【kqbd premier league】Hợp tác để nâng cao hiệu quả sản xuất
Mô hình nuôi gà thả vườn của anh Lê Quang Vinh cho thu lãi từ 30-40 triệu đồng/lứa/1.000 con
Thành công từ tổ hợp tác nuôi gà
Tuổi già,ợptaacutecđểnacircngcaohiệuquảsảnxuấkqbd premier league chồng mất sớm, các con đi làm ăn xa nhưng bà Nguyễn Thị Kim Phượng (58 tuổi), ấp Đông Phất vẫn xây dựng được mô hình kinh tế hiệu quả. Bà Phượng cho biết, với diện tích hơn 1 sào đất vườn nên chỉ có chăn nuôi là phù hợp vì ít tốn công sức, thời gian. Những năm trước, bà nuôi heo, gà, vịt nhưng với quy mô nhỏ và không có sự liên kết, hỗ trợ nên hiệu quả chưa cao.
Được Hội Nông dân xã vận động, năm 2020 bà Phượng tham gia Tổ hợp tác nuôi gà thả vườn. Ngoài được vay ưu đãi 40 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện, tham gia tổ hợp tác bà Phượng còn thường xuyên được trao đổi, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc gà chất lượng tốt, hiệu quả cao và đảm bảo vệ sinh môi trường. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, bà Phượng sửa chuồng trại, chọn nuôi 900 con gà nòi Bến Tre mỗi lứa. Sau hơn 4 tháng, đàn gà bán với giá bình quân 90 ngàn đồng/kg và thu lãi khoảng 35 triệu đồng/lứa. Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khoản lãi giảm chỉ còn khoảng 25 triệu đồng/lứa. Dù vậy, đây là khoản lợi nhuận khá so với nhiều mô hình sản xuất khác.
Cũng nhờ tham gia Tổ hợp tác nuôi gà thả vườn và từ nguồn vốn vay ưu đãi 40 triệu đồng, tận dụng 1,2 ha cao su của gia đình, anh Lê Quang Vinh ở ấp Đông Phất mua lưới B40 khoanh thành nhiều khu vực nuôi gà thả vườn. Diện tích đất rộng nên anh nuôi 4 lứa gối đầu, mỗi lứa 1.000 con và sau 4,5 tháng thì bán gà thương phẩm với giá bình quân 90 ngàn đồng/kg. Do nuôi gối đầu nên tháng nào gia đình cũng có gà xuất chuồng, thu lãi từ 30-40 triệu đồng/lứa.
Ngoài nguồn vốn vay, tham gia tổ hợp tác còn được hỗ trợ cách chăm sóc, biện pháp phòng bệnh và vệ sinh chuồng trại. Đặc biệt, nuôi gà thả vườn không tốn nhiều công sức, chủ động được thời gian và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với đi làm công nhân. |
Anh LÊ QUANG VINH, ấp Đông Phất, xã Thanh Bình |
Tổ hợp tác nuôi gà thả vườn xã Thanh Bình thành lập tháng 10-2020 với 5 thành viên, quy mô trên dưới 1.000 con/lứa/hộ, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. “Nhờ được hỗ trợ vốn vay đã tạo điều kiện cho các thành viên đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, để tổ hợp tác phát triển lớn mạnh hơn nữa thì cần nhân rộng, kết nạp thêm nhiều thành viên mới. Đặc biệt, cần được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi” - ông Hạ Minh Hùng, tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi gà thả vườn Thanh Bình đề xuất.
Liên kết mở hướng đi cho cây măng cụt
Ngoài phát triển chăn nuôi, những năm qua do giá mủ cao su, tiêu xuống thấp nên một số nông hộ ở xã Thanh Bình chuyển sang trồng cây ăn trái, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Đến nay, các vườn cây ăn trái đã cho thu nhập khá nhưng do thiếu vốn đầu tư thâm canh nên chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương.
Nhận thấy lợi thế từ cây măng cụt, tháng 4-2021, xã Thanh Bình thành lập Tổ nghề nghiệp trồng cây măng cụt theo hướng hữu cơ gồm 10 thành viên với diện tích 10 ha (khoảng 1.000 cây). Để giúp các thành viên Tổ nghề nghiệp có thêm vốn đầu tư thâm canh, Hội Nông dân xã đã xây dựng, thực hiện dự án vay vốn hỗ trợ nông dân. Từ nguồn vốn 300 triệu đồng do Huyện ủy Hớn Quản vận động doanh nghiệp hỗ trợ, hội nông dân phân bổ cho 5/10 hội viên đang cần vốn chăm sóc, cải tạo vườn cây đạt tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng xu thế thị trường. Ngoài chăm sóc theo hướng hữu cơ thì các thành viên còn cam kết chủ động liên kết trong quá trình sản xuất, thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật, cam kết không bán phá giá và bán cùng thời điểm để nâng cao giá trị sản phẩm.
Măng cụt là cây ăn trái có giá trị kinh tế rất cao, giá bán bình quân khoảng 45 ngàn đồng/kg. Theo ông Phạm Văn Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Bình, vườn cây của các thành viên đã sinh trưởng, phát triển và đều đã cho thu hoạch, vì thế nếu chăm sóc, cải tạo tốt theo hướng hữu cơ thì sau 3 năm nữa sẽ cho năng suất đạt từ 7-8 tấn/ha. Nếu giá bán bình quân 45 ngàn đồng/kg sẽ cho thu nhập 240 triệu đồng/ha/năm sau khi trừ chi phí và tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động. “Nếu thực hiện tốt theo quy trình, dự án chăm sóc, cải tạo cây măng cụt hoàn toàn khả thi, đem lại hiệu quả cao cho các nông hộ. Thành công từ mô hình này, sắp tới huyện sẽ nhân rộng ở các khu vực khác trên địa bàn” - ông Phạm Văn Cường nhận định.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Ngành điện đồng hành cùng Phú Giáo phát triển
- ·Tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
- ·Đối tượng lừa đảo “sa lưới”
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Thêm xung lực phát triển quan hệ Việt Nam
- ·Trao học bổng cho 90 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- ·Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Trung đoàn 719 tổ chức hội nghị quân chính năm 2024
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em
- ·Nỗ lực giữ gìn an ninh trật tự trong khu dân cư
- ·Đối tượng lừa đảo “sa lưới”
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Trao tặng 100 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo
- ·TP.Dĩ An: Thực hiện thí điểm Công an phường kiểu mẫu
- ·“Tăng tốc” hoàn thành mục tiêu năm 2024
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Thị trấn Dầu Tiếng: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn