【las palmas – celta】3 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán đi làm nông nghiệp
Chia sẻ với PV,đạigiagiàunhấtsànchứngkhoánđilàmnôngnghiệlas palmas – celta một lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng vừa đề xuất được sản xuất rau, quả sạch cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác tại tỉnh. Thực tế, việc ông lớn ngành bất động sản, bán lẻ này lấn sân sang nông nghiệp đã được thai nghén từ lâu.
Topp 3 người giàu trên sàn chứng khoán đều đã đặt chân vào lĩnh vực nông nghiệp dù đây không phải thế mạnh ngay từ đầu.
Đề xuất của Vingroup được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng phía tỉnh hoan nghênh và tạo điều kiện đầu tư. Chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Đọc cũng nhận định sản phẩm nông nghiệp sẽ luôn có đầu ra, bởi khách hàng tiềm năng là 1,2 triệu dân trên địa bàn và hơn 7 triệu du khách mỗi năm, hàng chục nghìn công nhân tại các khu công nghiệp. Vingroup thành danh với tư cách nhà đầu tư, phát triển bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng và sau này lấn sân sang giáo dục, y tế, bán lẻ…
Trong một cuộc gặp báo chí đầu năm Ất Mùi, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup cho biết sau khi làm việc với chuyên gia nông nghiệp của Isarel, ông nhận thấy đây là lĩnh vực đáng đầu tư và đã “gom” được vài chục hécta đất nông nghiệp để thực hiện ước mơ này. Vị tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam cũng không giấu tham vọng dự án sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển, người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm nông nghiệp sạch với giá không đắt đỏ như bay giờ.
Hòa Phát, một ông lớn khác trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép, bất động sản cũng vừa thông tin nông nghiệp là chiến lược đầu tư dài hạn và sẽ ưu tiên nhân sự, tài chính cho ngành nghề kinh doanh mới này trong tương lai. Trước mắt, tập đoàn chi 300 tỷ đồng để thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên, công suất 300.000 tấn một năm, dự kiến sẽ cho ra thị trường lô hàng thương mại đầu tiên vào tháng 6/2015, hướng tới doanh thu 3.000 tỷ đồng trong 3 năm.
Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam được đánh giá là tiềm năng với doanh số 6 tỷ USD. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014, cả nước sản xuất được 14,7 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp và dự kiến tăng lên 15,6 triệu tấn trong năm nay. Tuy nhiên, con số này chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thị trường bởi chiến lược phát triển ngành chăn nuôi cho hay đến năm 2015, Việt Nam cần 18- 20 triệu tấn thức ăn công nghiệp và tăng lên 25-26 triệu tấn vào năm 2020. Để đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, những năm qua Việt Nam đã phải chi hàng tỷ đôla Mỹ để nhập khẩu thức ăn gia súc, chẳng hạn năm 2014 lên tới 3,3 tỷ đôla.
Song, "miếng bánh ngon" này đến nay gần như vẫn do doanh nghiệp ngoại nắm giữ. Báo cáo từ Hiệp hội Chăn nuôi cho thấy, các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 60% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ra, còn các doanh nghiệp trong nước dù đông quân số nhưng chỉ chiếm khoảng 40% thị phần.
Do đó, với quan điểm thận trọng của người “lính mới”, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát - ông Trần Đình Long nhận định áp lực cạnh tranh trong ngành thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi rất lớn, thậm chí lớn hơn ngành thép nhưng tập đoàn sẽ quyết tâm vượt qua các khó khăn, trở ngại để thành công.
Ngoài ra, nhắc đến những đại gia tay ngang sang nông nghiệp, không thể không kể đến Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức. Năm 2008, nhận thấy lĩnh vực bất động sản tuy có khả năng mang lại lợi nhuận đột biến nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và mang tính chu kỳ, Bầu Đức đã quyết định sang Lào, Campuchia tìm đất trồng cao su, sau đó là mía, cọ dầu và ngô.
Với phương châm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh để phân tán rủi ro, “lấy ngắn nuôi dài” từ những cây trồng ngắn ngày, đến giữa năm 2014, Hoàng Anh Gia Lai có khoảng 44.500 hécta cao su, 8000 hécta mía đường, cọ dầu đã trồng được 17.300 hécta và bắp có khoảng 5.000 hécta. Biết tận dụng các cây trồng làm thức ăn gia sức, năm vừa qua vị doanh nhân này lại bắt tay vào kế hoạch phát triển đàn bò 100.000 con.
"Nhiều cổ đông tâm sự với tôi rằng các dự án phát triển rất thuận lợi nhưng chờ lợi nhuận quá lâu, sốt ruột vô cùng. Vì vậy, tôi phải nghĩ đến cây bắp, con bò để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư", Bầu Đức bộc bạch.
Tại kỳ đại hội cổ đông thường niên năm 2014, ông chia sẻ Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư 18.000 tỷ đồng vào nông nghiệp công nghệ cao và bước đầu thu được thành công. Riêng năm 2014, doanh thu từ bán mủ cao su, bán đường của tập đoàn đạt gần 1.270 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước và chiếm hơn 40% tổng doanh thu.
Nói về xu hướng các doanh nghiệp tư nhân ngày càng đổ nhiều tiền vào nông nghiệp, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng nhận định đây là thành công lớn của Chính phủ khi đã kêu gọi được các nhà đầu tư lớn. “Không có doanh nghiệp thì nông dân không phát triển được, muốn tiến dài thì vốn là điều rất quan trọng”, ông phát biểu.
Đồng quan điểm, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc “rất mừng” khi các doanh nghiệp đang dành sự quan tâm lớn cho nôn nghiệp, bởi trước đây lĩnh vực này thường bị cho là rủi ro và hiệu quả trước mắt không cao, trong khi có nhiều ngành khác sinh lợi lớn ngay từ ban đầu đầu. “Nếu không có những ông lớn vào cuộc, ngành nông nghiệp còn phải bươn chải nhiều”, ông nói.
Đang hợp tác với Tập đoàn Him Lam đầu tư trồng mắc ca ở Tây Nguyên, ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng thừa nhận vườn của nông dân, doanh nghiệp trồng sẽ khác rất nhiều so với vườn Nhà nước. “Vườn của Nhà nước chủ yếu làm thí nghiệm, chắc chắn không bằng những người bỏ công sức, sống chết vì nó”, ông nhấn mạnh. Thậm chí, Giáo sư Hoàng Hòe, người có hàng chục năm theo đuổi nghề nông cũng phải thốt lên: “Toàn những ông nhiều tiền đổ vào, những ông này thì khôn lắm”.
Tuy nhiên, những người trong cuộc đều chung cảm nhận để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững thì cần có những định hướng đúng đắn từ cơ quan quản lý và hỗ trợ cần thiết về vốn, kỹ thuật.
Hiện nay, cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp đã có khi Nghị định 210 về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành năm 2013 và Thông tư hướng dẫn thanh toán, quyết toán các khoản hỗ trợ sẽ chính thức có hiệu lực từ 27/4/2015. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng việc triển khai các văn bản này phải thực hiện nhanh chóng và mỗi tỉnh cần có chính sách đặc thù để áp dụng vào thực tế, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và liên kết với nông dân.
Đến ngày 15/3, ông Phạm Nhật Vương có tổng tài sản trên sàn chứng khoán đạt 20.990 tỷ đồng. Ở vị trí thứ hai là ông Đoàn Nguyên Đức với hơn 7.600 tỷ đồng và đứng thứ 3 là ông Trần Đình Long với hơn 5.400 tỷ đồng. |
TheoVnExpress
Tiếp bước nhiều đại gia Việt, Hòa Phát cũng đi làm nông
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Bộ Công an: Cần cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế
- ·Công ty đa cấp Trường Giang bị phạt vì đội giá sản phẩm nhiều lần
- ·Đang đi, xe khách bốc cháy dữ dội trên cao tốc Pháp Vân
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Dân vá ổ gà, cán bộ mắng: Truy hỏi và xưng 'mày' là không phù hợp
- ·Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc chôn rác thải của Formosa
- ·Tin mới nhất về vụ sập nhà ở Cửa Bắc: Một người đã tử vong
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Ngành thuỷ sản sẽ xử lý việc lưu hành sản phẩm dỏm đến đâu?
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Ông Nguyễn Hồng Minh: Tôi đang khóc khi nói về Hoàng Xuân Vinh
- ·Yeah1 nói gì về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp?
- ·Tăng năng suất
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·12 cung hoàng đạo: Vẻ đẹp và khí chất của 12 cung hoàng đạo tương đồng với loài hoa nào?
- ·BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng tại Phú Thọ
- ·Khám phá thằn lằn cá tuyệt chủng cách đây hàng chục triệu năm
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Áp thấp nhiệt đới khả năng thành bão, hướng vào Biển Đông