【bong ket qua】Nỗi lo khan hiếm nhân lực ngành hội họa
Buổi tọa đàm với chủ đề Định vị nghệ thuật Việt Nam trong khu vựcvừa diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP Thủ Đức,ỗilokhanhiếmnhânlựcngànhhộihọbong ket qua TP.HCM) với sự góp mặt của họa sĩ Châu Giang, họa sĩ Ưu Đàm và nhà giám tuyển Ace Lê.
Tọa đàm là một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ cuộc thi hội họa UOB Painting of the Yearlần thứ 2 tại Việt Nam.
Gìn giữ tính bản địa trong tác phẩm hội họa
Trong sự kiện, các khách mời cùng trao đổi sự đa dạng góc nhìn về mỹ thuật Việt Nam trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế cũng như tầm quan trọng của việc định hình bản sắc văn hóa.
Họa sĩ Ưu Đàm kể cách đây nhiều năm được một số nhà sưu tầm yêu cầu phải thể hiện được tính Việt Nam trong tác phẩm, tức là trong tranh phải có lũy tre, con trâu, hàng dừa... mang màu sắc bản địa.
“Ngày đó tôi khá bực, phản kháng lại. Nhưng sau một thời gian tôi hiểu họ hoàn toàn có quyền đòi hỏi, rằng tranh Việt Nam phải đặc trưng, khác với Indonesia… Mỗi người họa sĩ phải đấu tranh trong suy nghĩ, làm sao để vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa thể hiện tính hiện đại, tiệm cận quốc tế”, anh chia sẻ.
Họa sĩ Châu Giang cho rằng mỗi người khi vẽ sẽ có tâm thế, suy nghĩ và góc nhìn khác nhau. Phần nhiều họa sĩ xem tranh là nơi phù hợp để thể hiện cảm xúc vui buồn, nỗi suy tư không thể giãi bày trong đời sống.
Chị quan niệm, một bức tranh trước hết phải đẹp song sâu xa hơn là ẩn chứa nội dung, một thông điệp để người xem có thể cảm nhận và ít nhiều tác động được họ.
“Cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất với hội họa, bên cạnh đó vẫn cần lý trí. Nó thể hiện rõ kiến thức, học vấn của người họa sĩ vì dẫu sao đây là công việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp bài bản”, chị nêu ý kiến.
Nỗi lo khan hiếm nhân lực hội họa
Các diễn giả cũng bày tỏ nỗi trăn trở về thực trạng thiếu hụt nhân lực ngành hội họa. Một vài số liệu ghi nhận trong những năm gần đây, số lượng sinh viên từ các trường Đại học Mỹ thuật ngành này trên cả nước sụt giảm.
Giám tuyển Alec Lê nói trong năm vừa qua chỉ có 3 sinh viên khoa hội họa ở Đại học Nghệ thuật Huế tốt nghiệp. Tình trạng này xảy ra tương tự với TP.HCM và Hà Nội - 2 cơ sở đào tạo lớn nhất cả nước.
Lý giải về điều này, nhà giám tuyển cho rằng xuất phát từ suy nghĩ của phần nhiều sinh viên. Đa số mang tâm lý nghề họa sĩ không có tương lai nghề nghiệp, kinh tế. Các bạn trẻ ưu tiên chọn thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất vì sẽ cho họ một công việc ổn định ngay khi ra trường.
“Thậm chí nhiều người có ý định sai lầm là không cần học mà vẫn làm họa sĩ được nhờ năng khiếu và sự sáng tạo. Điều này rất dễ dãi và vô tình khiến ngành hội họa xuống dốc”, anh nói.
Nhà giám tuyển nhấn mạnh thực trạng nhân lực hội họa hàn lâm khan hiếm, mất dần chỗ đứng trong xã hội hiện nay là điều rất đáng báo động.
Các đại biểu cho rằng cần sự chung tay của nhiều phía để tìm kiếm hướng giải quyết. Bên cạnh đam mê của người học, cần có sự kết nối và hỗ trợ nhiều hơn từ thị trường nghệ thuật như: nghệ sĩ, các đơn vị triển lãm, tổ chức bảo trợ nghệ thuật… để tạo sự động viên thiết thực cho các nghệ sĩ trẻ thực hành sáng tạo nghệ thuật.
Giám tuyển Ace Lê nêu quan điểm Việt Nam có một vị thế độc đáo, nằm giữa giao lộ của lịch sử mỹ thuật, vừa có chung về lịch sử thuộc địa Đông Nam Á, vừa có chung mỹ cảm của khối các quốc gia trong nhóm đồng văn, nhóm người Hoa.
Số lượng nhà sưu tầm sẵn lòng bỏ tiền ra sở hữu tranh Việt Nam, tranh Đông Dương rất lớn. Vì vậy, việc ghi danh trong cuộc thi mang tầm khu vực như UOB Painting of the Year sẽ trở thành "nốt son" giúp họa sĩ Việt ghi danh trên trường quốc tế, đồng thời nâng giá trị tác phẩm tranh cá nhân lên gấp nhiều lần.
UOB Painting of the Yearlà một trong những cuộc thi nghệ thuật uy tín hàng đầu ở Đông Nam Á, góp phần phát hiện hơn 1.000 tài năng nghệ thuật trong khu vực. Năm 2023, lần đầu tiên cuộc thi mở rộng sang Việt Nam, mang đến cho các nghệ sĩ Việt cơ hội thể hiện tài năng với đại diện đến từ Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
8 nghệ sĩ được vinh danh trong cuộc thi năm đầu tiên tại Việt Nam đã trưng bày các tác phẩm thắng giải cùng các sáng tác đặc sắc khác trước đông đảo công chúng yêu nghệ thuật. Các triển lãm này đã thu hút hàng nghìn người yêu nghệ thuật đến tham quan thưởng thức.
Một hội đồng giám khảo bao gồm các nghệ sĩ danh tiếng trong nền mỹ thuật Việt Nam sẽ lựa chọn các tác phẩm thắng giải dựa trên tiêu chí: Thông điệp, tính sáng tạo, bố cục và kỹ thuật.
Người đoạt giải cuộc thi "UOB Painting of the Year" năm thứ hai tại Việt Nam sẽ được công bố tại buổi lễ trao giải và các bức tranh đoạt giải sẽ được trưng bày tại một buổi triển lãm mở cho cộng đồng ở TP.HCM vào tháng 10. Người chiến thắng cao nhất tại Việt Nam sẽ giành được giải thưởng trị giá 500 triệu và cơ hội tranh tài tại khu vực Đông Nam Á.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Trưởng thôn gương mẫu, năng động giúp dân thoát nghèo
- ·Yêu cầu các trường công bố thông tin và xác định chỉ tiêu tuyển sinh
- ·Bảo hiểm VietinBank – VBI tạm ứng gần 50 tỷ đồng cho khách hàng thiệt hại từ cơn bão Yagi
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Ukraine tổn thất vì tên lửa Nga, ông Putin lần đầu đi nước ngoài giữa xung đột
- ·Bảo hiểm VietinBank tăng cường hợp tác sâu rộng với đối tác chiến lược Hàn Quốc
- ·Tuyển sinh lớp 10, năm học 2018
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Cẩn thận khi chọn ngành học mới
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·59 báo cáo tham gia hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên Y Dược
- ·Toạ đàm “Xử lý các tổ chức tài chính – Kinh nghiệm của IDIC”
- ·Sớm xây dựng Trường trung cấp Âu Lạc – Huế lên hệ cao đẳng
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Lỗ hổng chiến lược của các nước lớn nhìn từ chiến sự Nga
- ·Giá cà phê hôm nay, ngày 27/10/2023: Giá cà phê trong nước
- ·Giáo dục mầm non, thêm một góc nhìn tốt
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Toạ đàm “Xử lý các tổ chức tài chính – Kinh nghiệm của IDIC”