【bxh braxin】Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản | |
KBNN đã giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt hơn 43% kế hoạch | |
KBNN Đắk Lắk: Phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản | |
Kho bạc Nhà nước: Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt tỷ lệ cao |
KBNN đảm bảo việc kiểm soát thanh toán được chặt chẽ,ăngtốcgiảingânvốnđầutưxâydựngcơbảbxh braxin đúng quy định, các giao dịch thông suốt, liên tục. Ảnh: Thùy Linh. |
Kiểm soát chi chặt chẽ
Theo báo cáo mới nhất từ KBNN, trong công tác kiểm soát chi, tính đến ngày 15/12/2019, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát đạt 846.353 tỷ đồng, bằng 81,2% dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). Thông qua công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, các đơn vị KBNN đã phát hiện 21.985 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 79 tỷ đồng. Dự kiến, vốn thanh toán đến 31/1/2020 mà hệ thống KBNN kiểm soát ước đạt 990.675,2 tỷ đồng, bằng 95% dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng).
Đáng chú ý, đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, tính đến ngày 15/12/2019, lũy kế vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2019 kiểm soát chi qua KBNN giải ngân là 257.455,8 tỷ đồng, đạt 61,8% kế hoạch Chính phủ giao; đạt 60% kế hoạch Quốc hội giao.
Theo KBNN, trong công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản, ngay từ đầu năm, KBNN đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra quy trình nghiệp vụ trong công tác kiểm soát chi để kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện. Toàn hệ thống KBNN cũng đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, quán triệt công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi tuyệt đối không gây sách nhiễu, phiền hà cho đơn vị sử dụng ngân sách, không được để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào tại KBNN mà không rõ lý do. Với trường hợp phát hiện sai phạm của đơn vị (qua các kênh thông tin), KBNN các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng để thu hồi cho ngân sách nhà nước; thực hiện cung cấp thông tin, báo cáo tình hình thu, chi ngân sách nhà nước hàng ngày cho các cấp ủy, chính quyền và cơ quan quản lý tài chính ở Trung ương và địa phương, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành ngân sách của chính quyền các cấp.
Theo ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, KBNN, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1042/CĐ-TTg ngày 21/8/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 và đặc biệt là từ thời điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết số 94/NQ-CP ngày 29/10/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai, thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nên tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư từ tháng 9/2019 đến 1/2020 đã có những chuyển biến khá tích cực. Cụ thể, tổng số vốn đầu tư giải ngân từ tháng 9/2019 đến tháng 1/2020 chiếm tới 47,4% kế hoạch vốn năm 2019 Chính phủ giao; chiếm 53,9% lũy kế vốn giải ngân từ đầu năm đến thời điểm báo cáo.
Không để ách tắc giao dịch
Từ số liệu báo cáo cho thấy, so với kế hoạch 2019 Chính phủ giao, công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chưa đạt được. Theo KBNN, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bên cạnh nguyên nhân khách quan xuất phát từ các quy định của pháp luật hiện hành như vướng mắc về Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu; vướng mắc khách quan trong quá trình thực hiện dự án,… thì nguyên nhân chính hiện nay là do yếu tố chủ quan, nhất là những tồn tại trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện.
Vụ trưởng Vụ Kiếm soát chi cho biết, thực tế cho thấy, việc giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 còn chậm (đặc biệt đối với một số dự án phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020) và chia thành nhiều đợt. Đặc biệt, đối với các dự án ODA, việc giao vốn còn chậm, chưa kịp thời, chia thành nhiều đợt; việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công chậm, nhiều trường hợp dự án đến khi được điều chỉnh thì đã hết thời hạn giải ngân và lại phải xin gia hạn dự án; chủ đầu tư đề nghị thanh toán khối lượng phát sinh chưa được phê duyệt, chậm làm thủ tục ghi thu ghi chi theo quy định…
Ông Trần Mạnh Hà cũng chia sẻ, vướng mắc lớn trong việc giải ngân vốn đầu tư chính là công tác giải phóng mặt bằng. Đây là nút thắt lớn đối với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, chưa kể đến là các dự án liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng có tính đặc thù.
Trong tháng cuối năm 2019, khối lượng công việc phát sinh nhiều, vì vậy, KBNN Trung ương đề nghị KBNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường hơn nữa kỷ luật, kỷ cương của ngành, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ kiểm soát chi, nghiêm cấm công chức kiểm soát chi của KBNN lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư. Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra giám sát về nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư, xử lý nghiêm khắc các hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm soát thanh toán, kiên quyết xử lý nghiêm công chức và người đứng đầu đơn vị để xảy ra vi phạm quy chế, quy trình kiểm soát chi.
KBNN cũng đề nghị các đơn vị thường xuyên theo dõi, cập nhật các chủ trương, chính sách, các văn bản chế độ mới liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN để đảm bảo việc kiểm soát thanh toán được chặt chẽ, đúng quy định, các giao dịch thông suốt, liên tục, không bị ách tắc và đặc biệt không được để bỏ sót công việc trong những tháng cuối năm 2019 và những tháng đầu năm 2020. Đồng thời tích cực phối hợp với các đơn vị sử dụng ngân sách tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Theo KBNN, thời gian tới, toàn hệ thống sẽ tiếp tục nghiên cứu cải cách quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu đơn giản hoá quy trình, giảm bớt các bước trung gian, các đầu mối thực hiện, phù hợp với việc áp dụng công nghệ thông tin, triển khai dịch vụ công điện tử tiến tới hình thành quy trình kiểm soát chi điện tử.
KBNN cũng sẽ triển khai nâng cấp các chương trình ứng dụng tổng hợp báo cáo bổ sung chức năng quản lý tác nghiệp chi tiết các lần tạm ứng, thanh toán, quản lý hợp đồng, quản lý kế hoạch vốn trung hạn làm căn cứ kiểm soát chi và đáp ứng được kịp thời và đảm bảo tính chính xác cao của số liệu báo cáo về tình hình giải ngân vốn đầu tư công của các dự án thuộc các bộ, ngành, địa phương quản lý, góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành ngân sách của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Đặc biệt, KBNN Trung ương sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của KBNN nhằm kết nối, trao đổi thông tin và chia sẻ dữ liệu giữa KBNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương đạt hiệu quả.
Dự kiến lũy kế vốn đầu tư giải ngân đến ngày 31/1/2020 thuộc kế hoạch năm 2019 qua KBNN là 339.690,2 tỷ đồng đạt 88,3% kế hoạch. Cụ thể, nguồn Chính phủ giao giải ngân là 336.549,7 tỷ đồng, đạt 88,4% kế hoạch Chính phủ giao. Trong đó: vốn xây dựng cơ bản giải ngân là 274.902,6 tỷ đồng, đạt 90,3% kế hoạch Chính phủ giao; vốn trái phiếu chính phủ giải ngân là 25.700,2 tỷ đồng, đạt 71,9% kế hoạch Chính phủ giao; vốn chương trình mục tiêu giải ngân là 20.644,6 tỷ đồng, đạt 90,9% kế hoạch Chính phủ giao, chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân là 15.302,3 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch Chính phủ giao. Nguồn thu để lại giải ngân là 3.140,5 tỷ đồng, đạt 81,7% kế hoạch KBNN nhận được. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Vĩnh biệt nữ nhà báo Cuba, người phỏng vấn Bác Hồ trước lúc Người đi xa
- ·Quy định trường hợp đối tượng có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nhưng bỏ trốn
- ·Chủ tịch nước thăm Cuba, dự phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Mỹ
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·6 nguyên tắc thích ứng an toàn với dịch Covid
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Cuba
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Ngăn chặn thông tin xấu độc thực sự khó khăn
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Phát ngôn ấn tượng của Đại tướng Phùng Quang Thanh về an ninh, quốc phòng
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai trương Triển lãm ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil
- ·Bộ Ngoại giao thông tin về 4 người Việt được giải cứu trong thùng xe ở Pháp
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi đối thoại với đại diện AIPA
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Đất của ông Danh, thiếu hay thừa ?
- ·Trước ngày 15/9 sẽ có lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới
- ·Lập đoàn giám sát về huy động, sử dụng nguồn lực chống dịch Covid
- ·Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- ·Thời hiệu yêu cầu thi hành án