【kết quả trận malmo】Vì sao tình trạng đô la hóa giảm mạnh?
Theìsaotìnhtrạngđôlahóagiảmmạkết quả trận malmoo dữ liệu Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, từ cuối năm 2011 đến nay, tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đã giảm mạnh. Điều này thể hiện ở tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đã giảm từ trên 30% trong những năm 1990 xuống 15,8% cuối năm 2011 và khoảng 12,3% cuối năm 2012, đến cuối tháng 8/2013 còn khoảng 12%.
Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm tình trạng đô la hóa mới giảm được về mức thấp như vậy. Trong hơn hai thập kỷ qua, tình trạng đô la hóa ở Việt Nam luôn ở mức cao, đặc biệt những năm 2000 và 2001 tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán lên tới khoảng 31 - 32%.
Việc đánh giá mức độ đô la hóa trong nền kinh tế được thực hiện theo tiêu chí của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Một quốc gia có tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán vượt trên 30% được xem là có tình trạng đô la hóa trầm trọng.
Ngoài ra, việc đánh giá mức độ đô la hóa có thể xác định ở tỷ lệ giữa tín dụng ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán hay tổng tín dụng. Theo Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam cũng đã có sự cải thiện rõ nét khi tín dụng ngoại tệ liên tục sụt giảm từ cuối năm 2012 đến nay, đặc biệt là với tốc độ hai con số trong những tháng gần đây.
Ở cả hai tiêu chỉ trên đều cho thấy mức độ găm giữ ngoại tệ trong dân cư, mức độ ảnh hưởng của ngoại tệ trong dòng vốn tín dụng cho nền kinh tế đã sụt giảm. Nói cách khác, đồng USD đã trở nên kém hấp dẫn trong mắt dân cư vài năm gần đây.
Kết quả trên được lý giải từ loạt chính sách can thiệp mạnh của Ngân hàng Nhà nước, nổi bật từ đầu năm 2011 cho đến nay.
Trước hết, với áp lực khan cung ngoại tệ và tỷ giá USD/VND liên tục leo thang, Ngân hàng Nhà nước đã từng có văn bản yêu cầu (như bắt buộc) các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
Nối tiếp, sau lần điều chỉnh tỷ giá USD/VND ngày 11/2/2011 tới 9,3%, nhà điều hành đã thực hiện chính sách áp trần lãi suất huy động USD. Liên tiếp sau đó, trần lãi suất được ép về mức thấp và lần gần nhất, trong tháng 7 vừa qua, là quyết định hạ xuống chỉ còn tối đa 1,25%/năm đối với tiền gửi USD của dân cư, và còn 0,25%/năm đối với tổ chức.
Trong quá khứ, lãi suất huy động USD tại Việt Nam từng lên tới trên 6%/năm, được xem là hấp dẫn và càng củng cố tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân cư. Hai năm qua, sự hấp dẫn này đã bị ép mạnh, được xem là một biện pháp phá băng găm giữ hay ép cung ngoại tệ. Đây là giải pháp nằm trong chủ trương chuyển quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán mà Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh trong vài năm trở lại đây.
Dĩ nhiên, để kích thích ngoại tệ chuyển đổi, giá trị của VND phải được khẳng định và củng cố. Hai năm qua, chênh lệch lãi suất giữa VND với USD đã có lợi cho việc nắm giữ VND, lạm phát đã được kiềm chế và đặc biệt là tỷ giá USD/VND đã được giữ ổn định, cam kết giữ ổn định với biến động chỉ 1 - 2% mỗi năm. Cân nhắc lợi ích nắm giữ, việc chuyển đổi từ USD dưới hình thức găm giữ gửi ngân hàng sang VND là dòng chảy nổi bật, góp phần tạo nên sự giảm mạnh của tình trạng đô la hóa nói trên, cũng như sự gia tăng nhanh chóng của dự trữ ngoại hối nhà nước.
Thêm vào đó, cũng từ năm 2011, các cơ quan chức năng đã tỏ rõ quyết tâm hơn trong việc xử lý những bất cập trên thị trường tự do; xử lý tình trạng giao dịch và niêm yết ngoại tệ trái phép. Đặc biệt, Nghị định 95 về xử phạt hành chính liên quan, với cơ chế mạnh là cho phép tịch thu tang vật, đã tạo sức răn đe mạnh hơn…
Bên cạnh những biện pháp mang nặng hành chính trên, kinh tế vĩ mô cũng đã có chuyển biến tích cực ở những dòng chảy liên quan. Đó là sau nhiều năm triền miên nhập siêu lớn, cân đối xuất nhập khẩu đã tương đối cân bằng trong hai năm qua; cán cân tổng thể đã thặng dư trở lại, đặc biệt lên tới khoảng 10 tỷ USD trong năm 2012 và dự kiến đạt 5 tỷ USD trong năm nay, tạo thuận lợi cho việc giữ ổn định tỷ giá USD/VND - hạn chế mức độ hấp dẫn của USD khi nắm giữ.
Nhìn chung, tình trạng đô la hóa giảm mạnh trong hai năm trở lại đây là diễn biến tích cực. Một mặt nó phản ánh uy tín của đồng nội tệ cao hơn trong dân cư, mặt khác và quan trọng hơn là giảm bớt sự lệ thuộc của nền kinh tế vào một đồng tiền (ở đây là USD) và các chính sách liên quan của quốc gia “đẻ” ra nó. Và khi mức độ đô la hóa xuống thấp, tính độc lập và chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam được nâng cao hơn. Ở một góc độ nào đó, đây là một vấn đề mang tính chủ quyền quốc gia, chứ không đơn thuần là một vấn đề kinh tế.
Hoàng Lan
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Bình Phước: Thiếu nữ tử vong dưới bánh xe đầu kéo
- ·Bình Phước: Người phụ nữ bị sát hại lúc sáng sớm
- ·Cảnh giác lừa đảo bằng cắt ghép hình ảnh và nhắn tin tống tiền
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·Nâng cao vai trò của cộng đồng trong phòng, chống ma túy
- ·Phát động cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
- ·Triệt phá tụ điểm đánh bạc dưới hình thức chơi “bầu cua”
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·Khơi dậy mầm thiện
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Tiếp tục xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu EVN
- ·Bình Phước: Bắt đối tượng đánh tài xế taxi sau 1 năm lẩn trốn
- ·CSGT Bình Phước bắt giữ đối tượng phạm tội trên đường bỏ trốn
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Bắt quả tang đối tượng vận chuyển 163kg pháo lậu
- ·Loạt chính sách kinh tế mới hiệu lực từ tháng 2
- ·Đồng Xoài: Khởi tố, bắt tạm giam 9 bị can mua bán, sử dụng ma túy
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ