【bảng xếp hạng vô địch thụy điển】Tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng mạnh ở mức cảnh báo
Bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm - đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.
Ở Việt Nam,ụđồuốngcoacuteđườngtạiViệtNamtăngmạnhởmứccảbảng xếp hạng vô địch thụy điển tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng mạnh trong những năm qua. Theo số liệu thống kê của Euromonitor 2023, tổng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng nhanh (420%) từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Tiêu thụ đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, từ mức 18,5 lít/người năm 2009, lên thành 66,5 lít/người năm 2023 (tăng ở mức 350%).
Bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm - đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy tại Tọa đàm cung cấp thông tin báo chí về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của Thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng do Bộ Y tế tổ chức ngày 15-11 tại Hà Nội.
Theo bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, tiêu thụ nhiều nước giải khát - đồ uống có đường phổ biến nhất, được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận…
Khuyến nghị của WHO về đường là nên giảm tiêu thụ đường tự do trong suốt quá trình sống. Trong đó, ở cả người lớn và trẻ em, giảm lượng đường tự do ăn vào dưới 10% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, tương đương với 12 thìa cà phê đường. Cách tốt nhất nên giảm thêm lượng đường tự do ăn vào xuống dưới 5% (6 thìa cà phê đường) tổng năng lượng ăn vào sẽ mang lại lợi ích bổ sung.
Phó giáo sư Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) cảnh báo, người tiêu thụ nước ngọt thường xuyên từ 1-2 lon/ngày hoặc nhiều hơn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn 26% so với những người hiếm khi uống các loại thức uống này.
Bà Đinh Thị Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) nhấn mạnh thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để cung cấp thông tin về thực trạng sử dụng cũng như tác hại của đồ uống có đường và Bộ Tài chính đã đưa đồ uống có đường vào là một mặt hàng đánh thuế trong dự thảo Luật Thuế tiêu thu đặc biệt (sửa đổi). Việc áp thuế đối với đồ uống có đường lần đầu tiên đưa ra trong dự thảo Luật nên hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau.
Bà Đinh Thị Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế). (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bác sỹ Tuấn Lâm cho rằng thuế tiêu thụ đặc biệt là biện pháp hiệu quả để làm giảm sử dụng nước ngọt và hiện là thời điểm thích hợp, cần thiết để áp thuế đồ uống có đường.
Các chuyên gia tham gia toạ đàm cũng nhấn mạnh áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là một trong các giải pháp can thiệp quan trọng được WHO khuyến nghị nhằm giảm mức tiêu thụ và các tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn đồ uống lành mạnh hơn do tác động của việc áp thuế làm tăng giá sản phẩm. Từ đó, giúp giảm nguy cơ béo phì và nguy cơ phát triển các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống, đặc biệt bệnh đái tháo đường đang tăng rất nhanh trong thời gian gần đây.
Tại tọa đàm, Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cũng đồng tình với khuyến nghị của WHO và nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện để kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường là áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), dự kiến thảo luận tại Kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, lần đầu tiên nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml được đưa vào diện áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo Bộ Tài chính, đây là mặt hàng mới được đề xuất bổ sung vào diện chịu thuế nên Bộ đề xuất mức 10% để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu loại có lượng đường thấp, nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng.
(责任编辑:La liga)
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Hàng hóa Tết dồi dào, khó tăng giá đột biến
- ·Trao tặng 80.000 hũ váng sữa dinh dưỡng cho trẻ em khó khăn Tây Nguyên
- ·Giảm thiểu rủi ro pháp lý trong hoạt động tín dụng
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Sáp nhập Công ty Tài chính Sông Đà vào Ngân hàng Quân đội
- ·Ngân hàng Đầu tư Quốc tế đề xuất phát hành trái phiếu tại Việt Nam
- ·Hệ thống phòng không ‘Mũi tên
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Thị trường hàng hoá hôm nay 7/12/2023: Sắc đỏ ‘chiếm lĩnh’ thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Phố vàng Hà Nội nhộn nhịp trong Ngày Vía Thần Tài
- ·Hội thảo về giáo dục nghiên cứu tiếng Nhật
- ·Sinh viên Đại học Huế sẽ đi học trở lại từ ngày 17/2
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·Tiền gửi ở nước ngoài tăng: Bình thường hay bất thường?
- ·Tỷ giá Won Hàn Quốc hôm nay 11/12/2023: Giá Won ngân hàng đầu tuần đồng loạt giảm, chợ đen tăng
- ·Giá vàng hôm nay 12/12/2023: Vàng nối dài đà lao dốc
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Đề xuất tăng thuế thuốc lá chưa đủ để đạt mục tiêu giảm tỉ lệ hút thuốc