【vòng 16 đội c1】Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ năm: Làm nhân sự, gỡ khó cho nền kinh tế
Một phiên họp toàn thể của Quốc hội khoá XV. |
Sáng nay (22/5),ốchộikhaimạcKỳhọpthứnămLàmnhânsựgỡkhóchonềnkinhtếvòng 16 đội c1 Quốc hội khoá XV khai mạc Kỳ họp thứ năm và tiến hành họp riêng làm công tác nhân sự trong cuối buổi sáng và phần lớn buổi chiều cùng ngày.
Thông tin từ cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp cho biết, Quốc hội sẽ thực hiện quy trình miễn nhiệm, sau đó bầu Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách mới, thay ông Nguyễn Phú Cường, người đã có đơn gửi xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và xin thôi các chức vụ do Quốc hội bầu.
Quốc hội cũng xem xét đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm và phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026.
Cử tri còn nhiều lo lắng
Trước khi làm nhân sự, như thông lệ, sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023 và báo cáo thẩm tra nội dung này.
Sau đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV .
Tiếp đến, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
Cả báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội và báo cáo ý kiến của cử tri lần này đều cho thấy nền kinh tế đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức rất lớn.
Ghi nhận Thường trực Chính phủ sâu sát thực tiễn, thành lập nhiều tổ công tác để tháo gỡ khó khăn trong phục hồi phát triển kinh tế, giải ngân vốn đầu tưcông, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, song cử tri vẫn còn nhiều lo lắng.
Bởi kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc, sức ép về lạm phát cao không ổn định; số lượng doanh nghiệpphá sản còn cao; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường vốn và tín dụng, vẫn phải vay với lãi suất cao.
Đây cũng là nội dung được nhấn mạnh tại báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023.
Tại đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, những tháng đầu năm nay tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm, số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng, xu hướng này có thể diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới. Số lượng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến, người lao động mất việc làm tại nhiều khu công nghiệp.
“Thời gian qua, có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, dừng hoạt động, đóng cửa sau khi các quy định mới về tiêu chuẩn, tiêu chí phòng cháy, chữa cháy được ban hành và có hiệu lực. Các doanh nghiệp cho rằng, nhiều quy định mới về phòng cháy, chữa cháy vượt cả các nước phát triển và chưa tính đến tính khả thi khi áp dụng tại Việt Nam, làm gia tăng thời gian, thủ tục và chi phí tuân thủ. Do đó, đề nghị Chính phủ có báo cáo đánh giá thêm về vấn đề này, qua đó để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được thuận lợi, thông suốt và vẫn bảo đảm thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy trong thời gian tới’, báo cáo thẩm tra nêu.
Những khó khăn của nền kinh tế cũng đã được Chính phủ nhìn nhận toàn diện trong báo cáo gửi Quốc hội trước thềm Kỳ họp.
Chính phủ xác định tiếp tục nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu của hệ thống tài chính, ngân hàng.
Điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí đầu vào.
Tăng cường quản lý, giám sát, thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn của các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản…; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật cũng là giải pháp được nêu tại báo cáo của Chính phủ.
Đồng hành gỡ khó
Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét một số nội dung để gỡ khó cho nền kinh tế. Như tiếp tục phân bổ vốn đầu tư công và vốn Chương trình phục hồi, tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng, bổ sung vốn điều lệ cho Agribank.
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho đầu tầu kinh tế của cả nước - TP.HCM cũng sẽ được Quốc hội xem xét quyết định.
Tại cuộc họp báo trước Kỳ họp, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Phạm Thái Hà cho biết, việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về nội dung trên nhằm tạo điều kiện khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của thành phố để tương xứng với vị trí đầu tàu về kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.
Trong công tác lập pháp, bên cạnh tiếp tục cho ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi tiếp thu ý kiến nhân dân, Quốc hội cũng bắt tay sửa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở, tháo gỡ khó khăn cho thị trường quan trọng này.
Việc xây dựng Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) nhằm đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch. Sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Luật nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, tháo gỡ các tồn tại, hạn chế, bảo đảm sự hợp hiến, thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật Kinh doanh bất động sản với các luật khác có liên quan, ông Phạm Thái Hà thông tin.
Quốc hội cũng sẽ tiến hành sửa Luật Các tổ chức tín dụng xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các tổ chức tín dụnghiện hành; luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụngsau khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023.
Kỳ họp thứ năm được tiến hành theo 2 đợt, đợt 1 từ ngày 22/5 đến ngày 10/6/2023; đợt 2 từ ngày 19/6 đến ngày 24/6/2023.
Trước giờ khai mạc kỳ họp, 7 giờ 15 phút sáng 22/5, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đúng 8 giờ, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị. Tại phiên họp, các vị đại biểu Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu; nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV. Sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua Chương trình Kỳ họp.
(责任编辑:World Cup)
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Đọ súng dữ dội tại khu vực Kashmir bất ổn làm 10 người thiệt mạng
- ·Phát hiện 7 máy bay do thám Mỹ gần căn cứ của Nga tại Syria
- ·Chiến đấu cơ của Tây Ban Nha bất ngờ bắn tên lửa trên bầu trời Estonia
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·Ông Pompeo: Mỹ sẽ thực hiện nghiêm ngặt các lệnh trừng phạt Iran
- ·Phiến quân tấn công đồn cảnh sát Afghanistan, 5 người thiệt mạng
- ·Elon Musk đề xuất cấp tốc chế tàu ngầm giải cứu đội bóng Thái Lan
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Anh chi gần 20 triệu USD xây dựng trung tâm công nghệ thông tin mới
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Chính phủ Syria lên kế hoạch giải phóng toàn bộ thành phố Homs
- ·Canada và Nhật Bản ký thỏa thuận tương trợ quốc phòng
- ·Mỹ: Cựu nhân viên NSA gốc Việt bị phạt tù vì lộ tài liệu mật
- ·Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- ·Nghị sĩ Mỹ lưu ý ông Trump cần 'thách thức' Tổng thống Putin
- ·Thủ tướng Đức khẳng định sự cần thiết duy trì đối thoại với Nga
- ·Phu nhân cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị thẩm vấn
- ·iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- ·Chiến tranh Balkan