会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhân dinh bong da hom nay】Minh định phương án thu phí 9 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư!

【nhân dinh bong da hom nay】Minh định phương án thu phí 9 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư

时间:2025-01-27 13:27:09 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:278次
Việc thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tưsẽ giúp tăng thu ngân sách để xây dựng thêm các dự ánhạ tầng. Trong ảnh: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: Đức Thanh

Chọn 9 cao tốc để thí điểm

TheđịnhphươngánthuphítuyếncaotốcdoNhànướcđầutưnhân dinh bong da hom nayo thông tin của Báo Đầu tư, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số 4069/BGTVT - TC gửi các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, xin ý kiến về phương án thí điểm thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư trước khi trình Chính phủ.

Điểm nhấn nổi bật tại phương án vừa được Bộ GTVT đề xuất là việc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông cho 9 tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư hoàn thành, đưa vào khai thác trước năm 2025 để thực hiện thí điểm theo cơ chế phí.

Các tuyến cao tốc được chọn bao gồm tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, cùng với 8 đoạn tuyến cao tốc thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020 (gồm: Cao Bồ - Mai Sơn; Mai Sơn - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Cam Lộ - La Sơn; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây; cầu Mỹ Thuận 2).

Thời gian thực hiện thí điểm được Bộ GTVT kiến nghị áp dụng cho đến khi quy định pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc được Quốc hội thông qua. Thời gian thu thí điểm theo cơ chế phí tối đa là 5 năm kể từ thời điểm đoạn/tuyến đường bộ được triển khai thu phí. Sau thời gian thí điểm thu nêu trên, sẽ có đánh giá, tổng kết đề xuất cơ chế phù hợp.

Mức thu phí 9 tuyến cao tốc này sẽ được xác định trên 3 nguyên tắc gồm: mức thu phù hợp với lợi ích và khả năng chi trả của người sử dụng đường cao tốc; mức thu được xây dựng trên cơ sở tổng số phí thu được sau khi bù đắp chi phí tổ chức thu phải đảm bảo còn dư để cân đối vào ngân sách nhà nước; mức thu được tính toán theo từng đoạn/tuyến đường bộ cao tốc cụ thể để đảm bảo phù hợp với điều kiện khai thác, kinh tế- xã hội theo từng khu vực.

Về phương pháp tổ chức thu, Bộ GTVT kiến nghị áp dụng toàn diện thu phí không dừng, đa làn liên thông giữa các đoạn/tuyến cao tốc, giữa các dự án do Nhà nước đầu tư và các dự án PPP. Số tiền thu được sau khi trừ chi phí tổ chức thu, sẽ nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương theo phương án đầu tư khai thác).

Theo Bộ GTVT, do việc thu phí các tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư chưa có tiền lệ, nên việc tiến hành thí điểm phải được thực hiện tuần tự theo đúng quy định, trong đó bước đi đầu tiên là việc Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết chấp thuận cơ chế thí điểm thu phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên các đoạn/tuyến đường bộ cao tốc. 

Sau khi Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế thí điểm được thông qua, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hướng dẫn tổ chức thu, nộp, quản lý, sử dụng số tiền thu được. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT, Bộ Tài chính ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Khi cơ sở pháp lý về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc qua trạm thu phí đã được hoàn thiện, Bộ GTVT chỉ đạo cơ quan được giao quản lý đường cao tốc xây dựng các đề án khai thác (bao gồm cả việc tổ chức thu tiền) đối với tuyến đường cao tốc đã được chấp thuận thực hiện thí điểm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật có liên quan.

“Việc khai thác được thực hiện theo quy định tại Điều 80, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, bao gồm các phương thức: đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng; cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng…”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

Nhiều khác biệt về cơ chế thu

Cần phải nói thêm rằng, việc thu phí các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư là một trong những đề án quan trọng, cấp thiết.

Tại các nghị quyết về chủ trương đầu tư các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam và chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 3 TP.HCM; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn I; cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu giai đoạn I; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn I, Quốc hội đều giao Chính phủ xây dựng phương án phù hợp để thu hồi vốn hoàn trả vào ngân sách trung ương. Tính đến tháng 4/2022, Bộ GTVT đã đưa vào khai thác 4/9 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Trên thực tế, ngay từ giữa năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT xây dựng Đề án Quản lý, khai thác đường cao tốc TP.HCM và các đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Bộ GTVT đã phối hợp Bộ Tài chính và các bộ liên quan xây dựng và hoàn thiện Đề án. Theo đó, các bộ nhất trí cần thiết phải quy định thu phí/giá dịch vụ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc.

Đến năm 2022, Bộ Tài chính đã thực hiện xây dựng hồ sơ báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung trên, trong đó, báo cáo thực hiện thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư theo 2 cơ chế là cơ chế giá và cơ chế phí. Tại các cuộc họp và ý kiến các công văn báo cáo Chính phủ, gửi Bộ Tài chính, về cơ bản, Bộ GTVT nhất quán quan điểm thực hiện thu theo cơ chế phí.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, vào tháng 8/2022, Bộ Tài chính có Tờ trình số 192/TTr-BTC, báo cáo Chính phủ về việc này, trong đó đưa ra 5 nhóm nội dung với 3 nhóm nội dung còn có các ý kiến khác nhau giữa Bộ Tài chính và Bộ GTVT gồm: mục đích thu tiền; phạm vi thu tiền; cơ chế thu tiền.

Do còn tồn tại sự khác biệt giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính nên tại Công văn số 5960/VPCP-KTTH ngày 9/9/2022, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu: “Bộ trưởng Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, làm việc với Bộ trưởng Bộ GTVT và Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan liên quan để trao đổi, thống nhất các nội dung về thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư trước khi trình Chính phủ”.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã có cuộc họp ngày 8/2/2023 về cơ chế thu trên đường cao tốc do Nhà nước quản lý, sở hữu.

“Tại cuộc họp này, Bộ Tài chính và Bộ GTVT vẫn tiếp tục không thống nhất về cơ chế thu theo quy định pháp luật hiện nay. Vì vậy, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ GTVT xây dựng phương án báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội ban hành cơ chế thí điểm thu tiền sử dụng đường bộ cao tốc trên một số đoạn/tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư”, ông Lê Đình Thọ cho biết lý do trình cơ chế thí điểm lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
  • Cách khắc phục da khô, ngứa trong mùa đông
  • Đăng kí gói cước, 'say hi' concert với cơ hội trúng vé từ MobiFone
  • Tiếp nhận áo Nhật Bình – Lễ phục của Hoàng hậu Nam Phương
  • Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
  • Người kế nhiệm Tạ Bích Loan: Dẫn gameshow Ở nhà chủ nhật, từng du học Australia
  • Nhạc sỹ Lã Văn Cường qua đời
  • Á quân Giọng hát Việt nhí 2019 thi hát bolero
推荐内容
  • Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
  • Vợ tiết lộ tính cách NSND Công Lý thay đổi sau khi bị bệnh
  • Sao Hàn 26/11: Sao phim 'Hoa cúc dại' lộ clip hôn bạn gái kém 25 tuổi
  • Nghệ sĩ ưu tú Trần Phương và những điều chưa kể
  • Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
  • Sao Hàn 29/11: 'Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ' khóc khi nhắc tới chồng con