【kết quả vđqg úc】Thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn
Chiến thuyền thời chúa Nguyễn (Le Floch de la Carrière,ễnthủybinhthờichúaNguyễkết quả vđqg úc 1755-1756)
Tượng binh và thủy binh là hai lực lượng quan trọng, thiện chiến của quân đội Đàng Trong, trong đó thủy binh được kiến thiết sâu rộng từ chế độ trường đà ở các làng ven biển chốn dân gian cho đến quân đội chính qui của triều đình. Trong cuộc duyệt binh đầu năm Quý Tỵ (1653), ở dinh phủ Phú Xuân có lực lượng hùng hậu của gần 20.000 thủy binh, được phiên chế trong các cơ Trung hầu, Tả trung, Hữu trung, Tả trung kiên, Hữu trung kiên, Tả trung bộ, Hữu trung bộ, Tiền trung bộ, Tả dực, Hữu dực, Tiền dực, Hậu dực, Nội bộ, Nội thủy, Tả nội bộ, Hữu nội bộ, Tiền nội bộ, Hậu nội bộ, Tả súng, Hữu súng, Tiền súng, Hậu súng, Tả thủy; các đội Tiền thủy, Hậu thủy, Tả thủy, Hữu thủy, Tiền bính, Hậu bính, Tả bính, Hữu bính; dinh Tả bộ (Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, 2002, tập 1, tr. 62).
Đặc biệt là trong thương đoàn đến Phú Xuân những năm 1749 -1750, thương gia Pháp P. Poivre còn được chứng kiến lễ hội đua thuyền, chính xác là tái hiện cuộc tập trận thủy quân nhân dịp Tết Nguyên đán tại Đàng Trong, kéo dài suốt cả tháng giêng. Trong khi mọi sinh hoạt hành chính, kinh tế được ngưng nghỉ thì xứ Huế tổ chức nghi lễ thường niên này một cách huy hoàng nhất, đại lễ nhằm tưởng niệm lúc vượt sông vào nam của chúa Tiên Nguyễn Hoàng và cũng nhằm tưởng nhớ đến những chiến thắng trên sông Gianh với Đàng Ngoài.
Trên sông Hương tập trung nhiều chiến thuyền của nhà vua, lên đến 60 - 80 chiếc, đậu hai bên bờ sông, trong đó chia làm hai phe: một bên giương cờ của xứ Đàng Ngoài có màu đỏ và bên kia giương cờ hiệu xứ Đàng Trong, cũng có màu đỏ tương tự, nhưng với hình quả cầu màu lục ở chính giữa.
Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lúc này mang trang phục đơn giản. Ngài xuất cung trong âm thanh vang rền những giàn đại bác để rồi đi đến bến sông, nơi đó có một chiếc thuyền được trang hoàng tương tự chiếc thuyền trước đây đã từng đưa chúa Tiên qua sông. Nhà vua ban thưởng 5 quan cho người chèo thuyền, ông đón ngài lên thuyền và đẩy thuyền sang sông. Trong bối cảnh đó, lập tức, những chiến thuyền của quân Đàng Ngoài toàn lực chèo mạnh lao đến, hô vang rầm trời những tiếng la lớn để đuổi theo truy bắt chiếc thuyền của nhà vua. Sau một thời gian truy đuổi, lại đến lượt quân Đàng Trong phản công. Những thuyền chiến của Nam hà liên tục bắn trả vào những thuyền chiến của xứ Đàng Ngoài. Chiến cuộc ngày một căng thẳng, như đẩy đến cao trào của một cuộc đánh trận đánh giả hoành tráng nhưng không kém phần gay cấn, kéo dài vài tiếng đồng hồ và mang lại nhiều không khí hứng khởi, vui thích cả cho quan quân tập trận lẫn dân chúng tam quan trên bờ. Kết thúc cuộc thao diễn thì những thuyền chiến của xứ Đàng Ngoài bị đánh bại và bỏ chạy trốn, trong khi những thuyền chiến của xứ Đàng Trong truy kích theo một cách quyết liệt và buổi lễ kết thúc. Từ đó về sau, kéo dài cho đến hết cả ngày, là nhiều hoạt động vui chơi và tiệc tùng.
Chiến thuyền thời chúa Nguyễn (Le Floch de la Carrière, 1755-1756)
Đi dạo dọc sông Hương, P. Poivre từng thấy nhiều chiến thuyền trong các xưởng thuyền, có thể lên tới 400 chiếc rất to lớn, bên ngoài được trét một lớp sơn đen bóng rất đẹp, được chạm trổ mạ vàng nổi lên nhiều hình ảnh, nhất là ở đầu mũi và lái thuyền. Điểm đáng chú ý là, có khoảng 100 con thuyền chỉ sử dụng cho việc giải trí của nhà vua, mỗi thuyền có từ 40 đến 60 tay chèo, thường là để kéo thuyền của nhà vua đi trên sông.
Đối với các loại thuyền chiến thì cũng có cấu tạo tương tự nhưng được đóng có phần thô ráp hơn, kích thước cũng lớn mạnh hơn, nhất là ở phía trước có đặt một hoặc hai súng bắn đá. Ở Huế có khoảng 40 chiến thuyền loại này, với khoảng 50 đến 60 tay chèo. Ngoài ra, còn có loại chiến thuyền nhỏ hơn, thường được dùng cho thủy quân luyện tập hoặc vận chuyển lương thực hay các loại hàng nặng cho triều đình. Quân thủy đứng thẳng để chèo thuyền, họ thường ở trần, đóng khố với một giải nịt bằng lụa đen đơn giản (Henri Cordier, 1887, “Voyage de Pierre Poivre en Cochinchine”, Revue de l’Extrême-Orient, tập 3, số 1).
Trong nghệ thuật thực cảnh hiện đại, tái hiện lễ hội - trận thao diễn thủy quân thời chúa Nguyễn như từng có trong Festival Huế 2010, đồng thời với việc đầu tư xây dựng một bảo tàng quân sự, trong đó có thủy quân... sẽ thiết thực gắn kết nhiều mạch nguồn lịch sử và văn hóa cho Cố đô Huế, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Bài, ảnh: Minh Phương
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Chuẩn y bà Bùi Thị Quỳnh Vân làm Bí thư Quảng Ngãi
- ·Chú trọng xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc
- ·Việt Nam là đối tác ưu tiên của Bulgaria tại châu Á
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Đại biểu Vũ Tiến Lộc: Không thể lơ là nhiệm vụ cải cách thể chế
- ·Tiếp tục đẩy mạnh quy chế phối hợp đảm bảo ANTT
- ·Họa sĩ vẽ tranh bóng chuyền bãi biển tại Thế vận hội 2024
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Lễ truy điệu và an táng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Trịnh Thu Vinh vào chung kết nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ
- ·Chờ Tây Ban Nha và Pháp vào chung kết
- ·Bà Lâm Thị Phương Thanh tái cử chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Đại tướng Ngô Xuân Lịch và đoàn đại biểu Quân đội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Hiệu quả công tác đối thoại dân chủ trong lực lượng vũ trang
- ·Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội bỏ phân vùng và không kiểm soát giấy đi đường
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao