【bongdawab】Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?
Công khai bí mật đời sống riêng tư,ôngkhaibímậtđờisốngriêngtưđờisốngcánhânkhinàbongdawab đời sống cá nhân khi nào?
(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu.
Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về công khai dữ liệu, dự Luật quy định dữ liệu được công khai có điều kiện gồm dữ liệu liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật đời sống cá nhân được công khai trong trường hợp được người đó đồng ý.
Bên cạnh đó, dữ liệu liên quan đến bí mật gia đình được công khai trong trường hợp được các thành viên trong gia đình đồng ý.
Đại biểu đề nghị làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư, đồng thời cân nhắc quy định về bí mật đời sống riêng tư.
Theo ông Tiến, hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Cụ thể, Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự cũng quy định đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Do vậy, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.
Vì vậy, đại biểu đề nghị cần rà soát vấn đề này để đảm bảo thống nhất với Hiến pháp và quy định hiện hành.
Cũng thảo luận về quy định này trong dự Luật, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết quy định trên cần thiết, giúp bảo đảm dữ liệu được đưa ra sử dụng rộng rãi, ứng dụng hiệu quả và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, đại biểu mong muốn Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra làm rõ hơn sự khác biệt giữa nội dung điều này với việc tích hợp thông tin cá nhân với các thông tin thuộc về tổ chức, cá nhân phải giữ bí mật.
Đại biểu cho rằng, trong quá trình xây dựng luật, khi được làm rõ các vấn đề sẽ tạo sự đồng thuận trong tổ chức và cá nhân cũng như nhân dân để ủng hộ và thực thi tốt hơn khi luật được ban hành.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu sử dụng tài liệu, chủ thể dữ liệu, đại biểu đề nghị quy định rõ đối tượng dữ liệu mở cần phải được công khai để tổ chức, cơ quan, cá nhân thuận lợi khi tiếp cận, khai thác và sử dụng.
Muốn đảm bảo tính tương thích và hạn chế các quyền tiếp cận, bà Phúc cho rằng cần phải có quy định rõ những nội dung hạn chế quyền tiếp cận và đối tượng phải thực hiện các mức độ tiếp cận tương ứng với các nội dung.
Bên cạnh đó, đảm bảo tính tương thích giữa Luật Dữ liệu và Luật Tiếp cận thông tin trong mối tương quan giữa các quy định về công khai dữ liệu, bà Phúc cũng đề nghị tiếp tục rà soát và chỉnh lý tại dự thảo luật cho phù hợp, đối với các nội dung cụ thể nên chỉnh lý theo hướng giao cho Chính phủ quy định.
Cụ thể theo bà Phúc, các nội dung như hình thức công khai dữ liệu, thời điểm công khai dữ liệu, các nội dung liên quan và các nội dung chi tiết khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ quy định.
(责任编辑:World Cup)
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·PV GAS lập kỷ lục doanh thu lợi nhuận, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2022
- ·Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có trách nhiệm, an toàn và hiệu quả, hướng đến hệ thống thực phẩm bền
- ·Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ: Những vấn đề cần quan tâm hiện nay
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Những mẫu xe gầm cao tầm giá 700 triệu đáng để xuống tiền
- ·Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022
- ·Vietjet khai trương đường bay Phú Quốc
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Bộ Công Thương lấy ý kiến việc sửa các quy định về xăng dầu
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Khởi động Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021
- ·Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- ·An ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu đối với nền kinh tế số
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·'Cơn sốt' Glamping biển độc đáo của giới trẻ Thủ đô
- ·Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp đối với Công ty TNHH Homeway Việt Nam từ ngày 16/11/2022
- ·Ô tô chạy bằng hydro: Tương lai của Honda trong năm 2024
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Chuẩn bị khai trương văn phòng ASIA GROUP và tổ chức hội thảo ‘Kết nối đầu tư Việt Nam