会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả u19 pháp】Dự án metro Nhổn!

【kết quả u19 pháp】Dự án metro Nhổn

时间:2025-01-11 21:44:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:911次
Depot Dự ánmetro Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: Ngọc Tân

“Ẩn số” mang tên Hancorp

Cho đến thời điểm ngày 31/7/2022,ựánmetroNhổkết quả u19 pháp Gói thầu CP05 - Các công trình kiến trúc Đề pô (khu trung tâm điền khiển và bảo dưỡng, sửa chữa tàu), Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội) đang là nỗi lo lớn nhất của cả UBND TP. Hà Nội (chủ đầu tư), cũng như Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) trong vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.

Gói thầu CP05 do Hancorp trúng thầu với giá trị hợp đồng gốc là 613,66 tỷ đồng, tương đương 22,24 triệu euro, thời gian thực hiện hợp đồng là 61 tháng (hợp đồng ký ngày 24/10/2012). Sau 10 lần ký phụ lục hợp đồng, thời gian thực hiện Gói thầu được kéo dài đến ngày 11/12/2022, giá trị hợp đồng phình thêm gần 280 tỷ đồng (789,6 tỷ đồng).

Được biết, nội dung công việc chính của Gói thầu CP05 là thực hiện các nhà điều hành tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội (OCC) và các nhà chứa tầu, nhà bảo dưỡng, kỹ thuật điện và các công trình phụ trợ. Dù không quá phức tạp về công nghệ, nhưng nội dung công việc của gói thầu này rất quan trọng, do liên quan trực tiếp đến an toàn vận hành, bảo dưỡng đoàn tàu, hệ thống điện... của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội.

Theo UBND TP. Hà Nội, hiện 6/8 gói thầu (CP01, CP02, CP04, CP07, CP08, CP09) liên quan đến đoạn tuyến đi trên cao vẫn đảm bảo tiến độ, ngoại trừ 2/8 gói thầu CP05, CP06 đang bị chậm từ 2 đến 6 tháng (theo tiến độ điều chỉnh), đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu đưa vào vận hành đoạn tuyến trên cao dài 8,5 km vào cuối tháng 12/2022. Trong số này, Gói thầu CP06 có nhiệm vụ cung cấp, lắp đặt thiết bị Đề pô, hệ thống thông tin tín hiệu bị ảnh hưởng dây chuyền do sự hụt hơi của Gói thầu CP05.

Cụ thể, tại thời điểm ngày 31/7/2022, Gói thầu CP05 đã đạt khoảng 77% giá trị hợp đồng, trong đó cơ bản hoàn tất các hạng mục thi công kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép của nhà điều hành và các tòa nhà phục vụ vận hành, bảo trì khác. Nhưng tiến độ thi công phần cơ điện (MEDF) - yếu tố được coi là “linh hồn” giúp vận hành đề pô tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội lại triển khai rất chậm.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, Hancorp mới chỉ nhập vật tư để thi công cơ điện nhà OCC (đạt khoảng 75%) và một số hạng mục cơ điện của các nhà 21A, 21B - 22 - 24, 23 - 27. Trong khi đó, phần cơ điện còn lại của đại đa số các tòa nhà còn lại chưa được động đến do Hancorp chưa đặt hàng và huy động vật tư, thiết bị về công trường.

Đặc biệt, trong các tháng gần đây, chủ đầu tư không ghi nhận các tiến triển đáng kể tại Gói thầu CP05. Trước đó, cuối tháng 5/2022, Hancorp đã đệ trình kế hoạch khắc phục, nhưng chưa hoàn thành đầy đủ, thiếu một số thông tin cơ sở, giải pháp khắc phục cụ thể, trong đó có mốc bàn giao chi tiết cho Gói thầu CP06 và CP09 đều bị chậm, chưa đáp ứng được tiến độ mục tiêu, nên chưa đủ điều kiện phê duyệt.

Nhà thầuvẫn đang phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện theo các yêu cầu/nhận xét của ban quản lý dự án và tư vấn. Dự kiến, kế hoạch khắc phục này nhanh nhất cũng phải cuối tháng 8/2022 mới có thể phê duyệt”, ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội thông tin.

Theo Bộ GTVT, trong suốt thời gian qua, bất chấp sự đốc thúc rốt ráo của UBND TP. Hà Nội và Bộ Xây dựng, tiến độ thực hiện Gói thầu CP05 không có nhiều cải thiện. Trong khi đó, sự chậm trễ về tiến độ của Gói thầu CP05 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu hoàn thành đoạn trên cao của Dự án và ảnh hưởng dây chuyền đến các gói thầu thiết bị (CP6, 7, 8 và 9). Một số nhà thầu đã chính thức khiếu nại lên chủ đầu tư, đòi bồi thường cho những thiệt hại do Gói thầu CP05 gây ra.

Trong công thư gửi Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2022, 4 nhà tài trợ quốc tế cho Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội đã phản ánh khá gay gắt tiến độ triển khai Gói thầu CP05. Các nhà tài trợ cho rằng, trong suốt 2 năm qua, Hancorp đã ngừng huy động nhân lực trên công trường do các vấn đề về hợp đồng.

“Có vẻ như Hancorp không thể hoặc không sẵn sàng bố trí các nguồn lực cần thiết để hoàn thành hợp đồng đã ký. Trong khi đó, nếu không hoàn thành khu đề pô, các gói thầu về điện, thiết bị phòng điều khiển và hệ thống giám sát (Gói thầu CP6, CP07, CP08, CP09) sẽ không thể thực hiện được. Điều này có thể khiến nhiều hạng mục quan trọng khác bị kéo dài, gây ra những hậu quả tài chínhvượt quá cam kết tài trợ vốn đang dành cho Dự án”, đại diện 4 nhà tài trợ vốn lo ngại.

Kích hoạt phương án dự phòng

Đại diện Hancorp cho biết, hợp đồng Gói thầu CP05 tuy được ký từ năm 2012 và theo kế hoạch, sau 13 tháng, các dữ liệu liên quan đến máy móc, thiết bị phải được chủ đầu tư cung cấp cho nhà thầu để tích hợp vào bản thiết kế thi công. Tuy nhiên, phải đến năm 2017 (trễ hơn 4 năm so với kế hoạch), chủ đầu tư mới lựa chọn xong các nhà thầu thiết bị và đến tháng 3/2020, các dữ liệu phục vụ thiết kế mới được cung cấp tương đối đầy đủ cho Hancorp.

Bên cạnh đó, đến tháng 12/2021, Dự án mới phê duyệt chính thức điều chỉnh hệ thống phòng cháy chữa cháy; đến tháng 4/2022 phê duyệt hệ thống điều khiển tòa nhà. Việc kéo dài thời gian và điều chỉnh thiết kế làm phát sinh chi phí liên quan, trong đó chỉ tính riêng giá trị phần cơ điện lúc đầu là 136 tỷ đồng, nhưng sau phát sinh lên gấp 3 lần và còn rất nhiều chi phí phát sinh chưa được duyệt. Nhà thầu hiện vẫn phải ứng tiền rất nhiều để chủ động thi công.

Theo một lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng (Bộ GTVT), tài chính có lẽ là lực cản lớn nhất của Hancorp tại Gói thầu CP05, khi hầu hết đơn giá mua sắm các thiết bị đều được lập cách đây gần 10 năm, trong khi bản thân nhà thầu trong nước này cũng không quá dư dật để bù vào những khoản chi phí chênh giữa giá bỏ thầu và giá thực tế.

Mặc dù thừa nhận những khó khăn của Hancorp, nhưng UBND TP. Hà Nội cho rằng, Gói thầu CP05 bị trễ 59 tháng so với hợp đồng gốc còn do bộ máy điều hành của nhà thầu này không có đủ nhân lực chất lượng để triển khai công việc. Sự thiếu hụt về năng lực, kinh nghiệm thể hiện rõ nhất ở bộ phận lập kế hoạch, thiết kế hạng mục cơ điện và công tác điều phối, quản lý chất lượng thiết kế của nhà thầu.

“Quá trình triển khai thiết kết thi công MEPF mất quá nhiều thời gian (2 năm) khi nhà thầu thiết kế tòa nhà đầu tiên vào giữa năm 2019, đến tháng 4/2021 mới phê duyệt MEDF tòa nhà cuối cùng. Sau khi có thiết kế, nhà thầu cũng không huy động đủ vật tư, nhân lực để thi công các hạng mục tòa nhà như cam kết”, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đánh giá.

Được biết, trong Báo cáo tình hình triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT vào tháng 8/2022, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chỉ đạo Hancorp nghiêm túc thực hiện cam kết khắc phục chậm trễ, đảm bảo mục tiêu hoàn thành đoạn trên cao vào tháng 12/2022. Trong đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu đơn vị do nguyên nhân chủ quan, chưa nỗ lực cố gắng gây chậm trễ tiến độ.

Tại cuộc kiểm tra hiện trường Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội ngày 7/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Hancorp phải huy động tối đa nhân lực, thiết bị, lên kế hoạch từng ngày, xác định mốc tiến độ từng hạng mục. “Hiện nguồn vốn đã được bố trí đủ, nên không có lý do để chậm tiến độ, nhà thầu phải tranh thủ thi công “3 ca, 4 kíp”. Ban Quản lý phải giao ban hằng tuần xem vướng mắc gì, giải pháp khắc phục thế nào, thẩm quyền của ai. Việc các bên tiến hành giao ban hằng tuần mà tiến độ vẫn chậm 6 tháng là không được”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Được biết, trước tình hình chậm trễ của Gói thầu CP05 và nguy cơ tiếp tục chậm trễ,   giảm thiểu sự ảnh hưởng và lệ thuộc vào tiến độ Gói thầu CP05, chủ đầu tư đang xem xét làm việc với các nhà thầu để tập trung thiết lập nhà điều hành OCC tạm thời tại nhà ga S02 (phương án B) nhằm đảm bảo hoàn thành, vận hành đoạn trên cao vào cuối năm 2022.

“Việc kích hoạt phương án dự phòng vào lúc này là cần thiết để kịp khai thác đoạn tuyến trên cao vào cuối năm 2022, bởi quỹ thời gian để Hancorp xoay chuyển tình hình chỉ còn khoảng 5 tháng, trong khi khối lượng công việc còn lại tại Gói thầu CP05 là rất lớn”, vị lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng (Bộ GTVT) nhận định.

Thông tin Dự án

Được UBND TP. Hà Nội phê duyệt vào năm 2009; được phê duyệt điều chỉnh tiến độ và nguồn vốn vào các năm 2013, 2019.

Tuyến chạy trên đường dành riêng với tổng chiều dài chính tuyến là 12,5 km (gồm 8,5 km đoạn đi trên cao và khoảng 4 km đoạn đi ngầm).

Tổng mức đầu tư Dự án là 32.910 tỷ đồng (khoảng 1.176 triệu EUR).

Thời gian thực hiện 2009 - 2022, trong đó đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào tháng 12/2022.

Tình hình giải ngân: lũy kế từ đầu Dự án đến hết năm 2015: 2.154 tỷ đồng; lũy kế giải ngân trong giai đoạn 2016 - 2020: 12.376 tỷ đồng; lũy kế giải ngân kế hoạch vốn năm 2021: 1.900 tỷ đồng; lũy kế giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 đến 31/7/2022: 568 tỷ đồng.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
  • Danh sách chính thức những người ứng cử Ðại biểu HĐND tỉnh Cà Mau khoá X nhiệm kỳ 2021
  • Viết tiếp truyền thống vẻ vang
  • Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng được 350.000 căn hộ cho công nhân lao động
  • Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
  • ĐBSCL: Giá lúa gạo tăng bất ngờ
  • Đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp
  • Những phụ nữ làm kinh tế giỏi ở Phú Riềng