【nhận định tây ban nha hôm nay】Góp ý sửa Luật Đất đai: Phải nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai cho doanh nghiệp
Hoàn thiện quy định về tài chính đất đai | |
Các quy định về tài chính đất đai chưa theo kịp thực tiễn | |
Thể chế,ópýsửaLuậtĐấtđaiPhảinângcaokhảnăngtiếpcậnnguồnlựcđấtđaichodoanhnghiệnhận định tây ban nha hôm nay chính sách về đất đai cần đồng bộ và phù hợp |
Ngày 8/3, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: H.Dịu |
Đảm bảo triển khai minh bạch, tránh hệ lụy
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nêu rõ, hiện nền kinh tế và xã hội Việt Nam có nhiều sự thay đổi sâu sắc, khi đang tiến vào giai đoạn công nghiệp hoá và đô thị hoá mạnh. Nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích công nghiệp, thương mại và nhà ở tăng mạnh. Nông nghiệp cũng đang chuyển mình theo hướng hiện đại, nhu cầu tích tụ đất cho sản xuất nông nghiệp cũng đặt ra nhiều vấn đề pháp lý. Thị trường bất động sản trong vài năm qua có sự biến động, bao gồm cả trạng thái tăng trưởng nóng và sau đó là đóng băng đình trệ.
Vì thế, theo Chủ tịch VCCI, các quy định pháp luật về đất đai từ năm 2013 đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Có thể kể đến các vấn đề như tài chính đất đai, vấn đề quyền của doanh nghiệp phát triển các dự án có sử dụng đất, vấn đề xây dựng các công trình ngầm, công trình trên không, các quy định về công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thủ tục hành chính về đất đai.
Do đó, ông Phạm Tấn Công đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đóng góp ý kiến cho đạo luật quan trọng này.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là sản phẩm tập hợp trí tuệ của hệ thống chính trị, trong đó có sự tham gia rất tích cực của cộng đồng doanh nghiệp.
Theo Phó Thủ tướng, mọi doanh nghiệp, không phân biệt quy mô, loại hình, đều cần tiếp cận đất đai, khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, Phó Thủ tướng nêu một số chính sách cần lấy ý kiến cụ thể để khi triển khai được rõ ràng, minh bạch, tránh hệ lụy như: Phương thức tạo quỹ đất, phát triển quỹ đất; các hình thức tiếp cận đất (đấu thầu, đấu giá, chỉ định, tự thoả thuận…), và phải bảo đảm cải cách thủ tục hành chính, minh bạch…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VGP |
Về vấn đề kinh tế đất đai, Phó Thủ tướng cho rằng mấu chốt là phương pháp tính toán, định giá đất đai. Theo Phó Thủ tướng, nếu định giá đất đai không chính xác sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ phức tạp do nguyên nhân chủ quan, duy ý chí. Hiện nay có 5 phương pháp định giá đất đai nhưng rất khó chính xác nếu không xây dựng được cơ sở dữ liệu rõ ràng, phản ánh, thống kê đầy đủ giá trị đất đai, hoạt động kinh doanh đất đai. Bảng giá đất là căn cứ thực hiện các hoạt động thu hồi, đền bù, sử dụng đất đai một cách công bằng, minh bạch. Đồng thời, điều hoà giá trị gia tăng từ đất đai, bảo đảm công bằng giữa người dân, nhà nước, doanh nghiệp; cũng như giữa các khu vực, vùng miền, địa phương, thậm chí giữa các dự án có tính chất khác nhau.
Cần rõ ràng về giá đất, tài chính đất đai
Đề cập đến các hình thức thu hồi đất đai hiện nay (doanh nghiệp tự thoả thuận với người dân sau đó Nhà nước thực hiện thu hồi hoặc Nhà nước thực hiện thu hồi và giao đất sạch cho doanh nghiệp), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết dự thảo luật dự kiến mở rộng thêm một số khái niệm như Nhà nước thu hồi đất để tạo quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường...
Phó Thủ tướng nêu nghịch lý "2 chính sách và 2 giá", nếu doanh nghiệp tự thỏa thuận thì giá đền bù rất cao do doanh nghiệp thu lợi nhuận cao nhưng chỉ đối với những dự án quy mô nhỏ, trong khi đó, những dự án quy mô lớn do Nhà nước thực hiện thu hồi có giá đền bù thấp hơn do phải bảo đảm công bằng, hài hoà các mục tiêu, kể cả về lợi ích kinh tế, các vấn đề xã hội.
Phó Thủ tướng cũng khẳng định, Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm trước người dân, phải định giá, quyết định việc chuyển dịch đất đai, định hướng để trong quá trình chuyển dịch thì những doanh nghiệp phát triển dự án và những người dân bị thu hồi đất, đều có lợi. Vì vậy, phải lượng hoá, có tiêu chí cụ thể về cơ sở hạ tầng, chỗ ở, sinh kế, an sinh xã hội, thiết chế văn hoá… để người dân tái định cư có điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng mong muốn lắng nghe các ý kiến về quy hoạch sử dụng đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai…
Tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và một số chuyên gia đã nêu ra những góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn cầu (GP. Invest) cũng bày tỏ băn khoăn về giá đất.
Theo ông Hiệp, để xây dựng được giá đất, cần có phải có hệ thống dữ liệu chung, toàn bộ các giao dịch mua bán, chuyển nhượng trên thị trường phải được đăng tải và công bố trên hệ thống dữ liệu này thì mới có thể xác định được giá chuyển nhượng trên thị trường xuất hiện với tần xuất nhiều nhất. Việc công bố, cập nhật giao dịch như vậy hiện tại là chưa có khả năng thực hiện được.
Ngoài ra, vị này cũng cho rằng, quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (Chương 7) chưa có sự phân định rõ rệt giữa các loại đất bị thu hồi và bồi thường. Do đó, cần phân ra rõ ràng, tách bạch khái niệm đền bù giữa đất nông nghiệp và đất ở, đất thương mại.
Còn theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, giá đất và những vấn đề tài chính về đất đai trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là vấn đề phức tạp, khó nhất; bởi có nhiều ý kiến khác nhau về việc xác định giá đất sát với giá thị trường. Vì thế, vấn đề này cần được tập trung tháo gỡ một cách toàn diện, căn cơ hơn, triệt để hơn và nhất quán hơn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, Luật Đất đai là một đạo luật lớn, bao trùm và liên quan đến hầu hết lĩnh vực kinh tế - xã hội, nên cần sửa đổi, rà soát theo hướng bảo đảm sự tương thích, tránh mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột giữa Luật Đất đai với các luật khác hiện hành.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Giải bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực hàn
- ·Sự khác biệt trong quản lý chất lượng cho tổ chức với ISO 10081:2020
- ·Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế đánh giá cao thành công của Việt Nam trong phòng chống Covid
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Bộ KH&CN lấy ý kiến góp ý dự thảo Chương trình đảm bảo đo lường của doanh nghiệp
- ·Vụ 1.000 tấn dược liệu nhập lậu: Vì sao khó kiểm soát chất lượng dược liệu?
- ·Làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động chống gian lận xuất xứ hàng hóa?
- ·Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- ·Tiêu chuẩn IEC hỗ trợ các công cụ và ứng dụng thông minh cho công việc làm vườn
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·ISO/IEC 23093: Tiêu chuẩn mới về mạng lưới truyền thông vạn vật trên Thế giới
- ·‘Chặn’ gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp nhằm bảo vệ hàng Việt
- ·Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nỗ lực phòng chống dịch COVID
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Chìa khóa mở cửa thị trường EU
- ·Hơn 1.000 chai nước rửa tay khô bị thu giữ vì không công bố tiêu chuẩn chất lượng
- ·Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhóm công tác về Đánh giá sự phù hợp của ACCSQ
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Lần đầu tiên Giải thưởng Chất lượng quốc gia thành lập hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành