【bxh la liga tây ban nha】Giải pháp tổng lực đưa nền kinh tế bật dậy nhanh
Cần hình thành sớm các kịch bản “vực dậy” nền kinh tế,ảipháptổnglựcđưanềnkinhtếbậtdậbxh la liga tây ban nha cụ thể hóa đến từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng khu vực doanh nghiệptrước khi dịch kết thúc. Ảnh: Đức Thanh |
Tất cả đang hành động
Sự quyết liệt nhìn thấy rõ từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương khi bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tưcông, nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế.
“Quý I, chúng ta tăng trưởng 3,82% là đáng khích lệ trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, nhưng đây là mức thấp, nhất là ở một số địa bàn trọng điểm”, người đứng đầu Chính phủ chia sẻ tâm tư khi phát biểu tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương được tổ chức vào cuối tuần qua.
Còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định: “Dịch càng kéo dài, ảnh hưởng đến nền kinh tế càng nghiêm trọng hơn. Theo đó, trường hợp dịch được khống chế trong quý II, tăng trưởng GDP dự báo đạt khoảng 5,32% và trường hợp dịch kéo dài hết đến quý III thì tăng trưởng GDP dự báo là 5,05%”.
Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác cũng có nguy cơ bị tác động mạnh. Chẳng hạn, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) cả năm có thể tăng trên 4%, nếu không có các giải pháp điều hành giá quyết liệt; thu ngân sách nhà nước có thể giảm 145.000 tỷ đồng...
Tình thế cấp bách đến nỗi, Thủ tướng sốt ruột nói: “Nếu không có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, thì nền kinh tế dễ bị đổ gãy, bị âm trong phát triển”.
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, bởi nhiều nền kinh tế trên toàn cầu cũng đã được dự báo tăng trưởng âm trong năm nay. Ngay cả kinh tế Việt Nam, nếu dịch bệnh kéo dài đến hết quý IV/2020, tăng trưởng âm cũng là một nguy cơ.
Bởi thế, dường như cả hệ thống chính trị đang huy động “tổng lực” để vực dậy nền kinh tế. Một bộ giải pháp, gồm cả giải pháp trước mắt, cấp bách và lâu dài đang được Chính phủ xây dựng và hành động, để nền kinh tế có thể bật dậy nhanh sau đại dịch Covid-19.
Cùng với việc thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể ban hành kèm theo Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các ngành ngân hàng, tài chính, công thương, giao thông - vận tải… đã thực hiện một loạt giải pháp như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, gia hạn, giãn hoãn các khoản nộp thuế, giảm giá điện, xăng dầu…, với tổng giá trị quy đổi khoảng 330.000 tỷ đồng, tương đương gần 14 tỷ USD.
Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 7/4/2020 cho phép gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho các đối tượng bị ảnh hưởng. Đồng thời, Chính phủ đã công bố gói 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19…
Nhưng con số sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Một gói chính sách tổng thể hơn để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội ứng phó với Covid-19 đang được xây dựng. Theo kế hoạch, có thể trong tuần tới, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết chuyên đề về vấn đề này.
Theo đó, gói hỗ trợ sẽ không chỉ là 14 tỷ USD, mà có thể lên tới 22 tỷ USD. 3 nhóm giải pháp và 33 nhiệm vụ cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công… đã được dự thảo.
Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ có đủ nguồn vốn có lãi suất thấp hơn. Bộ Công thương sẽ tìm giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua cú sốc cầu và sốc cung. Ngành nông nghiệp cam kết, trong bối cảnh thị trường biến động khôn lường, sẽ giúp người dân, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đạt giá trị cao nhất có thể…
Tất cả đang hành động vì nền kinh tế!
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Để vực dậy nền kinh tế nhanh nhất trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, theo các chuyên gia kinh tế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp hữu hiệu. Đây là giải pháp trong tầm tay, có thể thực hiện được ngay mà không cần chờ đợi dịch bệnh được khống chế ở Việt Nam, cũng như trên toàn cầu. Quan trọng hơn hết là nguồn lực cũng đã có sẵn trong tay.
Con số 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD, bao gồm số vốn còn lại của năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ nhắc đến như một “nỗi sốt ruột lớn”. Đã nhiều năm nay, Thủ tướng luôn sốt ruột khi giải ngân vốn đầu tư công chậm trễ. Năm nay, trong bối cảnh gần như tất cả các ngành, lĩnh vực đang bị đình trệ bởi Covid-19, trách nhiệm “gánh” tăng trưởng kinh tế của đầu tư công càng trở nên nặng nề.
“Phải giải ngân hết số vốn này trong năm nay và không để dồn vào cuối năm. Phải kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương không chịu thúc đẩy giải ngân. Nếu đến tháng 9 không giải ngân được thì báo cáo Quốc hội, điều chuyển vốn, thành lập tổ công tác đặc biệt để kiểm tra vấn đề này”, Thủ tướng nói.
Xác định giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và cấp bách, khi xây dựng Dự thảo Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công…, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp liên quan đến vấn đề này.
Trong đó, ngoài việc tiếp tục rà soát các quy định, kịp thời tháo gỡ các rào cản, khó khăn, vướng mắc về ngân sách, đầu tư xây dựng, đẩy mạnh phân cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thì sẽ nghiên cứu, rà soát các quy định về tỷ lệ nợ công, bội chi ngân sách nhà nước để kiến nghị sửa đổi những vấn đề chưa phù hợp với bối cảnh hiện nay, đảm bảo tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển…
Ngoài các giải pháp trên, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự ánthuộc đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (8 dự án) từ đầu tư theo phương thức đối tác công - tư sang đầu tư công; cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu (kèm theo cắt giảm 05% so với dự toán) khi triển khai thực hiện để đẩy mạnh đầu tư công nhằm giải quyết khó khăn về cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…
Đồng thời, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, khẩn trương thực hiện các dự án đường lăn và cất hạ cánh sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất theo quy định dự án đầu tư công khẩn cấp của Luật Đầu tư công và dự án đầu tư xây dựng có tính cấp bách của Luật Xây dựng; hoàn thành các thủ tục đầu tư, đảm bảo khởi công trong tháng 8-9/2020 các dự án cao tốc Bắc - Nam ngay sau khi được Quốc hội chấp thuận.
“Trong trường hợp đặc biệt, cấp bách, chúng ta chấp nhận chuyển dự án đầu tư theo hình thức PPP thành đầu tư công và ngược lại”, Thủ tướng nói.
Thấu hiểu nỗi lo của Thủ tướng, các địa phương cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Thậm chí, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Hà Nội sẽ thành lập tổ đặc nhiệm rà soát điểm nghẽn để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.
“Phải tập trung sức lực hơn nữa, tháo gỡ, chấm dứt tình trạng trì trệ, chậm trễ như diễn ra vừa qua ở một số địa phương, một số ngành”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Khẩn trương xây dựng kịch bản vực dậy nền kinh tế
Dù đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, song các bước chuẩn bị cho hậu Covid-19 đã bắt đầu được tính tới. Một lần nữa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thể hiện vai trò tiên phong của mình. Không chỉ kịp thời đề xuất các giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Bộ đã kiến nghị Chính phủ việc phải chủ động xây dựng kịch bản quốc gia để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Remarks by ASEAN Sec
- ·ASEAN, RoK hold 24th dialogue
- ·Việt Nam, India hold 17th Joint Commission’s meeting
- ·Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- ·ASEAN should maintain commitment and solidary amid COVID
- ·Officials hold phone talk to discuss future defence co
- ·Ceremonies held overseas for former Party leader Lê Khả Phiêu
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·1,000th online public service on the National Public Service Portal launched
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Remarks by Deputy PM Phạm Bình Minh as ASEAN celebrates its 53th founding anniversary
- ·Third Mekong
- ·State Audit Office of Việt Nam fulfills ASOSAI's chairmanship actively and responsibly
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Việt Nam’s tank crew secures group’s second place at Army Games
- ·NA Standing Committee to convene 47th meeting
- ·National mourning for former Party General Secretary Lê Khả Phiêu
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Upholding solidarity needed to cope with complex landscape: PM
- Hướng dẫn khai thuế hoạt động kinh doanh bất động sản
- Học viên trường nghề sẽ được học liên thông lên đại học
- Khai mạc Đối thoại Chính sách cao cấp về du lịch bền vững APEC
- Xin giảm thuế vật tư NK sản xuất ô tô
- Món ăn phải có trên bàn ngày tết của người Hàn
- Trung thu yêu thương đến với Làng trẻ em SOS Đồng Hới
- Hà Nội: Sắp khai trương Sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại Ba Vì
- Tăng thuế nhập khẩu xăng, dầu lên 10%
- Khách đổ xô đến quán cà phê, chi hơn 300 nghìn để ôm lợn cưng 30 phút
- Nghịch lý tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn năng suất lao động