và cổ vũ trong các buổi họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh - liệt sĩ, lễ thắp nến tri ân tại các địa phương. Các chương trình đã góp phần khơi dậy niềm tự hào truyền thống cách mạng Việt Nam, lòng yêu nước nồng nàn và lòng tri ân sâu sắc những người đã hy sinh một phần cơ thể hoặc cả người thân vì sự độc lập của dân tộc để chúng ta có cuộc sống thanh bình hôm nay.
Thơ nhạc hòa nhịp tri ân
Với niềm cảm phục và tự hào về những chiến binh trong các cuộc kháng chiến, các văn nghệ sĩ Bình Dương đã sáng tác nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật dạt dào cảm xúc tri ân.
Trong ca khúc “Nụ hoa và người lính” do nhạc sĩ Phạm Minh Thuận phổ nhạc từ thơ của Trương Đắc Thủy, chúng tôi cảm nhận một tình yêu Tổ quốc vĩ đại của những người lính trẻ. “Hiến dâng trọn tuổi xuân cho Tổ quốc yêu thương”… “Chúng con kiên trung giữ gìn từng tấc đất/ Cho quê hương không bao giờ mất/ Tôi mãi yêu Người! Ơi Tổ quốc của tôi”.
Còn trong ca khúc “Hoài niệm” của Nguyễn Quang Tâm (phổ nhạc từ thơ của Trần Khuyến), những giai điệu tình cảm, thiết tha đã khơi lại kỷ niệm những ngày tham gia chiến đấu chống giặc. Đó là “từng suối lũ”, “từng đường rừng”, “những con đường gầm rung bao tiếng nổ”, “áo trận đã từng nhạt phai”…, để “Ta còn tình yêu một thời”.
Dành những vần thơ tưởng niệm sâu sắc những người mẹ Việt Nam anh hùng, những người lính không tiếc thân mình hy sinh cho Tổ quốc, Nguyễn Minh Ngọc Hà đã sáng tác bài thơ “Nén hương vĩnh cửu”. Với Ngọc Hà, “Nếu chiều nay người đến viếng nghĩa trang/ Nhè nhẹ bước kẻo anh thức giấc/ Xin thắp lên nén hương lòng quý nhất/ Nén hương cháy mãi không tàn…” và “Nén hương này vĩnh cửu lòng biết ơn/ Sẽ thắp trong chiều nay/ Chiều mai/ Và rất nhiều chiều nữa…”.
Cảm xúc của những người lính từng chiến đấu vào những ngày tháng 7 lịch sử này càng dạt dào những kỷ niệm oai hùng. Vì thế, trong bài thơ “Đón các anh” của Trần Thanh Hải, những hình ảnh “Chúng mình xách súng vượt lũy thành/ Truy kích tàn quân phường Pôn Pốt/ Càng đánh tinh thần càng thấy hăng…”. Vậy mà, “Đoàn quân trở về vắng các anh”… “Các anh nằm lại nơi đất bạn/ Đắp tình hữu nghị mãi thắm tươi”. Những liệt sĩ đã hy sinh trên đất nước Campuchia đến nay cũng đã mấy chục năm rồi, “Nay đón anh về Tổ quốc ta/ Sum họp cùng với bao đồng đội/ Hàng năm tôi đến viếng hương hoa”.
MINH HIẾU
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Không xu dính túi, người yêu quấn quýt suốt ngày?
- ·“Bố ơi bao giờ con chết!”
- ·Bố mất, con khổ sở chống chọi với ung thư máu
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Xót lòng bé dân tộc M’nông bệnh tim nặng
- ·Hồi âm đơn thư cuối tháng 5/2013
- ·Đau đớn phát hiện chồng chưa cưới 'kiếm gái' ngoài đường
- ·Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- ·Trao 35 triệu đồng cho hai cháu mồ côi ở Phú Thọ
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·Mùa nước nổi
- ·Hơn 30 triệu đồng đến với Mỹ Duyên
- ·Đắng lòng cảnh mẹ thiếu sữa, tiền trị bệnh cho con
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Bé gái chấp nhận chết để mẹ không mắc nợ
- ·Ước mơ ‘học hết đại học’ của nữ sinh mồ côi cha mẹ
- ·Người đàn ông bệnh tật: Mổ thì sống không thì chết!
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Rối trí vì lỡ bầu với người yêu hơn 20 tuổi